Cơ sở lý luận nghiên cứu địa danh dưới góc nhìn văn hóa dân gian

Một phần của tài liệu Địa danh tỉnh vĩnh long qua góc nhìn văn hóa dân gian (Trang 33 - 50)

+ Khái niệm địa danh

Theo các nhà ngôn ngữ học, thuật ngữ Toponym, Geographical name, Place name được vay mượn từ tiếng Hy Lạp cổ. Chúng có nghĩa là đối tượng địa lý mà ta gọi là địa danh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là những đối tượng địa lý bao gồm biển, sông, suối, hồ, ao, núi, kênh, rạch… là địa danh còn các đình, chùa, miếu, nhà thờ, công viên, siêu thị, tên đường phố, huyện, quận, thị trấn… có được xem là địa danh hay không? Đó là những vấn đề mà các nhà nghiên cứu địa danh học đã tốn nhiều công sức để xác định nội hàm của nó. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều tác giả quan tâm và đưa ra định nghĩa nhằm làm sáng tỏ đối tượng địa danh. Nhìn chung, các trường phái định nghĩa có thể phân thành những nhóm sau:

- Nhóm định nghĩa địa danh là đối tượng địa lý: Tiêu biểu có các tác giả Bách Khoa toàn thư Encyclopoedia Britannica định nghĩa địa danh “là từ hoặc cụm từ được dùng để chỉ hoặc xác định một vị trí địa lý như thị trấn, sông ngòi, núi non”;

Học giả G.M. Kert nêu “địa danh là tên gọi được đặt cho các đối tượng địa lý, ra đời trong một khu vực có người sinh sống, được tạo ra bởi một cộng đồng dân cư, một tộc người. Chúng là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày và các hoạt động chính trị - xã hội ở nơi đó” [170; tr.121]… Nhìn chung, theo khuynh hướng này, địa danh chính là những đối tượng địa lý mà nói như tác giả Đào Duy Anh, Hoàng Phê, Nguyễn Văn Âu… là dùng để chỉ hoặc xác định một vị trí địa lý

“tên gọi các miền đất” hay “tên đất, tên địa phương”... Có thể nói, việc xác định địa danh như trên còn khá đơn giản, các vấn đề về đối tượng địa danh trên thực tế vẫn chưa được đề cập đến.

- Đối lập với nhóm định nghĩa nói trên là khuynh hướng xác định địa danh bao gồm các đối tượng địa lý hoặc các công trình nhân văn. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là tác giả Nguyễn Như Ý. Mặc dù không nêu lên một định nghĩa rõ ràng về địa danh nhưng qua cách phân loại về địa danh hành chính, địa danh gắn với các ngôi đình, đền, chùa, miếu, viện, phủ, đài tưởng niệm, bảo tàng…, địa danh gắn với di chỉ khảo cổ học, địa danh gắn với các thắng cảnh nổi tiếng, gắn với các làng nghề truyền thống, làng hội, các trung tâm kinh tế - văn hóa lớn, các vườn quốc gia, khu bảo tồn, sinh thái… tác giả đã cung cấp cách lý giải tên gọi của các công trình văn hóa. Tuy nhiên, với định nghĩa đã nêu, ông cũng nhầm lẫn trong việc xác định nội hàm của địa danh. Cùng cách nhìn nhận này, Nguyễn Kiên Trường cũng vấp phải sự hạn chế nói

27

trên khi xem: “Địa danh là tên riêng của các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên mặt đất”. Cụ thể, ông cho rằng, địa danh là tên gọi đối tượng địa lý… Các đối tượng tự nhiên hay nhân tạo có thể gọi là nhân văn vì gắn với con người – xét theo nghĩa rộng. Một cây cầu – nhân tạo, một làng, một xóm được “xây” bằng

“thiết chế công xã” sau lũy tre – nhân văn. Từ nhân văn rõ ràng là khái quát hơn, bao gồm cả nhân tạo. Địa danh gắn với con người, do con người đặt ra (địa danh là có chủ), vì thế, có địa danh chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn… Như vậy, do xuất phát từ việc khái quát đối tượng địa danh tồn tại trong cuộc sống, các tác giả nói trên đã nhầm lẫn đối tượng nghiên cứu giữa địa danh và hiệu danh trong nhóm nghiên cứu danh xưng học thuộc từ vựng học16, khiến đối tượng địa danh trở nên rối rắm và phức tạp.

