CHƯƠNG 3. TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA
3.3. Khác biệt từ ngữ chỉ người trong tiếng Lào Việt
3.3.2. Khác biệt về từ vựng
3.3.2.1. Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người
Phần lớn, các bộ phận cơ thể người giữa tiếng Lào và Việt có sự giống nhau tương ứng nhưng có một số khác biệt. Trước hết có một số bộ phận cơ thể người ở tiếng Lào chỉ một từ nhưng tiếng Việt có hai từ trở lên đồng nghĩa trở lên. Ví dụ:
- “Miệng, mồm, mép”, trong tiếng Lào chỉ: ປາກ (Pạc) - “Vú, zu, vụ”,trong tiếng Lào chỉ: ນ ມ(Nôm)
- “Chân, cẳng”, trong tiếng Lào chỉ: ຕ ນ (Tin)
- “Bắp đùi, bắp vế”,trong tiếng Lào chỉ: ກ ກຂາ (Cốc khá) - “Ruột, dạ”,trong tiếng Lào chỉ: ໃສີ້ (Xạy)
- “Mông, đít, khu”, trong tiếng Lào chỉ: ກ ີ້ນ(Cổn) - “Máu, huyết”, trong tiếng Lào chỉ: ເລື ອດ (Lượt)
- “Tử cung, dạ con”,trong tiếng Lào chỉ : ມ ດລ ກ (Một lục) - “Tim, lòng”, trong tiếng Lào chỉ: ໃຈ (Chay)
- “Óc, não”, trong tiếng Lào chỉ: ສະໝອງ (Xá móng)
Đặc biệt, có trường hợp hai bộ phận ở thể người được thể hiện riêng biệt thì trong tiếng Lào chỉ chung một tên gọi. Ví dụ:
- “Cằm, Hàm”, trong tiếng Lào chỉ: ຄາງ (Khang)
- “Bàn chân, gan bàn chân”, trong tiếng Lào chỉ: ຝາຕ ນ (Phá tin) - “Mu bàn chân, mắt cá chân” trong tiếng Lào chỉ: ຂ ີ້ ຕ ນ (Khọ tin)
Trong khi đó chỉ có hai bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt chỉ một tên gọi nhưng trong tiếng Lào có hơn hai tên gọi. Ví dụ:
- “Ruột thừa”, trong tiếng Lào là: ໃສີ້ຕິົ່ ງ(Xạy tìng), ໃສີ້ຕິົ່ ງ(Xạy lứa) - “Thân thể”, trong tiếng Lào là: ຮົ່າງກາຍ hang kài, Lâu khing, Tồn tô
Như vậy, từ ngữ chỉ các bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt chi tiết hơn tiếng Lào. Lí do từ ngữ chỉ cơ thể người trong phong phú hơn do có nhiều từ đồng nghĩa cũng chỉ một bộ phận cơ thể người. Sự phong phú từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người do nó có nhiều âm tiết bắt nguồn từ các phương ngữ và từ Hán Việt trong khi đó tiếng Lào thì không.
3.3.2.2. Từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc
Về mặt từ vựng, trong tiếng Việt, từ gọi bậc cha mẹ phong phú hơn tiếng Lào. Từ gọi cha: bố, ba, tía, thầy, phụ. Từ gọi mẹ: má, mạ, me, mế, u, vú, bu, bầm, mẫu.
Các từ gọi mẹ trong tiếng Việt chủ yếu gốc Mon-khme, chỉ có từ “mẫu” gốc Hán thì từ gọi “cha” lại có yếu tố gốc Hán nhiều hơn như “phụ” có trước và “tía” được nhập sau này từ cách gọi của người Triều Châu nhập xuống vùng Nam Bộ sinh sống. Dù được
cho nhiều từ gọi “mẹ” nhưng trong tiếng Việt chỉ là các biến thể: nhóm 1: mẹ, me, mế, má, mạ; nhóm 2: u, vú, bu, bầm. Các từ gọi “cha” lại cũng có biến thể: bọ > bố.
Các vai trong tiếng Việt: “anh trai của bố, anh trai mẹ, chồng chị của bố, chồng chị của mẹ” thì trong tiếng Lào gọi chung là ລ ງ (lung). Trong phương ngữ Bắc của tiếng Việt thì anh trai của bố và anh trai của mẹ đều gọi là bác nhưng trong phương ngữ Trung thì anh trai và em trai của mẹ đều gọi là “cậu” còn “chồng chị của bố, chồng chị của mẹ” đều gọi là “dượng”.
