Đề xuất các giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu địa danh tỉnh Vĩnh Long qua góc nhìn văn hóa dân gian

Một phần của tài liệu Địa danh tỉnh vĩnh long qua góc nhìn văn hóa dân gian (Trang 147 - 321)

CHƯƠNG 4. NHẬN XÉT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH TỈNH VĨNH

4.3. Đề xuất các giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu địa danh tỉnh Vĩnh Long qua góc nhìn văn hóa dân gian

Trên cơ sở xác định địa danh là các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (nhất là địa danh dân gian), địa danh không chỉ mang chức năng định danh mà chúng còn tác động đến đời sống văn hóa, xã hội. Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy thế mạnh của địa danh như sau:

4.3.1. Qua kết quả nghiên cứu của luận án, chúng ta càng khẳng định công lao to lớn của bốn tộc người Việt – Hoa – Khmer – Chăm trong quá trình khẩn hoang vùng đất Vĩnh Long nói riêng, TNB nói chung. Vùng đất này hoàn toàn không phải do một tộc người sở hữu và tộc người khác đến chiếm hữu mà qua các minh chứng về địa danh, chúng ta nhận thấy rằng các tộc người anh em đến đây để cùng “Mở đất – Lập đất – Bảo vệ đất71”. Họ chính là những người đặt tên gọi cho từng vùng đất đã khai hoang. Cũng qua địa danh, chúng ta không thể phủ nhận vai trò chủ yếu của người Kinh trong tiến trình khai phá vùng đất Vĩnh Long nói riêng, TNB xưa nói chung mà đại diện là chính quyền thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn cùng với nhân dân miền Bắc, miền Trung di dân vào các tỉnh phía Nam. Tộc người Kinh chiếm đa số, họ chính là những người chủ động và lập kế hoạch khai phá vùng đất hoang vu cùng với ba tộc người anh em còn lại.

Về mặt chính quyền, các chúa Nguyễn là người có công đi đầu trong việc khai phá vùng đất ở phía Nam của tổ quốc. Khởi đầu là Nguyễn Hoàng (con thứ hai của Nguyễn Kim) vì muốn tránh họa thảm sát từ người anh rể là Trịnh Kiểm, ông đã nghe lời khuyên của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm vào trấn thủ tại Thuận Hóa, bắt đầu công cuộc Nam tiến trong nhiều thế kỷ. Trải qua chín đời chúa gồm Nguyễn Hoàng (1600-1613), Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635), Nguyễn Phúc Lan (1635-

71 Vì bảo vệ đất nước, nhiều người dân tỉnh Vĩnh Long đã phải bỏ mạng trong chiến tranh và chịu sự đàn áp, khủng bố dã man của thực dân và đế quốc xâm lược. Tiêu biểu như năm 1947, Pháp đã lùng giết những gia đình tham gia cách mạng, chúng đã giết hại gia đình đồng chí Nguyễn Văn Thủ, Nguyễn Văn Sô, thậm chí chôn sống cả gia đình đồng chí Lê Văn Vị...; Để trả thù đốc binh Lê Cẩn, Nguyễn Giao và Phó Mai tiêu diệt tên chánh tham biện Alix Salicenti trong trận Cầu Vông, thực dân Pháp cùng bọn tay sai là Tôn Thọ Tường, Trần Bá Lộc và Huỳnh Công Tấn đã ra tay giết hại hơn 500 người dân vô tội, thây người chất đầy và máu chảy thành sông nên nhân dân trong vùng mới đặt tên vùng đất này là Vũng Linh oan khốc...