- Nhóm định nghĩa thứ ba bao gồm các tác giả như Bách Khoa Việt Nam xem địa danh là “tên gọi các lãnh thổ, các điểm quần cư (làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố), các điểm kinh tế (vùng nông nghiệp, khu công nghiệp), các quốc gia, các châu lục, các núi, đèo, cao nguyên, thung lũng, đồng bằng, châu thổ, sông, hồ, vũng, vịnh, biển, eo biển, đại dương có tọa độ địa lý nhất định ghi lại trên bản đồ” [30; tr.9];

Nhóm chuyên gia Liên Hợp quốc về địa danh (United Nations Group of Experts on Geographical Name) định nghĩa “Địa danh là tên gọi của một đối tượng trên mặt đất.

Về mặt nguyên tắc, địa danh là tên riêng (gồm một từ, nhiều từ hoặc ngữ) được dùng một cách nhất quán trong ngôn ngữ để chỉ một địa điểm, một đối tượng hoặc một vùng cụ thể có vị trí có thể nhận biết được trên trái đất. Các đối tượng có thể là các điểm dân cư (ví dụ thành phố, thị trấn, làng), các đơn vị hành chính lãnh thổ (ví dụ bang, tỉnh, huyện), các đối tượng tự nhiên (ví dụ sông, núi, mũi đất, hồ, biển), các đối tượng xây dựng (ví dụ đập, sân bay, đường sá), các địa điểm hay các vùng có ranh giới không xác định (ví dụ cánh rừng, ngư trường) hoặc theo Hoàng Thị Châu “Địa danh hay là tên địa lý (toponym, geographical name) là tên vùng, tên sông, tên núi, là tên gọi các đối tượng địa hình khác nhau, tên nơi cư trú, tên hành chính… được con người đặt ra” [179] v.v.. Với cách tiếp cận trên, các thành tố thuộc về địa danh từng bước được xác định, tuy nhiên, nhiều đối tượng bị đồng nhất hoặc bị tách rời các thuộc tính của địa danh dẫn đến việc khó xem xét đối tượng địa danh một cách rõ ràng và đầy đủ nhất.

Để xác định nội hàm của địa danh, tránh sự nhầm lẫn với việc xác định hiệu danh, đồng thời cũng giúp cho quá trình phân loại địa danh bao quát và có tiêu chí rõ ràng, khắc phục được một số nhược điểm nêu trên, chúng tôi chọn cách định nghĩa theo hướng tổng hợp các loại hình địa danh của tác giả Lê Trung Hoa, ông xem: “Địa danh là những từ hoặc ngữ, được dùng để đặt tên của địa hình thiên nhiên, các đơn vị

16 Danh xưng học được phân thành Nhân danh học, Địa danh học và Hiệu danh học.

28

hành chính, các vùng lãnh thổ và các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều”.

+ Phân loại địa danh

Có thể nói, khi đưa ra định nghĩa về địa danh, các tác giả đã gián tiếp phân loại địa danh. Vì vậy, trong luận án này, chúng tôi cũng tán thành quan điểm của nhà nghiên cứu Lê Trung Hoa. Trước bức tranh đầy phức tạp của địa danh, ông đã phân chúng thành bốn tiểu loại nhằm làm nổi bật các yếu tố cấu thành địa danh của một vùng đất, bao gồm:

- Địa danh chỉ địa hình.

- Địa danh chỉ công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều.

- Địa danh hành chính.

- Địa danh vùng.

