Phân tích sự ảnh h−ởng của môi tr−ờng vĩ mô

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược tăng trưởng hiệu quả kinh doanh của công ty dịch vụ hàng không sân bay tân sơn nhất SASCO đến năm 2015 (Trang 62 - 67)

II.2. Phân tích các căn cứ hình thành chiến l−ợc

II.2.1. Phân tích sự ảnh h−ởng của môi tr−ờng vĩ mô

II.2.1.1. Phân tích sự ảnh h−ởng của môi tr−ờng kinh tế.

a. Phân tích sự ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và đạt mục tiêu đề ra, đưa đất nước phát triển, hội nhập kinh tế cùng với các n−ớc khu vực và trên thế giới. Mức tăng tr−ởng GDP của Việt Nam năm 2006 là 8,17%, mức tăng bình quân GDP 7,5%/ năm, năm 2006 là năm thứ 26 tăng liên tục.

Với mức phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt 8%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2010 cao gấp đôi so với năm 2000, Việt Nam sẽ từng bước rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế so với các n−ớc trong khu vực, song vẫn nằm trong nhóm thu nhập bình quân đầu người thấp. Cơ cấu kinh tế và lao động

đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ giá và giá hàng hóa dịch vụ, lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ở một con số. Nguồn lao động dồi dào và chi phí công nhân thấp so với các nước trong khu vực. Những vấn đề này tạo ra lợi thế chung cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có công ty SASCO.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm qua.

Chỉ số Đơn vị 2003 2004 2005 2006

Tốc độ tăng trưởng GDP của cả n−ớc

Tỷ đồng

%

335.989 7,34%

362.092 7,79%

390.347 8,43%

425.088 8,17%

Tốc độ tăng trưởng GDP của Tp.HCM

Tỷ đồng

%

70.826 11,2%

79.121 11,6%

88.469 12,0%

99,262 12.2%

(Nguồn: Thời báo Kinh Tế Việt Nam năm 2006).

b. Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người:

GDP bình quân đầu ng−ời năm 2006 tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái

đã đạt 715 USD tăng 80 USD so với năm 2005, v−ợt khá xa so với mức 288 USD của năm 1995 và 402 USD của năm 2000; tính theo sức mua t−ơng đ−ơng

đã v−ợt 2.700 USD, cao hơn nhiều so với mức 1.236 USD năm 1995 và 1.996 USD của năm 2000. Với quy mô hiện nay hơn 80 triệu dân với 70% từ 30 tuổi trở xuống, kết hợp với tuổi thọ ngày càng năng cao thì dự kiến đến năm 2010 dân số lên đến 90 triệu người sẽ trở thành thị trường đầy tiềm năng cho tất cả

các nền, các ngành kinh tế.

Bảng 2.3. Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người.

Chỉ số / năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 Thu nhËp b×nh qu©n /ng−êi/n¨m

của cả n−ớc USD 483 560 640 715

Thu nhËp b×nh qu©n /ng−êi/n¨m

của Tp.HCM USD 1.675 1.800 1.935 2.000

(Nguồn: Thời báo Kinh Tế Việt Nam năm 2006).

c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu ngành kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng thị trường.

Nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm tỷ trọng 20,62%; nhóm ngành công nghiệp - xây dựng: 41,25%; nhóm ngành dịch vụ: 38,13%.

Bảng 2.4. Đóng góp của các khu vực kinh tế vào tăng tr−ởng tổng sản phẩm trong n−ớc giai đoạn 2001- 2006. ĐVT: %

Chỉ số / năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 6,89 7,08 7,34 7,79 8,43 8,17

Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 0,69 0,93 0,79 0,92 0,82 0,67 Công nghiệp và xây dựng 3,68 3,47 3,92 3,93 4,19 4,16

Dịch vụ 2,52 2,68 2,63 2,94 3,42 3,34

(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2006).

