Quan niệm về danh từ

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ người trong tiếng lào đối chiếu với tiếng việt (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3. Khái quát về từ loại danh từ

1.3.1. Quan niệm về danh từ

Danh từ là lớp từ có ý nghĩa phạm trù sự vật, biểu thị những đơn vị có thể nhận thức được trên cơ sở tồn tại của chúng dưới hình thức những hiện tượng tự nhiên và xã hội hoặc trong sự suy nghĩ của con người. Danh từ là từ thực có ý nghĩa thực thể, có khả năng làm trung tâm. Từ loại danh từ là một lớp từ lớn và đa dạng về ý nghĩa, về khả năng kết hợp và công dựng thực tiễn nên thường được phân chia thành các lớp nhỏ theo những bình diện khác nhau, thích hợp ở từng bước phân loại. Nhìn chung, khi phân loại danh từ gồm những loại sau:

1.3.1.1. Danh từ riêng

+ Ý nghĩa: Định danh và dùng để gọi người, sự vật riêng.

Vd: tên người: Võ Nguyên Giáp, tên đất: Đà Nẵng, tên hành chính: Trường Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

1.3.1.2. Danh từ chung A. Danh từ tổng hợp:

+ Ý nghĩa: Thường chỉ gộp nhiều sự vật gần nhau hoặc giống nhau một số đặc điểm nào đó.

- Gần nhau: cha con, sách vở, vợ chồng, chim chuột, nhà cửa, mẹ con...

- Giống nhau: làng xóm, chim chóc, tre pheo, phố xá, thuyền bè, chó má...

B. Danh từ không tổng hợp:

1) Danh từ chỉ loại:

Danh từ chỉ loại thường xác định ý nghĩa cá thể, chủng loại như: con, cái, cục, cây, chiếc...Chúng thường đứng trước danh từ chung để loại biệt hóa, cá thể hóa những danh từ đó:

Cái, chiếc: danh từ chỉ sự vật ở phương diện tĩnh: Khi chiếc lá xa cành/ Lá không còn màu xanh. Cái máy tính này còn mới.

Con: danh từ chỉ động vật và sự vật có tính vận động: Con cò mà đi ăn đêm. Con sông Hàn chảy trong lòng thành phố Đà Nẵng.

Bức, tấm: danh từ chỉ sự vật có bề mặt phẳng và mỏng: bức ảnh, tấm ảnh, tấm lịch, tấm thảm, bức thảm, bức tranh…; có trường hợp có thể có hình khối: bức tường, tấm ván.

Hòn: danh từ chỉ sự vật có độ dày, hình dạng thường tròn, không cố định: hòn đá, hòn bi, hòn đất, hòn núi. Hòn đất mà biết nói năng/ Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn.

Cuốn, quyển: danh từ chỉ sự vật có độ dày mỏng liên quan đến tri thức, nghệ thuật:

quyển vở, cuốn sách, cuốn lịch…

2) Danh từ không chỉ loại:

+ Danh từ chỉ đơn vị: thường biểu thị ý nghĩa đo lường, tính toán của sự vật, chúng có 2 nhóm:

- Nhóm danh từ đơn vị đại lượng:

Diệp Quang Ban gọi là danh từ đơn vị đại lượng khoa học:

Đơn vị chiều dài: mét, ki lô mét

Đơn vị trọng lượng: ki lô gam (cân), yến, tạ, tấn Đơn vị diện tích: mẫu, sào, thước

Danh từ đơn vị đại lượng dân gian: thùng (thóc), bát (cơm), thìa (đường), mâm (cỗ), bó (lúa), ngụm (nước), sải (dây)…

- Loại danh từ chỉ đơn vị rời, có 2 nhóm:

Nhóm danh từ chỉ loài vật có ý nghĩa đơn vị rời: cái, cây, con, người, cục, hòn, viên, tấm, bức, quyển, trận…

Nhóm danh từ chỉ loài vật có ý nghĩa đơn vị tập thể: bộ (quần áo), đàn (trâu bò), bọn (trẻ con), mớ (rau), lũ (thanh niên), tụi (trẻ con)… Nhóm này chỉ đơn vị không chính xác.

- Khả năng kết hợp:

+ Danh từ chỉ chất liệu:

-Ý nghĩa: thường chỉ nguyên liệu để chế biến, kết hợp tạo ra các chất khác: thịt, muối, xi măng, dầu, mỡ, nước mắm...

+ Danh từ chỉ người:

-Ý nghĩa: Chỉ quan hệ thân thuộc: ông, bà, cha, mẹ, cô, bác, cậu, dì, anh, em…;

chỉ nghề nghiệp: giáo viên, học sinh, sinh viên, thầy giáo...

+ Danh từ chỉ động thực vật:

-Ý nghĩa: thường chỉ các loài vật: động vật và thực vật: cá, trâu, bò, rau, cây...

+ Danh từ chỉ đồ đạc:

-Ý nghĩa: thường chỉ các đồ đạc, vật dụng của người: bàn, ghế, giường, tủ....

+ Danh từ chỉ trừu tượng:

-Ý nghĩa: thường chỉ những khái niệm trừu tượng, phi vật thể như tình yêu, tư duy, tín ngưỡng, tôn giáo...

+ Danh từ chỉ thời gian và không gian:

- Danh từ chỉ thời gian: dạo, khi, hồi, lúc, nãy, ngày, đêm, năm…

- Danh từ chỉ không gian: chỗ, nơi, chốn, phía, bên, hướng, phương…

+ Danh từ chỉ màu sắc, mùi vị, âm thanh: màu, sắc, mùi, vị, tiếng, giọng, âm, thanh…

+ Danh từ chỉ đơn vị hành chính: xứ, vùng, tỉnh, huyện, xã, làng, thôn, ấp, phường, quận, thị, ban…

+ Danh từ chỉ nghề nghiệp: nghề, nông, ngư, lâm, thủ công, thương, buôn, bán, chài lưới…

+ Danh từ chỉ sự việc: việc, lần, lượt, phen, chuyến, trận, đợt…[16]

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ người trong tiếng lào đối chiếu với tiếng việt (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)