Song song với cách phân loại trên, Lê Trung Hoa cũng dựa vào ngữ nguyên để phân loại địa danh, cụ thể là dựa vào các lớp ngôn ngữ gắn với chủ thể địa danh, bao gồm:

- Địa danh thuần Việt.

- Địa danh Hán Việt.

- Địa danh bằng các ngôn ngữ dân tộc thiểu số.

- Địa danh bằng các ngoại ngữ.

Tuy nhiên, để góp phần giải mã địa danh, ngoài việc kế thừa cách phân loại địa danh của Lê Trung Hoa, dưới góc nhìn VHDG, chúng tôi còn tiến hành phân địa danh thành hai loại: địa danh hành chính (bao gồm cả địa danh hành chính có nguồn gốc dân gian) và địa danh dân gian hay nói cách khác là loại địa danh được chính quyền đặt tên ngay từ khi xuất hiện trên văn bản hành chính và loại địa danh đang được hình thành bằng con đường truyền khẩu. Cơ sở khoa học để chúng tôi tiến hành phân loại địa danh là dựa vào thực tế quản lý hành chính về địa danh và căn cứ vào không gian văn hóa của địa danh.

Theo đó, địa danh hành chính là địa danh chỉ các đơn vị hành chính. Loại địa danh này do nhà nước công nhận. Phần lớn, chúng được hình thành từ lớp ngôn ngữ Hán Việt và loại địa danh có nguồn gốc dân gian. Hiện nay, địa danh hành chính bao gồm các đơn vị sau: quốc gia, miền, khu vực, tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã, thị trấn, phường, xã, khóm, đội, thôn, ấp, tiểu khu, khu phố. Trong quá khứ, địa danh hành chính gồm các tiểu loại như: am, bãi, bến, châu, chòm, chợ, chùa, dinh (doanh), đạo, điếm, đội, đồn, động, giáp, hạt, hộ, hương, khóm, làng, lân, liên gia, lộ, lũng, miếu, nậu, nguồn, phố, phủ, quán, sách, sở, tấn, thành, thuộc, thừa tuyên, tích, tiết, tộc, tổng, trại, trang, trấn, vạn, xóm, xứ, xưởng [4; tr.21-22].

29

Địa danh dân gian là loại địa danh do nhân dân tạo nên, được cấu tạo bởi lớp từ thuần Việt. Ở khu vực Tây Nam Bộ (TNB), loại địa danh này mang đậm sắc thái của ngôn ngữ bình dân, mang tính “nôm na mách qué” hàng ngày. Trong lịch sử hình thành và biến đổi địa danh, một bộ phận không nhỏ địa danh dân gian đã trở thành địa danh hành chính. Địa danh dân gian tồn tại trong đời sống văn hóa dưới hai hình thức: địa danh được hình thành trong dân gian chưa được công nhận trên văn bản hành chính (loại địa danh được đặt trực tiếp cho đối tượng cần được định danh); địa danh dân gian đã được công nhận trên văn bản hành chính. Theo chúng tôi, một trong những dấu hiệu nhận biết địa danh hành chính có nguồn gốc từ địa danh dân gian được xác định như sau:

- Địa danh sử dụng từ thuần Việt, mang tính dân dã, nôm na17.

- Địa danh sử dụng tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương.

- Địa danh có từ hai danh pháp địa lý trở lên.

Bên cạnh cách phân loại này, chúng tôi còn dựa vào nguồn gốc hình thành và biến đổi của địa danh để tiếp tục phân loại nhằm góp phần thực hiện việc giải mã chúng dưới góc độ văn hóa. Thật ra, đây là cách phân loại không phải quá mới mẻ trong giới nghiên cứu địa danh. Lịch sử nghiên cứu cho thấy, có khá nhiều học giả quan tâm đến vấn đề này, tuy nhiên, khi thực hiện thao tác phân loại địa danh, họ chỉ bước đầu phác thảo vài nét chấm phá của địa danh gắn với văn hóa. Tiêu biểu là tác giả Trần Thanh Tâm, ông xem địa danh gồm có sáu loại: a) Loại đặt theo địa hình và đặc điểm; b) Loại đặt theo vị trí không gian và thời gian; c) Loại đặt theo tín ngưỡng, tôn giáo, lịch sử; d) Loại đặt theo hình thái, đất đai, khí hậu; e) Loại đặt theo đặc sản, nghề nghiệp và tổ chức kinh tế; f) Loại đặt theo sinh hoạt xã hội.

