Vĩnh Long là một trong mười ba tỉnh thành thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí địa lý nằm giữa hai con sông Tiền và sông Hậu, nằm trên tọa độ địa lý 9052’45’’ đến 10019’50’’ vĩ độ Bắc và từ 104041’25’’ đến 106017’03’’ kinh độ Đông. Tỉnh Vĩnh Long giáp với các tỉnh thành sau: phía Bắc và Đông Bắc giáp các tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp; phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Trà Vinh; phía Tây và Tây Nam giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và tp. Cần Thơ.
Vĩnh Long là tỉnh có thời tiết khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, quanh năm có hai mùa mưa nắng. Tỉnh có tổng diện tích tự nhiên khoảng 152.017,6 ha. Cụ thể, diện tích đất nông nghiệp chiếm 78,23% (tổng diện tích là 118.918,5 ha, đất canh tác cây hàng năm là 72.565,4 ha, chiếm 47,73% diện tích tự nhiên; trong đó chủ yếu là đất lúa (71.069,2 ha), đất trồng cây lâu năm 45.372,4 ha, chiếm 29,85%; mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 942,2 ha, chiếm 0,62%); diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 21,74% (33.050,5 ha)). Dân số năm 2013 là 1.040.500 người (thành thị chiếm 173.720 người, nông thôn chiếm 886.780 người). Mật độ dân số 684 người/km2 (tp.VLo cao nhất là 2.934 người/km2, thấp nhất là 509 người/km2). Người Kinh chiếm 97,3%, các dân tộc khác chiếm 2,7% [Dẫn theo 187]. Địa hình tỉnh Vĩnh Long tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình từ 0,75 m đến 1,0 m so với mặt nước biển.
1.4.2. Đặc điểm về mặt ngữ âm, phong cách sử dụng ngôn ngữ tỉnh Vĩnh Long
1.4.2.1. Bàn về vấn đề ngữ âm, trước hết, chúng tôi thận trọng khi xác định ranh giới giữa các từ cổ, từ ngữ âm địa phương và từ vựng địa phương. Trong “Sự khác biệt giữa ngữ âm Nam Bộ với các phương ngữ khác là cơ sở để khảo sát đặc điểm ngôn ngữ báo chí Việt Ngữ trước 1945” Nguyễn Kiên Trường khẳng định:
“Cần phải có một cách xác định ranh giới giữa hai loại từ địa phương là từ ngữ âm địa phương và từ vựng địa phương trong khi khó xác nhận để phân biệt với từ cổ. Tuy nhiên, ngay ở lát cắt này, cần tìm hiểu một cách kỹ lưỡng, bởi vì trong thực tế, có nhiều trường hợp hiện nay chỉ còn tồn tại các từ với tư cách như từ vựng địa phương. Có thể thấy rằng, chúng có nguồn gốc thuộc nhóm từ ngữ âm địa phương nhưng trải qua nhiều biến
44
thái của lịch sử và những tương tác do tiếp xúc cũng như do thói quen ngữ dụng ở một vùng (như ở phương ngữ Nam Bộ) quy định, mà chúng ta không thấy được các quy luật về sự biến đổi ngữ âm” [186].
Hiện nay, theo cách phân chia của Tiếng Việt hiện đại, cả nước có ba vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ và phương ngữ NB. Trong phương ngữ NB, các tác giả lại chia thành ba tiểu vùng phương ngữ: phương ngữ Quảng Nam – Quảng Ngãi, phương ngữ Quy Nhơn – Thuận Hải và phương ngữ Nam. Như vậy, Vĩnh Long là một trong mười ba tỉnh thành thuộc khu vực ĐBSCL, tiếng Vĩnh Long mang đầy đủ đặc trưng của phương ngữ NB bao gồm 5 thanh điệu như “ngang, huyền, hỏi, sắc, nặng”. Trong tiếng Vĩnh Long, chúng tôi quan tâm đến phương diện ngữ âm và từ vựng đã được người dân trong tỉnh sử dụng như thế nào.