Ngoài hai khu vực kinh tế là công nghiệp và xây dựng, nông lâm và thuỷ sản, khu vực dịch vụ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế n−ớc ta. Vấn

đề này Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra mục tiêu tăng trưởng dịch vụ bình quân hàng năm 7% và đến năm 2010 giá trị tăng thêm của

Học viên: Vũ Long 58 Lớp: QTKD 2004

khu vực dịch vụ phải chiếm 42-43% tổng sản phẩm trong nước. Để đạt mục tiêu này, trong những năm vừa qua các cấp, các ngành đã quan tâm đầu t− thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển. Nhờ vậy, tốc độ tăng bình quân hàng năm về giá

trị tăng thêm của khu vực dịch vụ thời kỳ 2001-2005 đã đạt 6,96%, xấp xỉ mục tiêu tăng 7% và cao hơn mức tăng 5,69% của thời kỳ 1996-2000, trong đó năm 2004 tăng 7,3% và năm 2005 tăng 8,5%.

Trong khu vực dịch vụ, các ngành dịch vụ kinh doanh (bao gồm th−ơng mại; khách sạn, nhà hàng; vận tải, hàng không, bưu điện; tài chính, ngân hàng;

kinh doanh tài sản, dịch vụ t− vấn liên quan) nhìn chung có mức tăng tr−ởng cao. Đây là những ngành có nhiều tiềm năng nên cần đ−ợc phát triển mạnh hơn trong nh÷ng n¨m tíi.

Sự phân tích trên cho thấy, trong những năm tới chúng ta có thể và cần phải đ−a ra chiến l−ợc và các giải pháp hợp lý, đồng bộ thúc đẩy khu vực dịch vụ phát triển, tr−ớc hết là khai thác lợi thế so sánh phát triển dịch vụ tài chính, dịch vụ cảng biển, dịch vụ hàng không, dịch vụ bưu chính viễn thông và dịch vụ du lịch. Sự phát triển của các ngành dịch vụ này không chỉ làm cho khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh mà còn tác động tích cực đến sự phát triển của khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản cũng nh− khu vực công nghiệp và xây dựng.

Tóm lại, đường lối phát triển kinh tế đúng đắn, nhất là thời kỳ đổi mới đã

làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển ở tốc độ cao (7%-8%), thu nhập dân cư tăng lên, do đó nhu cầu đi lại, nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông vận tải tăng lên nhiều tạo điều kiện cho công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất có nhiều cơ hội tăng tr−ởng và phát triển.

II.2.1.2. Phân tích sự ảnh hưởng của thay đổi giá cả và tỷ giá.

Tiêu dùng trong 5 năm qua của nền kinh tế Việt Nam, tăng bình quân hàng năm 6,9%; cao hơn tốc độ tăng bình quân 4,8% của 5 năm trước, trong đó tiêu dùng của Nhà n−ớc tăng 6,97% (bình quân 5 năm tr−ớc tăng 2,7%) và tiêu

dùng của cá nhân tăng 6,93% (bình quân 5 năm tr−ớc tăng 5%). Tỷ trọng tiêu dùng chiếm trong tổng sản phẩm trong n−ớc những năm vừa qua th−ờng ở mức trên d−ới 70% (Năm 2001: 71,2%; 2002: 71,3%; 2003: 72,6%; 2004: 71,5%;

2005: 69,8%).

Bên cạnh những kết quả khả quan trên đây, nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức.

Lạm phát ch−a đ−ợc cải thiện, có nguy cơ b−ớc vào giai đoạn tăng cao hơn, đặc biệt trong những tháng cuối năm. Lạm phát tăng cao sẽ tác động tới tiêu dùng cá nhân cũng nh− đầu t− chung cho nền kinh tế. Đà tăng lãi suất huy

động và cho vay của các ngân hàng đang tăng thêm gánh nặng đầu vào cho doanh nghiệp. Bối cảnh kinh tế thế giới, đặc biệt là giá cả nguyên liệu đầu vào chưa ổn định, thiên tai khắc nghiệt cũng tác động không thuận tới trong nước.

Bảng 2.5 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) qua các năm.