Thoạt tiên, chúng ta nhận thấy cách phân loại này cũng tiếp cận được nhiều vấn đề của văn hóa học. Tuy nhiên, xét về mặt cấu trúc văn hóa, cách phân loại trên trùng lắp nội hàm của các tiểu loại, thời gian và lịch sử không thể tách bạch thành hai vấn đề, các thuộc tính của văn hóa chưa có sự thống nhất khi ông đưa loại địa danh đặc sản là một tiểu loại. Trên thực tế, các thành tố văn hóa mà địa danh phản ánh lại đa dạng hơn rất nhiều. Tương tự như Trần Thanh Tâm, tác giả Nguyễn Như Ý cũng vấp phải nhược điểm khi phân địa danh thành sáu nhóm: a) Những địa danh hành chính từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các quận, huyện, thị xã; b) Những địa danh có các di tích lịch sử văn hóa như đền, đình, chùa, miếu, viện, phủ, quán, các đài tưởng niệm, các viện bảo tàng, các địa danh cách mạng và kháng chiến đã hoặc chưa được nhà nước xếp hạng, còn nguyên vẹn hoặc đã trở thành phế tích, hoặc chỉ còn lại tên gọi lưu trong thư tịch; c) Những địa danh gắn với những di chỉ khảo cổ học xưa và nay đã được ghi chép trong các sách báo, tạp chí hoặc các chuyên khảo;

17 Có nghĩa là cách dùng từ không trau chuốt, mang tính khẩu ngữ, bình dân.

30

d) Những địa danh và thắng cảnh nổi tiếng, các điểm du lịch, vui chơi giải trí có từ xa xưa hay mới được tạo dựng nên; e) Những địa danh là các làng nghề truyền thống, các làng hội, làng danh nhân, làng văn hóa mới, các trung tâm kinh tế - văn hóa lớn;

f) Những địa danh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể thế giới, các vườn quốc gia, các khu bảo tồn, sinh thái.

Xét dưới góc độ nghiên cứu văn hóa qua địa danh, tác giả Nguyễn Như Ý đã phân loại nghiêng về yếu tố văn hóa học, đối tượng địa danh vẫn chưa được tiếp cận đúng với bản chất của chúng, như đã phân tích, theo cách phân loại này, tác giả gọi tên rất nhiều hiệu danh thành địa danh.

Để khắc phục những vấn đề trên, chúng tôi đề xuất cách phân loại địa danh dựa trên các di sản văn hóa gắn với chủ thể của địa danh và đặt trong bối cảnh cụ thể, tức là đặt trong mối quan hệ giữa không gian và thời gian văn hóa làm cơ sở nghiên cứu qua sơ đồ sau (nhằm mục đích giải thích nguồn gốc hình thành và biến đổi địa danh):

1.3.1.2. Giới thuyết một số vấn đề có liên quan đến văn hóa dân gian + Nội hàm văn hóa dân gian

Từ khi thuật ngữ folklore (folk (nhân dân) và lore (sự hiểu biết, trí tuệ) xuất hiện, khoa học về VHDG ở các nước phương Tây bắt đầu hình thành. Lịch sử nghiên cứu của ngành folklore học thế giới cho thấy, nhiều công trình của các nhà khoa học được viết dưới các quan điểm và đối tượng nghiên cứu VHDG khác nhau. Nhận định về điều này, V.E. Guxep trong“Lịch sử thuật ngữ folklore và những nghĩa hiện đại của nó” cho rằng:

Địa danh gắn với nguồn gốc tộc người

Địa danh có nguồn gốc gắn với các thực thể

Địa danh có nguồn gốc gắn với các giá trị phi vật thể Địa danh có nguồn gốc gắn với đời sống văn hóa

