CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ CHỈ NGƯỜI TRONG TIẾNG LÀO VÀ TIẾNG VIỆT
2.2. Từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Lào và tiếng Việt
2.2.1. Thống kê phân loại
Xưng hô thân tộc là hình thức xưng hô sử dụng các danh từ chỉ người trong gia đình và dòng họ để giao tiếp giữa người với ngườ và đây cũng là hình thức xưng hô căn bản trong xã hội Việt Nam hiện nay. Xưng hô là hình thức giao tiếp cơ bản, phản ánh những mối quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội. Xưng hô thân tộc là hình thức xưng hô sử dụng các danh từ chỉ người trong gia đình và dòng họ để giao tiếp giữa người với người và đây cũng là hình thức xưng hô căn bản xã hội Việt Nam hiện nay. Việc tìm hiểu về nguồn gốc của cách thức xưng hô này sẽ cho thấy sự khác biệt so với cách thức xưng hô phi thân tộc của nhiều dân tộc khác trên t hế giới. Điểm đầu tiên dễ nhận thấy trong tiếng Việt là không có các đại từ nhân xưng gốc Việt như trong tiếng Anh hay tiếng Hán. Một ví dụ của điều này là đại từ nhân xưng tôi có nguồn gốc từ Quảng Đông là tseoi. Trong sự hình thành ngôn ngữ, các đại từ nhân xưng có vai trò quan trọng, đó là xác định cá nhân trong một tập thể, phân biệt cá nhân này với cá nhân khác. Các đại từ chỉ ngôi thứ nhất và thứ hai là I và you trong tiếng Anh, je và tu trong tiếng Pháp hay ngã và nhĩ trong tiếng Hán Việt là những ví dụ của điều này. Việc người Việt phải vay mượn đại từ nhân xưng từ một ngôn ngữ khác hay dùng danh từ thân tộc để xưng hô phải thể hiện một cấu trúc xã hội khác với cấu trúc xã hội tạo nêb bởi hệ thống đại từ nhân xưng độc lập ở các quốc gia khác như Trung Quốc hay Anh. Cấu trúc xã hội này có xu hướng không nhìn nhận các cá nhân một cách đôc lập mà thay vào đó chỉ nhìn nhận các cá nhân trong các mối quan hệ, tức là có liên quan và phụ thuộc nhất định vào những người khác.
Bảng 2.5. Thống kế các từ thân tộc quan hệ dòng họ, trong tiếng Lào và tiếng Việt.
STT Trong tiếng Lào Trong tiếng Việt
1 ທວດ (Thuột - bố và mẹ của ông bà) Cụ, cố - bố và mẹ của ông bà nội
2 ປ ົ່ (pù ) Ông nội - bố của cha
3 ຍົ່າ (Nhà) Bà nội – mẹ của cha
4 ພ ົ່ ເຖ ີ້ າ (Phò thậu) Ông ngoại – bố của mẹ 5 ແມົ່ເຖ ີ້ າ (Mè thậu) Bà ngoại
6 Bố – bố của con cái
7 ພ ົ່ (Phò) Ba -bố của con cái
8 Cha -bố của con cái
9
ແມົ່ (Mè )
Mẹ -mẹ của con cái
10 Má-mẹ của con cái
11 Mạ-mẹ của con cái
12 U-mẹ của con cái
