6. Kết cấu của luận văn
2.1. Khái quát về chủ đầu t−
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trường Cao đẳng Công nghiệp NĐịnh
* Địa điểm của Tr−ờng: Xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Điện thoại : 0350.849541, Fax : 0350.843051
* Lịch sử ra đời và phát triển:
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định được thành lập trên cơ sở tr−ờng Trung học Công nghiệp II, trực thuộc Bộ Công nghiệp. Tiền thân của tr−ờng là tr−ờng Trung học Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ, đ−ợc thành lập năm 1956.
- Trường có 172 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Trong đó có 125 giáo viên có trình độ đại học; 30 thạc sĩ và 02 tiến sĩ. Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo có thâm niên trong tr−ờng, dày dạn kinh nghiệm trong công tác quản lý.
- Số l−ợng học sinh sinh viên (HSSV) hiện có của Tr−ờng là trên 4500 em.
* Nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ của Trường là đào tạo cán bộ có trình độ cao đẳng và các trình độ khác trong các lĩnh vực Cơ khí, điện - điện tử, kinh tế công nghiệp, công nghệ thông tin và công nghệ may – thời trang và da giầy, sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng...
- Bồi d−ỡng nâng cao trình độ cho cán bộ kĩ thuật Trung cấp, kiểm tra nâng bậc cho công nhân thuộc các ngành nghề do Trường đào tạo và theo yêu cầu của các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Hợp tác liên kết với các cơ sở đào tạo. Tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ gắn với đào tạo. Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ và khoa học công nghệ nhằm khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực trình độ đội ngũ giáo viên.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tr−ờng:
- Ban giám hiệu: Gồm Hiệu trưởng; Phó Hiệu trưởng phục trách đào tạo và Phó Hiệu tr−ởng phục trách hành chính, quản trị.
- Các phòng chức năng: Có 6 phòng; Gồm: Phòng Tổ chức, Hành chính; Phòng
Đào tạo; Phòng Tài chính, Kế toán; Phòng Quản trị, Vật t−; Phòng Công tác học sinh sinh viên; Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế.
- Các khoa chuyên môn: gồm Khoa Khoa học cơ bản; Khoa Cơ khí - Động lực;
Khoa Điện - Điện tử; Khoa Công nghệ Thông tin; Khoa Công nghệ may - Thời trang và Khoa Kinh tế – Chính trị
- Các đơn vị trực thuộc: Có 3 đơn vị; Gồm: Trung tâm Tuyển sinh và giới thiệu việc làm; Ban Quản lý dự án và Tổ Th− viện.
* Quy mô đào tạo của tr−ờng (đ−ợc nêu trong bảng 2.1).
Bảng 2.1 - Quy mô đào tạo của Tr−ờng qua các năm (2001 – 2006)
Năm Đại học Cao Trung Công nhân V/hoá
học TC đẳng Cấp Dài hạn Ngắn hạn Nghề Tổng
2001-2002 50 230 1.051 2.008 87 3.426 2002-2003 50 293 1.205 2..203 121 3.872 2003-2004 50 177 1.438 2.350 121 4.136 2004-2005 50 311 1.541 1.854 200 3.956 2005-2006 157 628 1.766 1.494 232 337 4.614
(Nguồn: Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định 2006) Trong đó: - Hệ đại học, Trường liên kết với Viện Đại học Mở Hà Nội.
- Hệ cao đẳng từ 2001 đến 2005, Trường liên kết đào tạo với Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Từ khi thành lập đến nay, Trường đã đào tạo hơn 30 nghìn học sinh sinh viên phục vụ cho các doanh nghiệp nhà n−ớc và các thành phần kinh tế khác.
- Năm học 2005 – 2006, Trường đào tạo 4614 học sinh sinh viên. Dự tính
đến năm 2010 lưu lượng học sinh của Trường sẽ đạt từ 8000 đến 10.000 em.