141

1648), Nguyễn Phúc Tấn (1648-1687), Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691), Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), Nguyễn Phúc Chú (1725-1738), Nguyễn Phúc Khoát (1738- 1765), Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777), vùng đất phía Nam của tổ quốc được khai phá cho đến tận mũi Cà Mau. Dưới thời các vua nhà Nguyễn, vùng đất phương Nam tiếp tục được khẩn hoang từ triều vua Gia Long (1802-1819), Minh Mạng (1820- 1840), Thiệu Trị (1841-1847), đặc biệt là dưới triều Tự Đức cai trị (từ năm 1848 cho đến 1867). Nếu tính về mặt thời gian, tỉnh Vĩnh Long được khai phá dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chú trở về sau. Trong giai đoạn này, chúa Nguyễn Phúc Chú đã cho lập dinh Long Hồ (bên cạnh trấn Hà Tiên) - trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của TNB lúc bấy giờ, bao gồm các tỉnh: Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang. Bằng các chiến lược quân sự và tài ngoại giao khôn khéo, chúa Nguyễn đã được chính quyền Chân Lạp tự nguyện và đồng thuận dâng các vùng đất Mỹ Tho, Gò Công, Long Hồ… Theo luật pháp quốc tế, đây là sự tiếp nhận và khẳng định chủ quyền hoàn toàn hợp pháp trong các thế kỷ XVII - XVIII. Đi liền với các chính sách về quân sự, chúa Nguyễn và triều Nguyễn còn ban hành các chính sách nhằm khuyến khích quá trình khẩn hoang, chủ trương tổ chức các đợt di dân của người Việt từ miền Bắc, miền Trung vào tỉnh Vĩnh Long và NB do chính quyền nhà nước quản lý. Chính vì vậy, từng vùng đất nhanh chóng được khai khẩn, kéo theo đó, các địa danh Việt ra đời chiếm đa số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long kể từ năm 1732. Cũng như các tỉnh thành khác trong khu vực TNB, hiện nay, dấu tích này còn ghi lại ở khá nhiều địa danh tỉnh Vĩnh Long gắn với giai thoại kể về sự tích Nguyễn Ánh (Tiêu biểu như địa danh Long Hồ (đã giải thích ở chương hai); địa danh cù lao Mây – H.TO gắn với câu chuyện Nguyễn Ánh bị nhà Tây Sơn đuổi đánh, đang lúc bế tắc, ông và đoàn tùy tùng đã dạt vào vùng đất này để ẩn náu. Khi đã an toàn, ông đặt tên là Vân Châu vì từ xa cù lao giống như một áng mây bay; địa danh bưng Sẩm – H.TO vốn được nhân dân truyền tụng cũng là nơi ẩn náu và giấu khí giới của Nguyễn Ánh; địa danh cầu Gò Ân - H.VL… kể về câu chuyện ông Nguyễn Văn Mậu đã nuôi sống Nguyễn Ánh trong ba tháng khi vị vua này đang trong giai đoạn bị nhà Tây Sơn đánh đuổi – ân ở đây có nghĩa là lòng biết ơn của Nguyễn Ánh đối với người đã cưu mang mình, sau khi lên ngôi, ông đã tặng người ân của mình sáu chữ vàng “Trung thượng, Trung can, Nghĩa khí”)… Qua các tích truyện gắn với địa danh tỉnh Vĩnh Long (phổ biến ở TNB) cho thấy, vua Gia Long nói riêng và chính quyền nhà Nguyễn, chúa Nguyễn cũng đã nhận được sự ủng hộ của cư dân đương thời trong công cuộc mở cõi về phía Nam của tổ quốc.

Song song với vai trò của chính quyền chúa Nguyễn và triều Nguyễn, một bộ phận dân nghèo ở miền Bắc và đa số là miền Trung, trong giai đoạn này, họ di dân lẻ tẻ vào Nam, góp phần rất lớn trong việc đẩy nhanh tiến trình khai phá vùng đất phía

142

Nam. Họ đi bằng đường bộ và đường thủy. Đến nơi nào thuận lợi, họ dừng chân khai khẩn đất và sinh sống. Họ chính là những cư dân có mặt từ rất sớm trên vùng đất Vĩnh Long nói riêng và TNB nói chung, trước cả các di dân theo đợt do chính quyền nhà nước quản lý như đã nói trên. Chính vì vậy, tỉnh Vĩnh Long có nhiều địa danh dân gian ra đời trước năm 1732, có nghĩa là trước khi chúa Nguyễn thiết lập các đơn vị hành chính (bởi vì chiến lược của các chúa Nguyễn là luôn để dân đi trước, khai khẩn đất đai, nếu thành công, chính quyền sẽ tổ chức các đợt di dân sau đó)…

