Tiểu vùng văn hóa tỉnh Vĩnh Long trong mối quan hệ với vùng văn hóa Tây

Một phần của tài liệu Địa danh tỉnh vĩnh long qua góc nhìn văn hóa dân gian (Trang 139 - 147)

CHƯƠNG 4. NHẬN XÉT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH TỈNH VĨNH

4.2. Tiểu vùng văn hóa tỉnh Vĩnh Long trong mối quan hệ với vùng văn hóa Tây

Nghiên cứu địa danh sử dụng các thành tố văn hóa làm đơn vị cơ sở đã nêu bật được đời sống văn hóa tỉnh Vĩnh Long sống động trong không gian và thời gian văn hóa. Qua việc rút ra kết luận về các quy luật VHDG chi phối địa danh, kết quả nghiên cứu còn giúp chúng tôi khẳng định mối quan hệ của tiểu vùng văn hóa tỉnh Vĩnh Long đối với vùng văn hóa TNB như sau:

4.2.1. Những nét tương đồng

4.2.1.1. Như đã phân tích, do có vị trí địa lý nằm giữa hai con sông Tiền và sông Hậu, tỉnh Vĩnh Long mang đầy đủ các yếu tố của vùng đồng bằng phù sa nước ngọt với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Chính vì thế, địa danh tỉnh Vĩnh Long mang rất nhiều yếu tố sông nước như: cù lao, chẹt, bào, bưng, búng, bến, đìa, hóc, kênh, khém, láng, lung, ngọn, rạch, sông, tắc, vàm, xẻo… Bên cạnh đó, văn hóa sông nước tỉnh Vĩnh Long còn được thể hiện rõ qua thành tố ngôn ngữ Cái khi đứng đầu địa danh. Theo thống kê sơ bộ, vùng đất phía Nam của tổ quốc hiện có ít nhất

“hai trăm năm mươi địa danh mang thành tố Cái ở trước, trong số này có đến hai trăm đơn vị chỉ sông rạch” [70; tr.37]. Theo Lê Trung Hoa, “địa danh này được sử dụng ở Nam Bộ. Vậy có thể yếu tố Cái này rất cổ hoặc bắt nguồn từ một ngôn ngữ nào đó ở vùng NB mà chúng tôi vẫn chưa xác lập được” [70; tr.40]. Tuy nhiên, ông cũng phác thảo những kết quả nghiên cứu bước đầu “nếu hiểu đây là từ chỉ các dòng chảy thì có thể hiểu được hầu hết ý nghĩa của địa danh”. Qua nghiên cứu địa danh tỉnh Vĩnh Long và so sánh với nhiều địa danh có thành tố Cái ở vùng TNB, chúng tôi nhận thấy “Cái” ở đây là giống Cái đối lập với giống Đực. Về mặt nghĩa thứ hai, Cái cũng còn là yếu tố chính, chỉ một đối tượng nào đó mang tính nguồn gốc, có kích thước bao trùm đối tượng khác. Như vậy, dòng sông Cái đổ về các nhánh sông nhỏ, kênh, rạch… như người phụ nữ, người mẹ có nhiều người con, được ví như dòng chảy chính, dòng chảy lớn. Từ cách hiểu tích hợp nói trên, chúng tôi đi đến việc khẳng định thành tố Cái là tên gọi chỉ các dòng chảy lớn… ở khu vực, chúng chính là những minh chứng cho văn hóa sông nước của tỉnh Vĩnh Long nói riêng và ĐBSCL

133

nói chung. Chịu sự chi phối của quy luật VHDG, trong quá trình lưu truyền, các địa danh “Cái” ban đầu chỉ các dòng chảy lớn, sau đó, chúng mới được sử dụng làm tên gọi của một số kênh, rạch nhỏ gắn với dòng chảy đó (Ví như cửa Ngã Cái, sông Ngã Cái – H.TB, rạch Cái Mới – H.MT…). Từ những con kênh rạch này, người dân lại tiếp tục đặt tên cho một số địa danh có mối liên hệ gần gũi với chúng miễn sao cho dễ nhớ theo quy luật liên hoàn mà chúng tôi đã đề cập ở phần 4.1.1.5. Cứ như thế, tính chất liên đới nối tiếp nhau tạo nên một hệ thống địa danh mang thành tố “Cái”

khiến nhiều nhà khoa học phân vân vì sao chúng mang tên các dòng chảy nhưng lại cũng mang tên một số cây cầu, công trình xây dựng mà không hề gắn với danh pháp địa lý là sông rạch… dẫn đến việc cho rằng thành tố Cái không phải là các dòng chảy. Chúng tôi lấy một ví dụ như sông Cái Sơn chảy vào một số kênh rạch ta có rạch Cái Sơn, sau đó là cầu Cái Sơn, đập Cái Sơn rồi thậm chí là ấp Cái Sơn; sông Cái Kè chảy vào kênh Cái Kè và nhân dân xây cầu Cái Kè, thành lập ấp Cái Kè.