Các vai: “Dì, bác gái -chị gái của mẹ, Cô -chị gái của bố, Thím-vợ anh của bố, Mợ-vợ anh của mẹ” trong tiếng Việt thì trong tiếng Lào chỉ gọi chung là ປີ້າ (Pạ).
Các vai: “Chú- em trai của bố,Dượng-chồng em gái của bố” trong tiếng Việt thì trong tiếng Lào gọi chung là ອາວ (Ao). Trong phương ngữ Quảng Nam Đà Nẵng gọi chú cho chồng em gái của bố như trong tiếng Lào.
Các vai: “Cô-em gái của bố, Thím -vợ em trai của bố” trong tiếng Việt thì trong tiếng Lào gọi chung là ອາ (A).
Các vai: “Cậu-em trai của mẹ, Dượng-chồng em gái của mẹ” trong tiếng Việt thì trong tiếng Lào gọi chung làນີ້າບົ່າວ (Nạ bào).
Các vai: “Dì-em gái của mẹ, Mợ -vợ em trai của mẹ” trong tiếng Việt thì trong tiếng Lào gọi chung làນີ້າສາວ ( Nạ sảo).
Như vậy có thể thấy rằng, một số vai trong tiếng Việt đã được gọi gộp trong tiếng Lào, các vai trong quan hệ thân tộc trong tiếng Việt chi tiết hơn tiếng Lào.
Từ xưng hô “người”, “người ta” trong tiếng Việt là một từ vừa xưng hô cho Ngôi thứ nhất tự xưng vừa là ngôi thứ 3 số ít: Ngôi thứ nhất “người ta”: Người ta nói thế mà anh cũng giận. Ngôi thứ 3 số ít “người ta”: Người ta về rồi kìa, anh gọi người ta lại đi.
Ngôi thứ 2 số nhiều “các người”: Các người làm gì mà la lối vậy? Ngôi thứ 2 số ít hoặc nhiều: “người”: Người ơi người ở đừng về. Từ “cô” trong tiếng Việt vừa xưng hô trong gia đình vừa xưng hô xã hội nhưng từ “cô” xưng hô xã hội có ý nghĩa trung tính như từ “nàng” ນາງ nang trong tiếng Lào. Gọi “cô” khi người con gái chưa thân mật, nếu thân mật thì gọi “em”. Khi vợ chồng giận nhau, đôi lứa không còn thân thiết nữa thì xưng “tôi” và gọi “cô” thay cho xưng “anh” và gọi “em”.
Đối chiếu xưng hô của người Việt- Lào và người Anh để thấy sự khác biệt độc đáo giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây trong xưng hô giao tiếp. Đối chiếu xưng hô của người Việt-Lào và người Trung Hoa để thấy dấu ấn ngôn ngữ Đông Nam Á trong ngôn ngữ Trung Quốc và sự giao thoa và ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa với văn hóa Việt - Lào.
Sự khác biệt một số yếu tố ngôn ngữ và văn hóa trong xưng hô giữa hai dân tộc Việt-Lào là những nét riêng biệt độc đáo của ngôn ngữ và văn hóa mỗi nước. Sự khác biệt đó bắt nguồn từ đặc điểm dân cư: Việt Nam có yếu tố đa đảo còn Lào hoàn toàn lục địa; từ sự tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa và Pháp khác nhau giữa hai dân tộc.
