Danh từ chỉ người

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ người trong tiếng lào đối chiếu với tiếng việt (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3. Khái quát về từ loại danh từ

1.3.2. Danh từ chỉ người

Trong tiếng Việt, danh từ là từ loại chiếm số lượng lớn, đảm nhiệm nhiều vị trí trung tâm trong câu. Khi nghiên cứu về từ loại danh từ có thể dễ dàng nhận thấy nhóm từ loại danh từ chỉ người là nhóm từ loại phong phú và khá thú vị. Ở tiếng Việt, danh từ chỉ người bao gồm nhiều tiểu nhóm, mỗi loại mang một đặc trưng riêng, tạo nên sự đa dạng trong giao tiếp.

1.3.2.1. Nhóm danh từ dùng thân tộc và các quan hệ liên quan

Nhóm này để gọi tên những người trong gia đình, có quan hệ thân mật, gần gũi ( hay các danh từ thân tộc) như: mẹ, má, cô, dì, chú bác, mẹ chồng, mẹ vợ, anh, anh rể….

Đây là nhóm từ tham gia trong giao tiếp hàng ngày.

Tiếng Việt có 25 danh từ thân tộc và đối chiếu tương tứng với tiếng Lào.

Xét theo huyết thống trong gia đình thì chúng ta có trên 5 cấp bậc: kỵ, cố, ông bà, cha mẹ, con cái, cháu, chắt, chút, chít.

- Kỵ: ທວດ (pu thuột) ປ ົ່ທວດ là từ được chúng ta dùng để chúng ta gọi những người sinh ra “cố” của mình. Từ “kỵ” được dùng để chỉ cho cả bên nội và bên ngoại.

- Cố: ທວດ (Thuột) - bố và mẹ của ông bà. Từ “cố” cũng được dùng chung cho cả bên nội và bên ngoại. Với từ ‘cố” ta dùng để chỉ chung cho cả hai giới giới tính nam và nữ.

- Ông: ປ ົ່ (pù) là danh từ chỉ chức danh người sinh ra bố, mẹ mình, từ gọi chung.

Trong tiếng Việt còn phân biệt ông nội và ông ngoại nhưng trong tiếng Lào chỉ thấy gọi ông ngoại là bố của mẹ: ພ ົ່ ເຖ ີ້ າ (Phò thậu) mà không thấy từ riêng là ông nội.

- Bà: ຍົ່າ (Nhà) là danh từ chỉ chức danh của người sinh ra bố, mẹ mình của con trai. Người sinh ra mẹ mình được gọi là “bà ngoại”ແມົ່ເຖ ີ້ າ (Mè thậu).

- Bố: ພ ົ່ (Phò) là danh từ thân tộc chỉ người sinh ra con cái, tuy nhiên theo từng vùng miền người Việt sẽ có cách gọi khác nhau. Với từ bố người miền nam gọi là “tía”,

“bố”, “cha”. Người miền trung thì gọi là “cha”, “bọ”, “ba”. Người miền bắc gọi là

“thầy”, “bố”.

- Mẹ: ແມົ່ (Mè )là danh từ thân tộc chỉ người sinh ra con. Miền nam thì gọi “mẹ”

là “má”, “mẹ”. Miền trung thì gọi là “mạ”, “mẹ”. Miền bắc cũng có những cách gọi khác như “u”, “bầm”, “bu”.

- Con: ເດັ ກ (lục) từ “con” là danh từ dùng để gọi chung. Từ con là từ dùng chung cho người được bố mẹ sinh ra. Tuy nhiên, với những gia đình đông con có thể dùng chức vị của con để gọi như “chị”, “em”, “anh” … để gọi theo thứ bậc. Ngoài ra còn gọi phân biệt con trai: ລ ກຊາຍ (Lục sai) và con gái ລ ກສາວ (Lục sảo). Con cái nói chung thì tiếng Lào gọi là ລ ກເຕ ີ້ າ (Lục tậu), con út gọi là ລ ກຫ ີ້ າ (Lục lạ).