Tương tự ta có sông Cái Ngang, hương lộ Cái Ngang, chợ Cái Ngang, cầu Cái Ngang – H.TB; rạch Cái Cạn, cầu Cái Cạn, ấp Cái Cạn 1, ấp Cái Cạn 2 – H.MT…

Hơn nữa, trong phân định phương hướng, định hình kích thước lớn, bé, dòng chảy chính, dòng chảy phụ… trong dân gian chỉ mang tính tương đối. Việc đặt tên địa danh trong dân gian thường xuất phát từ nhận định của cá nhân chứ không dựa trên cơ sở khoa học đo đạc chính xác vẽ bản đồ, vị trí địa lý cụ thể. Vì vậy, thành tố văn hóa sông nước Cái có thể được dân gian đặt tên cho một dòng chảy lớn thật sự nhưng cũng có thể là dòng chảy nhỏ trên thực tế. Giữa các dòng chảy thì liên thông nhau nên đối với nhân dân khi nhìn thấy dòng chảy lớn tương đối, lúc nào họ cũng nghĩ rằng chúng cũng có nhánh chảy con. Điều này cũng giống như việc dân gian đặt tên cho rất nhiều địa danh sông Ngã Bát, sông Ngã Cạy, sông Ngã Chánh… được quy ước là phía phải trái đối với ghe thuyền đi hướng này nhưng chưa chắc đúng với ghe thuyền đi hướng ngược lại… Nhìn chung, hiện tượng địa danh mang thành tố Cái ở tỉnh Vĩnh Long xuất hiện khá phổ biến cũng nằm trong đặc điểm chung của khu vực ĐBSCL vốn rất nhiều sông, kênh rạch chằng chịt như: tỉnh An Giang có cầu Cái Đôi, cầu Cái Tắt, cầu Cái Sao, đường Rạch Cái Sắn Sâu, ngã ba Cầu Cái Bí, rạch Cái Sơn…; tỉnh Bạc Liêu có ấp Cái Cùng, chợ Cống Cái Cùng…; tỉnh Bến Tre cầu Cái Sơn, cầu Cái Mơn Lớn, cầu Miễu Cái Đôi, sông Cái Gà…; tỉnh Cà Mau cầu Cái Đôi Nhỏ, cống Cái Nhum, đập Cái Chim…; tp. Cần Thơ có rạch Cái Cui, cầu Cái Sơn 2, cầu Ngã Cái, rạch Cái Sâu…; tỉnh Đồng Tháp có cầu Cái Ngang, cầu Sông Cái Nhỏ, đường Cái Bè, rạch Cái Da, rạch Cái Tôm, rạch Cái Sâu…; tỉnh Hậu Giang có cầu Cái Chanh Cũ, cầu Cái Dầu, cầu Cái Nhào, sông Cái Lớn…; tỉnh Kiên Giang có cầu Cái Lớn, cầu Cái Bé, chợ Cái Nứa, cống Cái Trăm (Trâm), kênh Cái Sắn, kinh Cái Tre…; tỉnh Long An có cầu Cái Cát, cầu Cái Môn, kênh Cái Bát Cũ…;

134

tỉnh Tiền Giang có chợ nổi Cái Bè, huyện Cái Bè…; tỉnh Trà Vinh có cầu Cái Đôi, rạch Cái Cỏ, rạch Cồng Cái Đôi…; tỉnh Sóc Trăng cầu Cái Trầu Mới, sông Cái Côn, cống Cái Trầu…