13 ລ ກເຕ ີ້ າ (Lục tậu) Con cái -con cái của bố mẹ
114 ລ ກຊາຍ (Lục sai) Con trai
15 ລ ກສາວ (Lục sảo) Con gái
16 ຜ ວ (phúa) Chồng
17 ເມຍ (mia) Vợ
18
ອີ້ານກ ກ (Aị cốc)
con trai đầu
19 Anh cả
20 Anh hai
21 ເອື ີ້ ອຍ (Ưởi) con gái đầu
22 Chị cả
23 Chị hai
24 ນີ້ອງຊາຍ (Nọng sai ) Em trai
25 ນີ້ອງສາວ (Nọng sảo) Em gai
26 ລ ກຫ ີ້ າ (Lục lạ) Con út 27
ລ ງ (lung)
Bác anh trai của bố
28 Anh trai mẹ
29 Chồng chị của bố
30 Chồng chị của mẹ
31
ປີ້າ (Pạ)
Dì, bác gái -chị gái của mẹ
32 Cô -chị gái của bố
33 Thím-vợ anh của bố
34 Mợ-vợ anh của mẹ
35 ອາວ (Ao ) Chú- em trai của bố
36 Dượng-chồng em gái của bố
37 Cô-em gái của bố
38 ອາ ( A) Thím -vợ em trai của bố 39 ນີ້າບົ່າວ (Nạ bào ) Cậu-em trai của mẹ
40 Dượng-chồng em gái của mẹ
41 ນີ້າສາວ ( Nạ sảo) Dì-em gái của mẹ
42 Mơ -vợ em trai của mẹ
43 ອີ້າຍ,ເອື ີ້ ອຍລ ກພ ົ່ ນີ້ອງ (Ại, Ượi, lục
phì nọng) Anh họ, chị họ-con của họ hàng 44 ຫ ານຊາຍ (Lán sai) Cháu trai, con trai của anh,chị,em,
ruột
45 ຫ ານສາວ (Lán sảo ) Cháu gái,con gái của anh, chị,em, ruột
46 ເຫ ັ ນ (Lến ) Con của con
47 ຫ ີ້ ອນ ( Lọn ) Chắt,con của lến
48 ເມຍ ( Mia ) Vợ - Phụ nữ đã kết hôn gọi là vợ
49 ຜ ວ ( Phúa ) Chồng – Đàn ông đã kết hôn gọi là
chồng
50 ໄພີ້ (Phảy) Dâu – Vợ của con trai
51 ເຂ ຍ (Khởi) Rể - Chồng của con gái
Tổng 32 51
2.2.1.1. Danh từ thân tộc ngôi thứ nhất
Với từ xưng hô là danh từ thân tộc đã có nhiều bài nghiên cứu đề cập đến.
Trong luận án tiến sĩ “Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc trong giao tiếp tiếng Việt”, tác giả Trương Thị Diễm viết vào năm 2002 đã cho thấy các từ chỉ quan hệ thân tộc vừa có chức năng miêu tả vừa có chức năng xưng hô. Trong đó, từ xưng hô có nguồn gốc là danh từ thân tộc của tiếng Việt cũng góp phần vào vốn tiếng Việt. Trong tiếng Việt có các danh từ thân tộc như sau:
Kỵ - bố và mẹ của cụ, Cụ - bố và mẹ của ông bà, Ông – bố của cha mẹ, Bà – mẹ của cha mẹ, Cha – bố của con cái, Mẹ - mẹ của con cái, Bác - Anh trai của bố, Chú – Em trai của bố, Cô - Em gái của bố, Cậu - Em trai của mẹ, Dì - Em gái của mẹ, Thím
– Vợ của bác, Mợ - Vợ của cậu, Dượng – Chồng của cô, Anh – Anh trai của các em, Chị - Chị gái của các em, Em – emtrai;em gái của anh chị, Con – con cái của bố mẹ, Cháu – con của con, Chắt – cháu của con, Chút – cháu của chắt,Vợ - Phụ nữ đã kết hôn gọi là vợ, Chồng – Đàn ông đã kết hôn gọi là chồng, Dâu – Vợ của con trai Rể - Chồng của con gái.