- Bậc anh chị: Anh: ອີ້າຍ (ại) gọi chung cho người con trai, con trai cả hoặc đầu gọi ອີ້ານກ ກ (Aị cốc). Chị: ເອື ີ້ ອຍ (Ưởi) là từ gọi chung cho con gái đầu, chị cả

- Bậc em: Em gọi chung trong tiếng Lào là ນີ້ອ (nọng), em trai: ນີ້ອງຊາຍ (Nọng sai ), em gáiນີ້ອງສາວ (Nọng sảo)

- Cháu: là con của mình được bố mẹ mình gọi là cháu. Cháu cũng phân biệt cháu nội, cháu ngoại. Con của con trai thì được gọi là “cháu nội”ຫ ານຊາຍ (Lán sai), con của con gái thì được gọi là “cháu ngoại”ຫ ານສາວ (Lán sảo).

- Chắt: ເຫ ັ ນ (Lến ) là con của cháu, tương ứng với cố là bố của ông nội.

- Chút hoặc chít: ຫ ີ້ ອນ ( Lọn ) là con của chắt, tương ứng với kỵ là bố của cố.

Ngoài những cấp bậc huyết thống trong gia đình được kể đến như trên ta có những mối quan hệ trong gia đình khác như:

- Bác: Anh trai của bố. Trong tiếng Việt phân biệt bác trai và bác gái còn trong tiếng Lào chỉ gọi chung là ລ ງ (Lung).

- Chú: ອາວ (Ao) là em trai của bố nhưng với bên ngoại em trai hay anh trai của mẹ đều gọi là cậu.

- Cô: ອາ ( A) là em gái hoặc là chị gái với bố mình. Đối với người miền nam thì em gái hoặc chị gái bố được gọi là “cô”. Với người miền trung thì gọi là “o”, người miền bắc lại có hai cách gọi khác nhau, chị gái gọi là “bác”, em gái gọi là “cô”. Trong tiếng Lào, thím -vợ em trai của bố cũng được gọi là cô.

- Cậu: ນີ້າບົ່າວ (Nạ bào) là anh trai hoặc em trai của mẹ mình. Trong tiếng Lào,

“dượng” chồng em gái của mẹ cũng gọi như cậu.

- Dì: ນີ້າສາວ (Nạ sảo) là em gái hoặc là chị gái của mẹ. Trong tiếng Lào, “Mợ”

vợ em trai của mẹ cũng gọi là dì.

Người Việt chỉ có một danh từ thân tộc này để dùng trong xưng hô cho hai đối tượng. Khác với bên bố thì có hai cách gọi hoàn toàn khác nhau theo vai vế. Khi xưng hô thì người giao tiếp có thể dùng danh từ thân tộc này thay cho gọi tên riêng của đối tượng.

- Vợ: ເມຍ (Mia) là danh từ để gọi người phụ nữ trong một cuộc hôn nhân. Trong gia đình thì người được kết hôn với người phụ nữ trên thì được gọi họ là vợ. Ngoài từ vợ trong tiếng Việt có các danh từ khác như: bà xã, mình, bà nhà tôi.

- Chồng: ຜ ວ (Phúa) là danh từ để gọi người đàn ông trong một cuộc hôn nhân.

Người kết hôn cùng với ngườn phụ nữ thì được người vợ gọi là chồng. Ngoài danh từ đó ra trong tiếng Việt có các cách gọi khác cũng là danh từ trong xưng hô như: ông xã, mình, ông nhà tôi.

- Dâu: ໄພີ້ (Phảy) là danh từ để gọi người phụ nữ kết hôn cùng với con trai của mình.

- Rể: ເຂ ຍ (Khởi) là danh từ để gọi người đàn ông trong cuộc hôn nhân với con gái của mình.

Ngoài ra, có tên gọi các quan hệ là vợ của chú ອາໃພີ້ (A phảy) và vợ của cậu gọi là ນີ້າໃພີ້ Nạ phảy.