Đặc điểm tiếp theo là địa danh tỉnh Vĩnh Long cũng tái hiện được những cảnh sinh hoạt, phương tiện giao thông đường thủy và đường bộ ở vùng ĐBSCL gắn với đặc trưng vùng miền. Tiêu biểu là các địa danh có nguồn gốc từ các phương tiện ghe, thuyền, xuồng… đi lại trên sông. Như chúng tôi đã trình bày trong chương ba, dưới thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn, địa danh tỉnh Vĩnh Long còn ghi lại luật giao thông trên sông nước của người dân với luật Bát – Cạy. Theo tra cứu, chúng tôi nhận thấy hầu như ở tất cả các tỉnh thành vùng ĐBSCL, địa danh có từ Bát – Cạy khá phổ biến: đường Ngã Cạy, kênh Ngã Bát (An Giang); cầu Xẻo Bát (Bến Tre); cầu Cái Bát, chợ Cái Bát, sông Cái Bát (Cà Mau); cầu Ngã Cạy, rạch Ngã Bát (Tp.Cần Thơ);

cầu Ngã Bát, đường Ngã Cạy, đường Ngã Bát, đường Tắc Ngã Cạy, lộ Cầu Cái Bát (Đồng Tháp); ấp Ngã Bát, cống Rạch Ngã Bát, rạch Ngã Bát (Kiên Giang); cầu Ngã Bát, sông Ngã Bát, rạch Ngã Cạy (Hậu Giang); cầu Ngã Cạy (Sóc Trăng); rạch Ngã Cạy, sông Ngã Cạy, cầu Ngã Bát, rạch Ngã Bát, sông Cái Bát, sông Ngã Bát (Vĩnh Long)… Điều này có thể khẳng định rằng, Bát – Cạy là phong tục đi thuyền của người dân do nhà nước ban hành và chúng được phản ánh ở nhiều khu vực tỉnh thành. So với các tỉnh thành khác, thời bấy giờ, tỉnh Vĩnh Long vốn là vùng đất “kinh kỳ” nên là cửa ngõ giao thông ở nhiều nơi, vì vậy, loại địa danh được phản ánh khá phổ biến.

4.2.1.2. Đi kèm với yếu tố địa hình sông nước, địa danh tỉnh Vĩnh Long còn phản ánh nét văn hóa ẩm thực và đặc sản của vùng đất phù sa nước ngọt này. Cũng giống như các tỉnh thành trong khu vực, nhiều loài cá như: cá lóc, cá rô, cá trê, cá vồ, cá phèn… rất phổ biến ở TNB xuất hiện trong địa danh. Ví như ở tỉnh Bến Tre có cầu Cá Lóc, kênh Cái Cá, rạch Cái Cá, lộ Ao Cá; tỉnh Long An có cầu Cá Rô; tỉnh Sóc Trăng có cầu Mang Cá 1, cầu Mang Cá 2; tỉnh Tiền Giang có địa danh ấp Cá;

tỉnh Trà Vinh có cầu Cá Lóc, cống Cá Trê, chợ Cá; tỉnh Vĩnh Long có sông Cái Cá (còn có tên gọi là sông Cầu Vồng), sông Cái Lóc… Bên cạnh đó, địa danh Vĩnh Long cũng chứng minh được đặc trưng của vùng đất phù sa này trồng khá nhiều loài cây ăn trái có giá trị. Cũng như các tỉnh thành còn lại, Vĩnh Long trồng được các loại cây trái như cam, quýt, mít… có vị ngọt thanh tao, đậm đà… Điều đó thể hiện qua khá nhiều địa danh như: gò Ổi, xẻo Mít, sông Cái Chuối, sông Cái Cam… Tương tự, ta cũng thấy có các địa danh mang tên nhiều loài cây trái ở các tỉnh khác như: Bến Tre có chợ Cái Mít, sông Cái Mít, đường Cái Xoài…; Cần Thơ có cầu Cái Cam, cầu Rạch Chuối…; Đồng Tháp có cầu Cái Quýt, xẻo Quýt; Bạc Liêu có cầu Đìa Chuối, đường Lộ Chòm Xoài, đường Giồng Nhãn, lộ Giồng Nhãn…; Trà Vinh có cống Lung