Cũng như các tỉnh thành khác trong khu vực NB, phần phụ âm đầu trong tiếng địa phương Vĩnh Long có khuynh hướng lẫn lộn [s] – [x]; [tr] – [ch] – [t]; [r] – [d];
[r] – [g]; [v] – [d] – [gi]. Theo Nguyễn Tấn Anh, cư dân ở Cù lao Dài (H.VL) thì phụ âm [s] mới được phát âm cong lưỡi giống cách phát âm ở Nam Trung Bộ còn những nơi khác thì phát âm giống [x]… Đôi khi hai phụ âm [s] và [x] được thể hiện như một phụ âm tắc xát [ts]. Khu vực tỉnh Vĩnh Long giáp Cần Thơ và Hậu Giang có khuynh hướng phát âm [r] thành [g]; xã Mỹ Phước, H. Măng Thít phụ âm [tr] được phát âm thành [t] như ở Bến Tre. Về phần vần, tiếng Vĩnh Long cũng như một số tiếng ở các tỉnh thành khác trong khu vực thường lược bỏ âm đệm [o]/[u]. Các âm đôi [iê] – [ươ]
– [uô] và các âm đơn [o], [ô], [ơ] khi đứng trước [m] và [p] thì ở các âm đôi mất yếu tố sau; không phân biệt [iu] - [êu] – [iêu]; [ưu] – [ươu]; [ưi] – [ươi]; [im] – [iêm] – [êm]. Cuối cùng là phần phụ âm cuối [n] – [ng]; [t] – [c]; [y] – [i] phát âm không có sự phân biệt.
Ngoài ra, cũng như các tỉnh thành ở NB, tiếng Vĩnh Long cũng khá phổ biến hiện tượng biến đổi ngữ âm do đọc chệch âm. Nói theo lối dân dã hàng ngày, đó là ngôn ngữ của người nông dân chất phác NB. Tiêu biểu ta thường thấy các từ như (đêm) khuya đọc thành (đêm) phia; (duy) nhất thành (duy) nhứt; (câu) chuyện thành (câu) chiện, loán choán thành láng cháng, đèn pin thành đèn binh…
1.4.2.2. Theo Nguyễn Văn Ái “Sức mạnh của một phương ngữ hay một ngôn ngữ không phải ở cách phát âm như thế này hay như thế khác, mà là ở vốn từ ngữ của nó” [1; tr.12]. Ông cho rằng, “tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt phương ngữ này với phương ngữ khác là tính thông hiểu và tính quen dùng” [1; tr.12]. Vì vậy, việc xác định địa danh tỉnh Vĩnh Long có thể vượt ra khỏi phạm vi của tính duy nhất, đặc thù trong việc thể hiện địa danh, mà chúng tôi còn xem xét chúng trên cơ sở các tần số lặp lại để trở thành những yếu tố nổi bật, đặc thù trong phương thức đặt tên cho địa danh tỉnh Vĩnh Long. Về cơ bản, các đặc điểm về từ ngữ và phong cách trong việc sử
45
dụng ngôn ngữ ở tỉnh Vĩnh Long có những đặc trưng cơ bản như vùng phương ngữ NB bao gồm: tính giàu hình tượng, giàu tính so sánh và cụ thể; giàu tính cường điệu và khuyếch đại; giàu tính dí dỏm, hài hước, khỏe khoắn; giàu biểu cảm, chú trọng mức độ tình cảm hơn tính logich, nhiều thán từ và ngữ khí từ; giàu tính bình dân, giản dị, mộc mạc [1; tr.13-19].
1.4.3. Đặc điểm địa danh tỉnh Vĩnh Long
1.4.3.1. Như đã xác định về nội hàm địa danh, chúng tôi đã tiến hành thống kê, phân loại địa danh căn cứ vào danh pháp địa lý trên thực tế tỉnh Vĩnh Long:
Bảng 1: Thống kê địa danh tỉnh Vĩnh Long.