3.3.2.3. Từ ngữ chỉ nghề nghiệp
a. Các nghề trong tiếng Việt có nhiều tên gọi nhưng trong tiếng Lào chỉ một tên gọi:
- Nghề nông, nông nghiệp, nghề làm ruộng: ອາຊ ບຊາວນາ (a sịp sao na) - Nghề ngư, ngư nghiệp, nghề đánh bắt thuỷ sản: ການປະມ ງ (kan pa mong) - Nghề thủ công, Thủ công nghiệp: ຫັດຖະກ າ (hát tha kăm)
- Nghề giáo, nghề dạy học, nghề làm thầy: ອາຊ ບການສຶ ກສາ (a sịp kan sức sa) - Nghề tiều phu, Lâm nghiệp: ອາຊ ບປົ່ າໄມີ້ (ă sịp pà mạy)
- Nghề binh, nghiệp binh, nghề lính: ອາຊ ບທະຫານ (a sịp tha hán) - Nghề công an, Nghề cảnh sát: ອາຊ ບຕ າຫລວດ (a sịp tằm luột)
- Nghề buôn bán, thương nghiệp, doanh nghiệp: ອາຊ ບຄີ້າຂາຍ (a sịp khạ khải) - Nghề lái xe, nghề tài xế: ອາຊ ບຂັບລ ດ (a sịp khặp lột)
- Nghề chăn nuôi, nghề súc sản: ອາຊ ບການລີ້ຽງສັດ (kan liệng sát)
b. Các nghề trong tiếng Việt một tên gọi nhưng trong tiếng Lào có hai tên gọi:
Nghề Y khoa trong tiếng Việt chỉ một tên gọi nhưng trong tiếng Lào có hai tên gọi Là ອາຊ ບແພດ (a sịp phẹt), ອາຊ ບໝ (a sịp mỏ).
3.3.2.4. Từ ngữ chỉ chức vụ
a. Các từ ngữ chỉ chức vụ trong tiếng Việt có nhiều tên gọi nhưng trong tiếng Lào chỉ một tên gọi:
- Tỉnh trưởng, Chủ tịch tỉnh: ເຈ ີ້ າແຂວງ (chậu khéng)
- Phó tỉnh trưởng, Phó chủ tịch tỉnh: ຮອງເຈ ີ້ າແຂວງ (hong chậu khéng) - Huyện trưởng, Chủ tịch huyện: ເຈ ີ້ າເມື ອງ (chậu mương)
- Phó Huyện trưởng, Phó Chủ tịch huyện: ຮອງເຈ ີ້ າເມື ອງ (hong chậu mương) - Chủ tịch thành phố, Thị trưởng: ປະທານນະຄອນເມື ອງ (pả than nạ khon mương) - Phó chủ tịch thành phố, Phó Thị trưởng: ຮອງປະທານນະຄອນເມື ອງ (hong pả than mương)
- Trưởng bộ môn, Tổ trưởng: ຫ ວໜີ້າພາກວິ ຊາ (húa nạ phạc vị sa)
b. Các từ ngữ chỉ chức vụ trong tiếng Việt chỉ có một tên gọi nhưng trong tiếng Lào có hai tên gọi:
- Trưởng phòng: ຫ ວໜີ້າຫີ້ອງການ (húa nạ họng kan), ຫ ວໜີ້າຂະແໜງ (húa na khả néng)
- Phó trưởng phòng: ຮອງຫ ວໜີ້າຫີ້ອງການ (hong húa nạ họng kan), ຮອງຫ ວໜີ້າຂະແໜງ (hong húa na khả néng)
- Hiệu trưởng: ອ ານວຍການໂຮງຮຽນ ( ăm nuôi kan hổng huyên), ອະທິ ການບ ດ (ă thị Kan bo đi)
- Phó hiệu trưởngຮອງອະທິ ການບ ດ (hong ă thị kan bo đi), ຮອງອ ານວຍການໂຮງຮຽນ (hong ăm nuôi kan hổng huyên)
c. Hai đơn vị hành chính có cùng tên gọi trong tiếng Lào:
- Huyện trưởng, chủ tịch huyện: ເຈ ີ້ າເມື ອງ (chậu mương)
- Phó Huyện trưởng, phó chủ tịch huyện: ຮອງເຈ ີ້ າເມື ອງ (hong chậu mương) - Chủ tịch quận, Quận trưởng: ເຈ ີ້ າເມື ອງ (chậu mương)
- Phó chủ tịch quận, Phó quận trưởng: ຮອງເຈ ີ້ າເມື ອງ (hong chậu mương)
Như vậy, có thể hai đơn vị hành chính là huyện và quận trong phân bố hành chính của Việt Nam là khác nhau nhưng ở Lào là một.
d. Hai chức vụ có cùng tên gọi trong tiếng Lào:
Hai chức Cục trưởng và Vụ trưởng ở Việt Nam là khác nhau nhưng ở Lào là một:
- Cục trưởng, Vụ trưởng: ຫ ວໜີ້າກ ມ (húa nạ câm)