Cũng tương tự như với danh từ “dâu” thì “rể” cũng có cách xưng hô như vậy. dùng danh từ để xưng hô thay cho gọi tên. [27]

1.3.2.2. Nhóm danh từ chỉ tên riêng chỉ người

Danh từ riêng là từ chỉ tên người, khi giao tiếp, các danh từ riêng, đặc biệt là tên riêng, thường được dùng phổ biến như: Mai, Hoa, Lan, Nguyệt, Bình, Bắc… đây là nhóm từ riêng được dùng để gọi tên chủ thể khi giao tiếp.

Ví dụ:

- “Hoa ơi! Cháu đang làm gì vậy?”.

- “An ơi! Đi học với tớ không?”.

- “Chú Thắng đến chơi đấy à”.

- “Này, Tri ạ, cái mặt anh trông thế nào ấy…”. (Nam Cao, Cái mặt không chơi được, tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, Nxb Văn học, tr.63).

1.3.2.3. Nhóm Nhóm danh từ chỉ các bộ phận trên cơ thể người

Nhìn chung, ngoài nhóm danh từ chỉ các bộ phận trên cơ thể người, thì các danh từ chỉ người trong tiếng Việt chủ yếu được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. mắt, mũi, đầu, mình, lòng, dạ, khủy tay, gót chân… nhóm từ này rất phong phú, hầu như tất cả các bộ phận trên cơ thể của con người đều được đặt tên bằng các danh từ.

1.3.2.4. Nhóm danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp trong xã hội

Người Việt có những danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ của mỗi người trong xã hội. Chính vì vậy, trong giao tiếp người ta dùng danh từ đó để thay cho tên trong xưng hô. Đầu tiên ta có thể nói đến các chức vụ trong xã hội như: giám đốc, thư kí, hiệu trưởng, tổ trưởng, …thủ trưởng, sếp, trưởng phòng, giám đốc, trưởng nhóm…

- Ví dụ:

- “Chào bác tổ trưởng”.

- “Lớp trưởng ơi!”.

- “Bác chủ tịch có nhà không ạ?”.

-Lúc này người đang đảm nhiệm chức vụ đó sẽ quay lại mà không cần phải gọi tên của mình. Hay với danh từ chỉ nghề nghiệp: bác sĩ, thầy giáo, cô giáo, tài xế, …

-“Ấy thế mà bây giờ hết nhẵn, ông giáo ạ!”. “Ông giáo” trong câu nói vừa rồi là lời của Lão Hạc dùng để gọi một người làm thầy giáo (tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao). Tuy ở đây tác giả không nói tên nhưng qua cách gọi ta có thể thấy vị trí và nghề nghiệp của người trong cuộc hội thoại được nói đến làm nghề thầy giáo. Đây là cách gọi quen thuộc của người Việt.

- “Bác tài ơi! Cho cháu xuống xe”. Đây cũng là cách gọi trong xưng hô của người Việt. Bác “tài” chỉ nghề nghiệp của người lái xe, người ta dùng nó để xưng hô, gọi tên cho người lái xe. [27]

1.3.2.5. Danh từ chỉ chức danh nghề nghiệp chuyển sang từ xưng hô và ngược lại, danh từ thân tộc dùng để xưng hô thành từ chỉ nghề nghiệp

- Danh từ chỉ chức danh nghề nghiệp chuyển sang từ xưng hô là sự chuyển hoá từ danh từ nghề nghiệp, một loại người sang từ xưng hô và nó thành “đại từ” hoá. Đó là từ

“tôi” vốn chỉ một loại người có địa vị thấp kém trong xã hội xưa như: tôi đòi, tôi tớ.

-Danh từ thân tộc dùng để xưng hô chuyển thành từ chỉ nghề nghiệp như thầy cô chỉ những người làm nghề giáo nhưng vốn nó là từ chỉ cha (thầy) và cô (em hoặc chị) của cha.

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ người trong tiếng lào đối chiếu với tiếng việt (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)