* Chất l−ợng đào tạo, bồi d−ỡng (năm học 2005 – 2006)
+ Hiện nay Trường đào tạo ba hệ: Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Công nhân kỹ thuật, kết quả chất l−ợng đào tạo tính chung nh− sau:
- Chất l−ợng đào tạo lý thuyết đạt tỷ lệ:
Khá giỏi: 25,6% ; Trung bình: 73,6% ; Yếu kém: 0,8%;
- Chất l−ợng đào tạo tay nghề đạt tỷ lệ:
Khá giỏi: 24,3% ; Trung bình: 75,1% ; Yếu kém: 0,6%;
- Kết quả rèn luyện và xếp loại đạo đức:
Tốt, khá (A + B): 78,7%; Trung bình (C): 21%; Kém (D): 0,3%;
+ Kết quả lên lớp và tốt nghiệp: Tỷ lệ học sinh lên lớp: 99,5%; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp: 99,7% (Loại khá: 21,4%; Loại giỏi: 1,7%);
+ Tỷ lệ học sinh tìm đ−ợc việc làm: Hệ TCCN trên 50%; Hệ CNKT: 70%;
+ Kết quả Hội thi học sinh giỏi cấp tr−ờng (Có 385 l−ợt học sinh tham dự).
Kết quả đạt: Loại xuất sắc 25 học sinh (đạt 6,5%); Loại giỏi 125 học sinh (đạt 32,5%); Loại khá 222 học sinh (đạt 57,7%);
+ Kết quả Hội thi giáo viên dạy nghề giỏi toàn quốc: 02 giáo viên đạt giải nhì;
+ Kết quả Hội thi giáo viên dạy nghề giỏi cấp tỉnh: Giải nhất toàn đoàn; 04 giáo viên tham dự đều đạt giải nhất;
+ Kết quả Hội giảng cấp tr−ờng (07 giáo viên tham dự):
- Giáo viên đạt giờ giảng giỏi: 04 giáo viên (chiếm 57,1%);
- Giáo viên đạt giờ giảng khá: 03 giáo viên (chiếm 42,9%);
+ Công tác biên soạn ch−ơng trình, giáo trình: Hoàn chỉnh đ−ợc 255 ch−ơng trình môn học, trong đó 211 chương trình hệ cao đẳng; 29 chương trình hệ
trung cấp chuyên nghiệp; 15 ch−ơng trình hệ công nhân kỹ thuật;
+ Công tác kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học:
Tổng kinh phí chi cho công tác nghiên cứu khoa học là: 177.480.000 đồng.
Trong đó: - 19 đề tài cấp Khoa với kinh phí 46.480.000 đồng;
- 03 đề tài cấp Trường với kinh phí 36.000.000 đồng;
- 01 đề tài cấp Bộ với kinh phí 95.000.000 đồng;
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường luôn quan tâm đến việc đầu tư thiết bị máy móc, chú trọng đổi mới trong phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ cho toàn thể đội ngũ giáo viên.
Với những đóng góp trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp cũng như sự phát triển của đất nước như hiện nay, Trường CĐCN Nam Định luôn đ−ợc đánh giá là đơn vị đi đầu trong công tác đào tạo nghề của Bộ công nghiệp và tỉnh Nam Định. Tr−ờng đ−ợc Đảng và Nhà n−ớc tặng th−ởng nhiều huân, huy chương cao quý, nhiều cờ thi đua luân lưu cùng bằng khen của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công nghiệp và Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nam Định.
2.1.2. Định hướng phát triển của Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định trong nh÷ng n¨m tíi (2006- 2010)
Năm học 2005 – 2006 là năm đầu thực hiện Luật giáo dục (sửa đổi), triển khai nhiều văn bản do Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ban hành về giáo dục - đào tạo. Để thực hiện tốt các nội dung Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội về giáo dục, Quyết định số 05/2005/QĐ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá
các hoạt động giáo dục, y tế, thể dục thể thao, định hướng phát triển của Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định trong những năm tới nh− sau:
- Phát triển quy mô, mở rộng ngành nghề đào tạo: Tiếp tục đổi mới mục tiêu đào tạo, xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển nhà trường trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Phát triển quy mô đào tạo trên cơ sở nâng
cao năng lực của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, tăng cường cơ sở vật chất một cách đồng bộ.