STT PHÂN LOẠI SỐ LƯỢNG
1 Địa danh chỉ địa hình 1976
2 Địa danh hành chính 961
3 Địa danh vùng 191
4 Địa danh chỉ công trình xây dựng 2035
TỔNG 5163
1.4.3.2. Dựa vào thành tố văn hóa, chúng tôi xác định đặc điểm địa danh tỉnh Vĩnh Long bao gồm:
- Địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ từ bốn tộc người: Địa danh ngôn ngữ Kinh;
Địa danh ngôn ngữ Khmer; Địa danh ngôn ngữ Hoa; Địa danh ngôn ngữ Chăm; Địa danh ảnh hưởng ngôn ngữ Trung Hoa, Pháp nói riêng và văn hóa phương Tây nói chung… là các minh chứng thể hiện sự có mặt của các tộc người có mặt đầu tiên đến tỉnh Vĩnh Long khai hoang. Nhìn chung, địa danh của tộc người Kinh chiếm đa số.
Do đặc thù cách phát âm của người dân Vĩnh Long nên có khá nhiều địa danh ra đời theo hệ quả của hiện tượng này...
- Địa danh theo không gian văn hóa: Địa danh chỉ điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa hình đất đai thổ nhưỡng, phản ánh đời sống sinh hoạt văn hóa vật chất và tinh thần của vùng sông nước miệt vườn tỉnh Vĩnh Long thuộc tiểu vùng văn hóa phù sa nước ngọt TNB...
- Địa danh theo thời gian văn hóa tỉnh Vĩnh Long: Địa danh thuộc giai đoạn vương quốc Phù Nam; Địa danh giai đoạn khẩn hoang; Địa danh thời chúa Nguyễn và Triều Nguyễn; Địa danh giai đoạn Pháp thuộc; Địa danh giai đoạn kháng Mỹ; Địa danh giai đoạn sau ngày đất nước thống nhất. Nhìn chung, địa danh tỉnh Vĩnh Long không có nhiều từ cổ. Qua nghiên cứu, chúng tôi chỉ thấy xuất hiện các địa danh như Cổ Lịch, Eo Lói và một số địa danh có từ Hóc, Búng, Bùng Binh, Cái.v.v… Tuy nhiên, địa danh có lớp từ vựng là từ lịch sử như từ chỉ các đơn vị hành chính, chức danh xưa, địa danh kiêng húy khá nhiều v.v..
46
TIỂU KẾT
Điểm qua tình hình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đề tài “Địa danh tỉnh Vĩnh Long qua góc nhìn văn hóa dân gian” có tính mới về mặt lý luận và thực tiễn. Các công trình nghiên cứu địa danh nói chung và địa danh tỉnh Vĩnh Long nói riêng tiếp cận đối tượng dưới góc nhìn ngôn ngữ và chủ yếu xem xét nguồn gốc hình thành, đặc điểm cấu tạo tên gọi địa danh. Trong công trình này, ngoài việc nghiên cứu địa danh về mặt nguồn gốc, chúng tôi còn nhìn nhận địa danh là một hiện tượng VHDG – có nghĩa là chúng cũng mang đầy đủ những đặc trưng của hiện tượng VHDG như hệ quả của tính truyền miệng trong quá trình lưu truyền địa danh, tên gọi địa danh được đặt một cách tự nhiên, mang tính khẩu ngữ… Trên cơ sở tính mới của đề tài, việc xác lập cơ sở lý luận nghiên cứu địa danh tỉnh Vĩnh Long đã nêu được các vấn đề cơ bản, giới thuyết một số phạm trù có liên quan đến địa danh qua góc nhìn VHDG. Để tiếp cận địa danh là một hiện tượng VHDG, chúng tôi cũng đề xuất nội hàm các phạm trù về địa danh hành chính và địa danh dân gian, đặc biệt là sự chuyển hóa giữa hai loại địa danh này. Chúng tôi còn khái quát đặc tính của địa danh hành chính trong đời sống hàng ngày đều có khuynh hướng trở thành địa danh dân gian trong quá trình nhân dân truyền gọi; khái quát dấu hiệu nhận biết địa danh hành chính có nguồn gốc từ địa danh dân gian… Để việc nghiên cứu địa danh tỉnh Vĩnh Long dưới góc nhìn VHDG được thực hiện một cách triệt để, chúng tôi đã đề xuất năm phương pháp mới giải mã địa danh, trong đó, phương pháp kiểm chứng dữ liệu địa danh thực sự có ý nghĩa đối với người nghiên cứu địa danh dưới góc nhìn VHDG.
47
CHƯƠNG 2