135

Mít, chợ Cây Ổi, cầu Dừa Đỏ, đường Cây Xoài… Nhiều loài thực vật sông nước miền quê TNB hiện diện trong địa danh tỉnh Vĩnh Long và địa danh một số tỉnh thành khác của khu vực cũng tái hiện được vẻ đẹp của miền nông thôn dân dã, hiền hòa. Tiêu biểu ta thấy có các địa danh gắn với các loại cây gừa, bình bát, bần… quen thuộc ở nông thôn TNB như kênh Điên Điển (An Giang)…; cầu Rạch Bần, cầu Hàng Bần, đường Cây Gừa, đường Bàu Sen, kênh Cây Gừa (Bạc Liêu)…; rạch Gừa (Bến Tre)…; cầu Cái Bần Trên, cầu Cái Bần dưới (Đồng Tháp); ấp Cả Gừa, kênh Bình Bát, rạch Bần (Long An); rạch Gừa (Sóc Trăng)…; cồn Mái Dầm, đìa Gừa, rạch Bình Bát, rạch Bần (Vĩnh Long)… Song song đó, tương tự như tỉnh Vĩnh Long, một số loài thực vật khác cũng đi vào địa danh ở nhiều tỉnh thành như đường Tầm Vu, cầu Cái Sơn 2, cầu Rạch Nhum, cầu Cây Sung, đường Bờ Tràm (Tp. Cần Thơ)…; cầu Rạch Da, đường Xẻo Tre, đường Mù U, chợ Cái Sơn, chợ Cầu Muồng, kênh Bằng Lăng, rạch Bà Bướm, rạch Chanh (Đồng Tháp)…; cầu Xẻo Trâm, cầu Rạch Chanh, cầu Cây Dương, cầu Cái Dầu, bưng Cây Sắn, sông Tầm Vu (Hậu Giang)…; cầu Mương Điều, đường Cầu Bàng, đường Cây Trâm, kênh Tràm Mù, rạch Mù U (Tiền Giang)…; cầu Sóc Tre, đường Cây Da, sông Rạch Bàng (Trà Vinh)…; bưng Lức, cầu Mương Điều, cống Chòi Mòi, cầu So Đũa, kênh Cây Dương, ngã tư Cây Vông (Sóc Trăng)…

4.2.1.3. Có thể nói, qua địa danh, chúng tôi thấy được đặc điểm về sinh hoạt sản xuất, sinh hoạt vật chất của tỉnh Vĩnh Long khá tương đồng với các tỉnh thành trong khu vực TNB. Trước hết là tập quán làm thủy lợi của cư dân TNB ở nhiều nơi được thể hiện rõ qua các địa danh: rạch Mương Khai Lớn, cầu Mương Khai (Đồng Tháp);

kênh Mương Khai, cầu Mương Khai 1 (Sóc Trăng); rạch Mương Khai Nhỏ, rạch Mương Khai Lớn (tỉnh Vĩnh Long)… Tập quán sản xuất nông nghiệp truyền thống tận dụng sức kéo của trâu bò được tái hiện qua hàng loạt địa danh như rạch Đường Trâu (Kiên Giang), rạch Đường Trâu (Sóc Trăng), kênh Đường Trâu (Trà Vinh), rạch Đường Trâu (Tiền Giang), rạch Đường Trâu (Vĩnh Long)…

4.2.1.4. Trong các giai đoạn lịch sử, địa danh tỉnh Vĩnh Long cũng như địa danh các tỉnh thành khác trong khu vực cũng cùng chịu ảnh hưởng chế độ chính trị đương thời. Dưới thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn, địa danh dân gian bị chi phối bởi quá trình khẩn hoang, địa danh hành chính chịu sự quy định của triều đình phong kiến qua việc dùng tiếng Hán đặt tên cho địa danh, quy định các đơn vị hành chính như dinh, châu, tổng, thôn, làng… Thời thuộc Pháp, địa danh tên Nôm được phục hồi, các địa danh Nôm được công nhận khá nhiều trên bản đồ hành chính, địa danh tiếng Pháp xuất hiện, các đơn vị hành chính hạt, tổng, làng… tồn tại và phát triển…

Cụ thể, trong giai đoạn khẩn hoang, cư dân tỉnh Vĩnh Long nói riêng và cư dân TNB nói chung đã chịu đựng bao khó khăn, gian khổ mới khai phá được đất đai để