- Nâng cao chất l−ợng, hiệu quả của quá trình đào tạo: Phấn đấu đạt các mục tiêu chất l−ợng đào tạo về lý thuyết, thực hành, lên lớp, tốt nghiệp, đạo đức, tỷ lệ học sinh giỏi. Tăng c−ờng sự quản lý của các bộ môn, các phòng ban khoa trong quá trình đào tạo. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng. Tăng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ra trường có được việc làm đúng nghề được đào tạo. Nâng cao hiệu quả
của công tác bồi d−ỡng cán bộ công chức.
- Đổi mới nội dung, ch−ơng trình và ph−ơng pháp dạy học: Đẩy mạnh việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo gắn liền với thực tiễn sản xuất, cập nhật với công nghệ hiện đại. Tiếp tục biên soạn mới, chỉnh lý sửa đổi chương trình, giáo trình các ngành nghề đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với các cấp học, bậc học. Tăng c−ờng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mô
hình học cụ trong giảng dạy.
- Xây dựng và nâng cao chất l−ợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý:
Đánh giá, phân loại, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý để bố trí, sử dụng hợp lý. Có chính sách thu hút và khuyến khích cán bộ có trình độ cao. Đổi mới công tác quản lý nhà giáo theo h−ớng nâng cao chất l−ợng, hiệu quả và tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức. Thực hiện tốt việc quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển và bồi d−ỡng cán bộ quản lý. Tích cực kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả quản lý; kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực.
- Đầu t− tài chính và cơ sở vật chất cho giáo dục đào tạo: Thực hiện mức thu học phí theo nguyên tắc đủ trang trải các chi phí cần thiết cho giảng dạy, học tập và có tích luỹ để đầu t− và phát triển. Xoá mọi nguồn thu khác ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh. Thực hiện cơ chế tài chính để bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; tiếp tục mở rộng thực hiện cơ chế khoán biên chế, kinh phí, nâng cao hiệu quả quản lý. Tăng c−ờng kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí, tranh
thủ các nguồn vốn nước ngoài (nhất là vốn ODA) để đầu tư một số ngành nghề có chất lượng cao. Từng bước hiện đại hoá trang thiết bị giảng dạy, học tập, các phòng thí nghiệm…Quy hoạch xây dựng Trường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.
- Đổi mới về tổ chức, quản lý : Đổi mới và tổ chức quản lý, sắp xếp cơ cấu tổ chức theo hướng gọn nhẹ, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các
đơn vị, cá nhân trong trường nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.
- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế: Mở rộng quan hệ với các n−ớc trong việc bồi d−ỡng đội ngũ giáo viên, liên kết đào tạo, viện trợ các trang thiết bị dạy học. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giúp đỡ về chương trình, tài liệu giảng dạy, thiết bị đào tạo và phương pháp giảng dạy. Thực hiện tốt việc liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo và các nước trong việc đào tạo lao động xuất khẩu.
Trên cơ sở lấy thực tế làm thước đo cho chất lượng và hiệu quả đào tạo, với quan điểm marketing trong đào tạo “ Chỉ thực hiện đào tạo những gì mà xã hội và các doanh nghiệp cần chứ không đào tạo những gì mà Trường đang có “.
Chiến lược phát triển của Trường đã được cụ thể hoá bằng kế hoạch 5 năm (2005 – 2010) với việc −u tiên đầu t− xây dựng các công trình: nhà lớp học, x−ởng thực hành, phòng thí nghiệm …
Với định hướng phát triển đúng đắn, thể hiện bằng việc Trường được Bộ Công nghiệp – Cơ quan Bộ chủ quản phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể giai
đoạn 2005 – 2020. Đây cũng chính là lý do Tác giả xin đề cập đến những vấn đề của Dự án đầu t− mở rộng giai đoạn 1 (2005 – 2008) tại Tr−ờng CĐCN Nam Định.