Chính sách quản lý và bảo vệ đất lúa của địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý và hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 2012 (Trang 82 - 86)

Chương 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

3.4. Tình hình quản lý đất trồng lúa giai đoạn 2008 - 2012

3.4.3. Chính sách quản lý và bảo vệ đất lúa của địa phương

* Mặt mạn :

- Về việc chuyển mục đích sử dụng đất: Từ khi Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 11/5/2013 được ban hành huyện Phú Lương đã có văn bản chỉ đạo tới các xã, thị trấn, theo đó:

+ Việc chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào trồng cây hàng năm phải phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương và không ảnh hưởng tới mục đích trồng lúa sau này.

+ Chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào trồng cây lâu năm, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng (trước đây thuộc trường hợp đăng ky chuyển mục đích).

+ Thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước: Trường hợp chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì phải trình Ủy ban nhân dân các tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép trước khi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất.

- Các chính sách hỗ trợ, bảo vệ đất lúa:

+ Tập trung đầu tư xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, trong đó ưu tiên đầu tư thuỷ lợi; giao thông nông thôn; kiên cố hoá kênh mương (bao gồm cả hỗ trợ đầu tư thuỷ lợi, giao thông nội đồng); hạ tầng làng nghề ở nông thôn; hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và các nội dung đầu tư khác liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

+ Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông giúp các hộ và tổ chức tiếp cận các dịch vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức và áp dụng vào kế hoạch đã được xác định để phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn trên địa bàn xã.

+ Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất mới có hiệu quả và ngành nghề nông thôn, bao gồm: Hỗ trợ giống lúa, phân bón, thuốc phòng trị sâu bệnh, máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, vật tư khác.

+ Từ năm 2013 hỗ trợ người sản xuất lúa dựa trên kết quả khảo sát, thống kê thực tế. Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; Hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác.

Người sản xuất lúa sử dụng kinh phí được hỗ trợ để phát triển sản xuất lúa có hiệu quả (ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất mới; đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật;…) nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa, góp phần xây dựng nông thôn mới.

+ Trường hợp người sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật như sau:

Đối với diện tích gieo cấy trong phạm vi 45 ngày bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.500.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 1.750.000 đồng/ha.

Đối với diện tích gieo cấy trên 45 ngày bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 3.500.000 đồng/ha.

Số liệu hỗ trợ người sử dụng đất lúa trong năm 2013 được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 3.18. Số liệu hỗ trợ người sử dụng đất trồng lúa năm 2013

STT Họ và tên Số hộ

Hỗ trợ đối với đất chuyên trồng lúa nước

(50đ/m2)

Hỗ trợ đối với đất lúa khác (10đ/m2)

Diện tích (Ha)

Số tiền hỗ trợ (nghìn

đồng)

Diện tích (Ha)

Số tiền hỗ trợ (nghìn

đồng) 1 Toàn huyện 14900 2696,02 1358717,15 549,10 54863,00 2 Xã Phấn Mễ 2170 419,94 209967,63 38,46 3845,88 3 Xã Sơn Cẩm 1072 185,25 92625,85 92,34 9233,55 4 Xã Tức Tranh 600 76,59 38297,25 22,63 2255,97

* Mặt ếu:

- Trong giai đoạn trước năm 2012 chưa có chính sách, biện pháp hạn chế việc chuyển mục đích từ đất trồng lúa sang đất khác làm giảm đáng kể diện tích đất lúa. Công tác quản lý đất đai tại cơ sở còn lỏng lẻo, thiếu kiên quyết.

- Việc giám sát người dân trong quá trình chuyển mục đích chưa chặt chẽ, cụ thể:

+ Theo quy định khi đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất lúa khác sang đất trồng cây hàng năm khác phải đảm bảo không làm biến dạng mặt bằng, không làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học của đất để khi cần thiết vẫn gieo trồng lúa được. Tuy nhiên, sau khi cho phép người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng không có biện pháp giám sát, theo dõi dẫn đến tình trạng người dân lách luật chuyển từ đất lúa sang đất mầu sau đó tiếp tục chuyển mục đích từ đất màu sang đất khác.

+ Theo quy định tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải có phương án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng sang đất khác. Tuy nhiên, chưa có trường hợp nào trên địa bàn huyện Phú lương thực hiện được quy định này.

- Chưa trú trọng việc hướng dẫn, khuyến khích người nông dân đầu tư, cải tạo đất, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa. Chưa hướng dẫn kỹ thuật để vừa cho năng suất cao mà không làm giảm tính chất đất do việc sử dụng phấn bón, biến pháp canh tác, thuốc trừ sâu chưa hợp lý.

- Chưa có chương trình hướng dẫn người nông dân sản xuất tập trung, đạt tiêu chuẩn, thu mua sản phẩm nông nghiệp mà phần lớn người nông dân trên địa bàn đều sản xuất theo tập quán lạc hâu, quy mô nhỏ lẻ nên năng xuất và giá thành thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, không đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý và hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 2012 (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)