136

đổi lấy sự sinh tồn. Trong số những khó khăn đó, gian khổ nhất là việc họ phải chống lại các loài thú dữ như hổ và cá sấu. Hiện nay, ở các tỉnh thành TNB, các địa danh mang tên hai loài thú dữ này cũng còn tồn tại khá phổ biến. Ví như: tỉnh Đồng Tháp có mương Ông Hổ, cầu Ông Cả; tỉnh Cà Mau có cầu Đình Ông Cọp; tỉnh Long An có bàu Sấu; tỉnh Kiên Giang có hang Cá Sấu; tỉnh Vĩnh Long có rạch Sấu … Cộng cư trên vùng đất mới và trải qua những thăng trầm của đất nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cư dân TNB luôn có ước vọng được bình an và cầu mong cho cuộc sống được no ấm, viên mãn, họ mong mỏi ngày đất nước được thống nhất, hết họa chiến tranh để bà con làm ăn sinh sống. Đó chính là hai ước vọng mãnh liệt nhất mà nhân dân, chính quyền chúa Nguyễn, triều Nguyễn và chính quyền cách mạng đã thay mặt nhân dân đặt tên cho các đơn vị hành chính đương thời ở hầu hết các tỉnh thành TNB mang các ý nghĩa tốt đẹp như: cù lao An Bình (H.LH), ấp An Hiệp (H.LH, H.VL, H.MT), ấp An Lạc Đông, ấp An Lạc Tây (H.VL), xã Mỹ Thuận (H.BT)… thuộc tỉnh Vĩnh Long; xã Thạnh Phong (H. Thạnh Phú), Phú Hưng, Mỹ Thạnh An (H. Châu Thành), xã Phú Tân (Tp. Bến Tre)…thuộc tỉnh Bến Tre; Phường An Thạnh, phường An Hòa, phường An Lộc, xã An Bình (Tp. Cao Lãnh)… thuộc tỉnh Đồng Tháp; xã Long Thạnh, xã Long Hưng, ấp Tân Hiệp (H. Châu Thành), ấp Bình An, ấp Hòa Định (H. Chợ Gạo)… thuộc tỉnh Tiền Giang… Bên cạnh việc phản ánh ước vọng của nhân dân lao động, địa danh tỉnh Vĩnh Long nói riêng và địa danh TNB nói chung còn thể hiện quan điểm, đạo lý đề cao nghĩa khí của con người, xem trọng lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, sống hòa thuận với mọi người…

ở vùng đất phương Nam qua các địa danh xã Hiếu Nhơn, xã Hiếu Nghĩa, xã Hiếu Thuận, ấp Trung Tín, ấp Trung Hậu, xã Trung Nghĩa, xã Trung Thành, xã Trung Hiếu (H.VL), ấp Thành Nhân, ấp Thành Nghĩa (H.BM)... tỉnh Vĩnh Long; xã Thuận Nghĩa Hòa (H. Thạnh Hóa), xã Nhơn Hòa (H. Long Thạnh), ấp Đức Ngãi 1, ấp Đức Ngãi 2 (H. Đức Hòa)... tỉnh Long An; ấp Lương Lễ, ấp Lương Ngãi, ấp Lương Nhơn, ấp Lương Tín, ấp Lương Trí (H. Cái Bè)... tỉnh Tiền Giang…

Ngoài các vấn đề đã phân tích, ở mỗi tỉnh thành, chúng ta còn có thể kể đến rất nhiều loại địa danh có những nét văn hóa tương đồng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi liệt kê thêm một vài loại địa danh sau để minh chứng cho cách đặt tên địa danh. Tiêu biểu là loại địa danh chỉ vị trí, kích thước, đặc điểm tính chất của đối tượng cầu Đầu Bờ, cầu Kinh Giữa, cầu Lộ Cũ, cầu Lung Lớn… (Bạc Liêu); chợ Ngoài, kênh Đồng Bé, lộ Quẹo… (Bến Tre); cống Kênh Giữa, kênh Ngang, rạch Giồng Nhỏ… (Cà Mau); kinh Ranh, ngã ba Rạch Ranh, rạch Giữa… (Tp. Cần Thơ);

cầu Kênh Chà Dưới, đường Kênh Nhỏ, lộ Giữa… (Tiền Giang); kênh Vành Đai, ngã ba Đầu Giồng, sông Cầu Ngang… (Trà Vinh); cầu Chữ Y, cống Kinh Mới, cầu Ngang, cầu Rạch Giữa… (Sóc Trăng) v.v.. Địa danh phản ánh tôn giáo tín ngưỡng:

137

cầu Miễu Cái Đôi, cầu Đình, ngã tư Nhà Thờ (Bến Tre), kênh Cao Đài (Đồng Tháp), kênh Nhà Thờ (Hậu Giang), cầu Miễu Ông Tà, cầu Đình (Kiên Giang), kênh Miễu, cầu Chùa Ông Bổn (Sóc Trăng), cầu Chùa, cầu Nhà Thờ, cầu Rạch Miễu (Tiền Giang)… Địa danh phản ánh các chức danh thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn qua cầu Ông Hàm, kênh Ông Đốc (An Giang), cầu Ông Đốc (Bạc Liêu), cống Bà Cai (Cà Mau), cầu Cai Bường, đường Huyện Hàm, đường Đốc Binh Kiều, đường Đốc Binh Vàng, rạch Ông Tổng (Đồng Tháp), cầu Ông Huyện (Long An)… Địa danh là nhân danh như cống Sáu Nhỏ, cầu Mương Út Xuân, cầu Bảy Đực, cầu Ông Mạnh, cầu Bà Bầu, kênh Ba Lẫm… (An Giang); cầu Mười Xinh, đường Rạch Ông Thung, kênh Út Gốc, rạch Bà Mụ… (Đồng Tháp); cầu Út Tiệm, đường Bờ Xáng Nàng Mau, kênh Bảy Dư, kênh Mụ Thể, kênh Tư Hương… (Hậu Giang); cầu Bún Bà Của, cống Năm Cát, cống Năm Chỉ… (Long An); cầu Bà Lui, cầu Sáu Xôi, cầu Tám Chanh, cống Ba Đấu, cống Mười Mót, kênh Út Biện, kênh Út Cứng, kênh Bà Sẩm… (Sóc Trăng); cầu Bà Chẩn, cầu Hai Ngổ, cầu Ba Điều, cống Năm Minh… (Trà Vinh) v.v.. Rất nhiều cách đặt tên, cấu trúc tên gọi địa danh chịu sự chi phối của các thành tố văn hóa tỉnh Vĩnh Long có những điểm tương đồng với các tỉnh thành trong khu vực theo quy luật vùng văn hóa TNB.

4.2.1.5. Tổng kết, tỉnh Vĩnh Long vốn có bốn tộc người (Kinh, Hoa, Khmer, Chăm) cùng chung sống trên vùng đất này, đây cũng là bốn tộc người chính sinh sống ở vùng TNB. Chính vì vậy, ngôn ngữ và vốn văn hóa của bốn tộc người cộng với quá trình giao lưu văn hóa đã hình thành nên địa danh tỉnh Vĩnh Long đa dạng và nhiều màu sắc. Về tổng thể, địa danh tỉnh Vĩnh Long, TNB sử dụng ngôn ngữ của cả bốn tộc người cho thấy lòng bao dung, tôn trọng phong tục tập quán của nhau. Qua các địa danh có tên gọi gần gũi với đời sống hàng ngày, chúng ta cũng nhận thấy người dân Vĩnh Long nói riêng, TNB nói chung có tính thiết thực, họ chuộng cách sử dụng ngôn từ đơn giản, mộc mạc, chân chất. Mặt khác, điều này cũng cho thấy tính cách phóng khoáng trong việc sử dụng từ ngữ, thể hiện tên gọi địa danh, đúng như tính cách của con người TNB không câu nệ khuôn sáo, nói sao thì phản ánh vậy, thích sự hài hước đơn giản... Điều này cũng được thể hiện rất rõ qua cách đặt tên địa danh của nhân dân các tỉnh miền TNB như: ngã ba Cua Be Lùn (An Giang), ngã ba Mũi Dùi (Bạc Liêu), lộ Bãi Rác (Bến Tre), kinh Trời Đánh, tắt Chàng Hảng (Cà Mau), cầu Nước Trong, đường Kênh Rác (Tiền Giang), cầu Đúc Ngoài, giồng Ông Bạn, cầu Mỏ Heo (Long An), vàm Kênh Năm Sông Nước Đục, kênh Ngan Mồ (lẽ ra là Ngang Mồ), cầu Chín Rù Rì (Hậu Giang), kênh Chết Chém (Đồng Tháp)…

4.2.2. Những nét khác biệt

4.2.2.1. Xét trong mối quan hệ tổng thể của vùng TNB, mặc dù có những nét tương đồng do có cùng đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên là vùng đồng bằng sông

Một phần của tài liệu Địa danh tỉnh vĩnh long qua góc nhìn văn hóa dân gian (Trang 139 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(321 trang)