2.2.1.2. Danh từ thân tộc ngôi thứ hai
Danh từ thân tộc ngôi thứ hai cũng giống như ngôi thứ nhất, chỉ khác biệt về vai giao tiếp và xưng hô. Nếu như ngôi thứ nhất là người xưng thì ngôi thứ hai là người hô (gọi). Cũng như ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai số nhiều thêm các từ “các” và “chúng” kết hợp với từ thân tộc để tự xưng theo ngôi thứ: các bà, các chị, chúng cháu, chúng con….Ngôi thứ hai chỉ người đang giao tiếp cùng bạn gồm có: số ít: bạn, cậu, mày, mi;
số nhiều: chúng mày, bọn mi, các cậu, các bạn …
Tùy vào ngữ cảnh để dùng đại từ xưng hô phù hợp. Với các đại từ xưng hô là
“bạn”, “cậu” được dùng trong các trường hợp người được gọi là bạn bè thân thiết hoặc cùng độ tuổi với người xưng hô. Khi cuộc trò chuyện giữa những người được gặp lần đầu thì đại từ xưng hô theo ngôi thứ hai với từ xưng hô “bạn”, “cậu” được dùng thể hiện lịch sự và tôn trọng lẫn nhau. Học sinh ở Việt Nam thường gọi nhau bằng đại từ xưng hô này để thay cho gọi tên của đối tượng nói đến, thể hiện sự thân thiết. Từ “cậu” được sử dụng thông dụng ở miền Bắc của Việt Nam, đi kèm với đại từ xưng hô trên là từ “tớ”.
Người xưng hô sẽ xưng “tớ” khi gọi đối tượng được xưng là “cậu” trong cuộc hội thoại.
Còn với từ “bạn” thì người xưng sẽ dùng từ “bạn” hoặc “mình” để xưng hô. Cách xưng hô này được dùng khi cuộc hội thoại chỉ có hai người đang giao tiếp cùng nhau. Đại từ xưng hô “các bạn”, “các cậu”, … được dùng khi người xưng hô gọi một lúc nhiều người trong cuộc hội thoại. Vì từ “các” là từ chỉ lượng một cách ước chừng của sự vật, con người.
Đại từ xưng hô là “bạn”, “cậu” trong tiếng Lào được dùng trong các trường hợp người được gọi là bạn bè thân thiết hoặc cùng độ tuổi với người xưng hô. Xưng hô với các từ trên tạo cảm giác lịch sự và thân thiết, tôn trọng lẫn nhau. Giống như học sinh ở Việt Nam thì học sinh ở Lào thường gọi nhau bằng đại từ xưng hô này để thay cho gọi tên của đối tượng nói đến, thể hiện sự thân thiết. Từ “bạn” người xưng sẽ dùng từ “bạn”
hoặc “mình” để xưng hô. Cách xưng hô này được dùng khi cuộc hội thoại chỉ có hai
người đang giao tiếp cùng nhau. Đại từ “bạn” là đại từ xưng hô thông dụng để chỉ tình bạn giữa con người, nó được dùng nhiều hơn so với từ “cậu”. Điều này có thể một phần do ảnh hưởng từ người Việt của đất bạn Lào.
2.2.1.3. Danh từ thân tộc ngôi thứ ba
Ngôi thứ ba, khi nhắc đến trong giao tiếp thì dùng danh từ thân tộc kết hợp với
“ấy”: ông ấy, bà ấy, cô ấy, chị ấy, dì ấy….Đây là ngôi chỉ những người không tham gia giao tiếp nhưng được nhắc đến trong cuộc giao tiếp, số ít gồm: nó, hắn ta, hắn, gã ấy, cậu ấy, bạn ấy, y thị, bả, cổ; số nhiều: bọn họ, họ, chúng nó, các bạn ấy, lũ ấy.
Từ “gã ấy” không mang tính lịch sự. Bởi vì từ “gã” vốn dĩ là gọi tên đối tượng với hàm ý chê bai, mĩa mai và không có sự tôn trọng. Ngược lại, khi gọi tên đối tượng dùng để nhấn mạnh câu nói hoặc mang hàm ý mĩa mai thì có các từ: hắn, cậu ta, thằng, tên kia.