KHÔNG GIAN THỜI GIAN

31

“Thuật ngữ folklore xuất hiện lúc đầu để chỉ một lĩnh vực riêng biệt nghiên cứu về thời cổ, về nhân chủng học, sau đó chỉ một khoa học riêng biệt cả về đối tượng nghiên cứu nữa. Các dạng thức của folklore cũng thay đổi dần dần: Từ nhân học, sử học, xã hội học, dân tộc học đến nghiên cứu văn học. Nội hàm của thuật ngữ cũng được mở rộng, có lúc folklore chỉ tất cả các hiện tượng văn hóa tinh thần và một vài hình thức của văn hóa vật chất của nhân dân, sau đó lại xuất hiện khuynh hướng muốn giới hạn thuật ngữ đó” [35; tr.16].

Theo Ngô Đức Thịnh, sự thay đổi về VHDG mà V.E. Guxep trình bày có thể tổng kết qua ba trường phái lớn phát triển ở các khu vực cụ thể như “Trường phái phôn-clo Anh - Mỹ chịu ảnh hưởng nhân học, trường phái phôn-clo Tây Âu chịu ảnh hưởng xã hội học (điển hình là Pháp, I-ta-li-a) và trường phái phôn-clo Nga chịu ảnh hưởng ngữ văn học” [184]. Khởi đầu, các nhà khoa học phương Tây như William Thoms, P. Saintyves, A. N. Espinoza… xem VHDG gắn với các phạm trù truyền thống và phạm trù dân chúng, đối tượng nghiên cứu của VHDG lúc bấy giờ là những

“cái xưa cũ” và thuộc “tầng lớp bình dân so với tầng lớp trí thức, tân tiến trong xã hội”. Đến giữa thế kỷ XX, chúng đã bị phản bác, bởi phạm trù truyền thống và phạm trù dân chúng sẽ khiến cho đối tượng nghiên cứu của VHDG ngày càng thu hẹp. Mặt khác, dưới góc độ này, VHDG như bị xem thường, là thứ văn hóa không chính thống, văn hóa của “thế giới hạ đẳng”.

Giống như ngành VHDG thế giới, ở Việt Nam cũng phân thành các trường phái nghiên cứu khác nhau, theo Chu Xuân Diên, chúng gồm hai hướng tiếp cận nhân học văn hóa và ngữ văn học là chủ yếu. Cả hai khuynh hướng này cùng tồn tại và phát triển song song.

Tiêu biểu, trường phái folklore theo nghĩa hẹp xem VHDG là nghệ thuật ngôn từ, hay chỉ là văn học dân gian, tách VHDG ra khỏi các thành tố VHDG khác như âm nhạc, hội họa, điêu khắc… Đến năm 1987, đối tượng nghiên cứu VHDG được xác định ở phạm vi rộng hơn, Nguyễn Tấn Đắc đã đưa ra định nghĩa xem VHDG gồm

“toàn bộ tri thức, sáng tạo và cách ứng xử của con người trước và ngoài dòng văn hóa chính thống của quốc gia, sách vở trường học và công nghiệp khoa học”. Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn còn xem VHDG là một nửa của văn hóa. Đến năm 1990, Trần Quốc Vượng đưa ra định nghĩa mang nội hàm rộng và tiếp cận VHDG với cái nhìn tổng thể18: “Nói folklore Việt Nam là nói tổng thể mọi sáng tạo, mọi thành tựu văn hóa của dân gian ở mọi nơi, trong mọi thời, của mọi thành phần dân tộc hiện đang tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam… Sáng tạo dân gian bao trùm mọi lĩnh vực đời sống”.

18 Quan điểm tổng thể luận và khái niệm tổng thể trong nghiên cứu văn hóa được khởi xướng từ E.Durkheim.

Một phần của tài liệu Địa danh tỉnh vĩnh long qua góc nhìn văn hóa dân gian (Trang 33 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(321 trang)