§VT: %

Nhóm hàng hoá, dich vụ 2002 2003 2004 2005 2006 Chỉ số giá tiêu dùng 104,0 103,0 109,5 108,4 106,6 1. Hàng hoá và dịch vụ ăn uống 105,7 102,2 115,6 110,8 107,9 2. Đồ uống và thuốc lá 103,6 103,5 103,6 104,9 105,5 3. May mặc, mũ nón, giày dép 101,1 103,4 104,1 105,0 105,2 4. Nhà ở, vật liệu xây dựng 107,1 104,1 107,4 109,8 105,8 5. Thiết bị và đồ dùng gia đình 100,8 101,9 103,6 104,8 106,2 6. D−ợc phẩm y tế 100,5 120,9 109,1 104,9 104,3 7. Phương tiện đi lại, bưu điện 101,7 98,0 105,9 109,1 104,0 8. Giáo dục 101,2 104,9 98,2 105,0 103,6

9. Văn hoá thể thao giải trí 99,0 98,7 102,2 102,7 103,5 10. Hàng hoá và dịch vụ khác 102,0 104,3 105,2 106,0 106,5

(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2006).

Học viên: Vũ Long 60 Lớp: QTKD 2004

Giá cả có xu hướng gia tăng mạnh gây ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp và ng−ời tiêu dùng. Những mặt hàng kinh doanh của công ty là dịch vụ

ăn uống, hàng hoá, vận tải vì thế mà cũng bị ảnh hưởng dẫn đến giá thành sản phÈm cao.

“Nhiều năm qua tỷ giá VND/USD quá “cứng” đó là cách Chính phủ

“phòng ngừa rủi ro” cho nền kinh tế. Tuy nhiên, không nên kéo dài tình trạng này vì Việt Nam chuẩn bị hội nhập nền kinh tế thế giới vốn luôn chứa đựng những yếu tố bất ngờ và đầy rủi ro. Cần phải mở rộng biên độ tỷ giá ngoại tệ, có thể mở rộng dần dần, phát đi tín hiệu cho thị tr−ờng thấy rằng phải tập làm quen với sự thay đổi của thị trường. Sự ổn định sẽ làm tăng sự chủ quan không chỉ doanh nghiệp mà cả người dân. Nhiều nước cũng đã trả giá cho một bài học tỷ giá “cứng” tỷ giá ổn định đã từng tạo ra “cơn nghiện” ngoại tệ giá rẻ và đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính năm 1997. Thời

điểm đó do tỷ giá quá ổn định, doanh nghiệp nhiều nước đã đua nhau vay ngoại tệ với lãi suất thấp để làm ăn, khi tỷ giá biến động hầu hết đầu rơi vào khó khăn. Hiện nay tình trạng “nghiện” ngoại tệ giá rẻ cũng khá phổ biến tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, VND giảm giá sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Về lí thuyết các doanh nghiệp phụ thuộc vào hàng nhập khẩu có thể khó khăn nh−ng thật ra mức điều chỉnh biên độ tỷ giá không là đáng kể. Hơn nữa khi gia nhập WTO tới đây, các doanh nghiệp n−ớc ngoài sẽ mở cửa nhà máy sản xuất và cung ứng dịch vụ tại Việt Nam, nh− thế tác động nếu có cho các tr−ờng hợp này nhờ thế cũng giảm đi.”1

Hiện nay, tỷ giá của tiền Việt Nam đối với một số loại ngoại tệ nh− nhân dân tệ, Euro đang có xu h−ớng tăng. Với lợi thế kinh doanh đ−ợc cho phép thu

đổi ngoại tệ, đối với công ty SASCO đây là cơ hội phát triển tốt, không giống

1 Bài phỏng vấn PGS-TS Trần Ngọc Thơ, báo Tuổi trẻ ngày 03/01/2007.

nh− một số công ty xuất nhập khẩu hàng hoá khi tỷ giá tăng sẽ ảnh h−ởng xấu

đến lợi nhuận.

Lấy tiêu chuẩn chỉ số giá USD tháng 12 năm 2005 là 100 % ta có chỉ số USD các tháng trong năm 2006 so với tháng 12 năm 2005 nh− sau:

Bảng 2.6. Chỉ số giá đồng đô la Mỹ (USD) các tháng trong năm 2006 so với tháng 12 năm 2005. ĐVT: %

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12 100,0 100,1 100,0 100,1 100,9 100,6 100,4 100,5 100,6 100,8 101,0 101,0

(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2006)

Tóm lại, môi trường kinh tế có ảnh hưởng thuận lợi, tác động tích cực cho ngành hàng không; trong đó có công ty SASCO có cơ hội phát triển.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược tăng trưởng hiệu quả kinh doanh của công ty dịch vụ hàng không sân bay tân sơn nhất SASCO đến năm 2015 (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)