Những trường hợp được xưng hô theo ngôi thứ ba thì người được nhắc đến có hoặc không có mặt trong cuộc hội thoại. Trường hợp có mặt thì họ được gọi tên một cách gián tiếp thông qua người nói, từ xưng hô đó thay cho tên gọi và người nghe hiểu người nói đang muốn nói đến ai. Đặc biệt với từ “thị” dùng để chỉ người con gái. Tuy nhiên, từ này được dùng vào thời xưa, khi người con gái không có tên tuổi thì được mọi người gọi là “thị”. Đây là cách gọi tuy không lịch sự nhưng cũng không phải là mĩa mai, chê bai. Họ được xem là tầng lớp thấp bé nhất trong xã hội, ngay cả tên cũng không có. Như trong tác phẩm “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân thì nhân vật “thị” vợ của anh Tràng là người không có tên tuổi. Chị được mọi người gọi là “thị” chỉ người con gái, người đàn bà. Đối với ngôi thứ ba thì ta có những từ xưng hô như: nó, chúng nó, họ, bọn họ, bọn chúng. Những từ xưng hô này được dùng để chỉ chung cho hai giới, hay nói cách khác là không hề phân biệt giới tính trai hay gái khi dùng. Với từ “nó”, “hắn” thì chỉ số ít (một người), với từ xưng hô “chúng nó”, “bọn chúng”, “bọn nó” là đại từ xưng hô chỉ số nhiều. Các đại từ này thường được dùng cho một nhóm người mà khi được chủ thể nhắc đến thì số lượng người được nhắc là 2 hoặc hơn 2 người.
Với cách xưng hô có nét tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Lào, thì đại từ nhân xưng ngôi tứ ba của tiếng Lào cũng như tiếng Việt. Đại từ này dùng để chỉ những ngườikhông tham gia giao tiếp nhưng được nhắc đến trong cuộc giao tiếp.
Trong tiếng Lào đại từ nhân xưng theo ngôi thứ ba số ít có các từ: ລາວ / ເພິົ່ ນ[lao, phờn], ມັນ [măn]. Từ : ລາວ [lao] tiếng Việt là “hắn”, từ : ມັນ [măn] tiếng Việt là
“nó”.Từ “nó” thường là được sử dụng trong trường hợp người được nhắc đến nhỏ tuổi hơn (người trẻ). Ví dụ: Nó đi chơi với ai ? Ngôi thứ ba số nhiều có: từ : ພວກມັນ [phuộc măn], tiếng Việt là “chúng nó”, từ : ພວກເຂ າ [phuộc kháu] tiếng Việt là chúng họ.
Tiếng Lào có từ “gã ấy” là không mang tính lịch sự. Có lẽ có từ này vì một phần do trường hợp gọi tên đối tượng không cần có sự coi trọng giống như ở tiếng Việt.
Bởi vì từ “gã” vốn dĩ là gọi tên đối tượng với hàm ý chê bai, mĩa mai và không có sự tôn trọng. Ngoài từ “gã” khi gọi tên đối tượng dùng để nhấn mạnh câu nói hoặc mang hàm ý mĩa mai thì có các từ: hắn, anh ta, cậu ta, thằng, tên kia. Giống các đại từ nhân xưng của tiếng Việt. Trong tiếng Lào có từ “ບັກ” [Bắc], “ມັນ” [măn].
Đối với ngôi thứ ba thì ta có những từ xưng hô như: nó, chúng nó, họ, bọn họ, bọn chúng. Những từ xưng hô này được dùng để chỉ chung cho hai giới, hay nói cách khác là không hề phân biệt giới tính trai hay gái khi dùng. Với từ “nó”, “hắn” thì chỉ số ít (một người), với từ xưng hô “chúng nó”, “bọn chúng”, “bọn nó” là đại từ xưng hô chỉ số nhiều. Các đại từ này thường được dùng cho một nhóm người mà khi được chủ thể nhắc đến thì số lượng người được nhắc là 2 hoặc hơn 2 người. Trong tiếng Lào thì được dùng bằng các từ: ພວກເຂ າ, ພວກເພ ົ່ ນ [puộc kháu, puộc pần] (chúnghọ), ພວກມັນ [puộc măn] (chúng nó).