Như vậy, nghiên cứu địa danh tỉnh Vĩnh Long góp phần khẳng định vai trò của các tộc người có công trong quá trình khai hoang trên vùng đất này, nhất là tộc người Kinh. Họ là những người đi đầu trong việc mở mang vùng đất mới cả về mặt tổ chức và thực hiện công cuộc khai khẩn đầy gian lao, vất vả. Họ là những người không kể tính mạng của mình để giữ đất, chống chọi với hiểm nguy trước sức mạnh của thiên nhiên và đi tiên phong trong việc chống hiểm họa xâm lược của Xiêm (Thái Lan) lúc bấy giờ, chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trong các giai đoạn về sau. Biết bao đồng bào đã đổ máu và cả tính mạng của mình để gìn giữ, gầy dựng nên mảnh đất phía Nam của tổ quốc. Có thể kết luận rằng, việc khẳng định lịch sử khai phá vùng đất TNB nói chung, tỉnh Vĩnh Long nói riêng là khẳng định lịch sử lâu đời của dân tộc Việt Nam. Nếu như trước đây, lịch sử khai phá vùng đất Vĩnh Long và TNB được viết dựa trên những sự kiện của lịch sử thì nay, với phương pháp nghiên cứu địa danh dưới góc nhìn văn hóa, chúng ta sẽ tiếp tục viết nên những trang sử của dân tộc trong giai đoạn đầu gầy dựng vùng đất phương Nam bằng một loại tư liệu mới – đó là địa danh. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần minh chứng cho một bộ phận đồng bào dân tộc anh em nhận thức rõ ràng, đúng đắn về lịch sử hình thành của vùng đất này trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, chúng tôi mong rằng việc nghiên cứu địa danh của toàn vùng TNB và thậm chí là cả NB dưới góc nhìn văn hóa được tiến hành nhanh chóng để tăng thêm minh chứng về mặt khoa học và lịch sử trong quá trình người Việt có công lao to lớn trong việc mở đất, giữ đất qua từng địa danh được nhân dân đặt nên, chứ không phải là một cuộc xâm chiếm đất đai trong lịch sử.

4.3.2. Xét về chức năng, địa danh có vai trò định danh các vùng đất, công trình xây dựng, một đơn vị hành chính, một địa hình tự nhiên. “Như mọi danh từ, danh ngữ chung, địa danh có chức năng định danh sự vật. Nhưng địa danh còn có một chức năng mà danh từ/danh ngữ chung không có, đó là cá thể hóa đối tượng. Chính nhờ chức năng này, địa danh trở thành một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống xã hội” [69; tr.41]. Như vậy, trong đời sống hàng ngày, địa danh giúp con người trong việc chỉ dẫn địa lý. Địa danh là phương tiện không thể thiếu trong vấn đề đi lại, nhận dạng sự vật, địa hình, địa điểm…

143

Ngoài chức năng nói trên, địa danh còn có ý nghĩa về mặt tinh thần. Xét từ kết quả nghiên cứu địa danh tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi nhận thấy địa danh có nguồn gốc từ trong đời sống VHDG. Nhiều địa danh là những sự vật, hiện tượng gần gũi thiết thân với con người. Chính vì vậy, địa danh chiếm một vị trí quan trọng trong tình cảm của chúng ta đối với quê hương, đối với một vùng đất nào đó. Địa danh là nơi chôn nhau cắt rốn, là mảnh đất ông bà tổ tiên đã sinh sống và gầy dựng cơ nghiệp.

Đối với những ai sinh sống và lớn lên ở một vùng đất, họ cảm thấy địa danh gắn với bản thân mình thiêng liêng đến chừng nào, đối với những ai xa quê hương, địa danh còn trở thành một ký ức, kỷ niệm khó phai. Theo chúng tôi, đó là đặc điểm tâm lý của tình yêu tổ quốc. Đôi lúc, địa danh gắn với một loài cây thường mọc dọc bờ sông như cây gừa, cây bần hoặc con cá rô đồng, cá lóc đồng sống nơi ruộng nước, một cái ao, cái đìa, một cây cầu khỉ bắc qua dòng kênh mang màu nước ngọt phù sa… vậy mà người ta cũng yêu mến, quyến luyến lạ. Ví như qua địa danh tỉnh Vĩnh Long, người dân lao động cũng đã thể hiện không ít tình cảm của mình khi ví von: Đất Trà Ôn tiếng đồn con cá Cháy72 – Đất Vĩnh Trị nổi tiếng nem ngon – Gạo Ba Kè càng dẻo càng thơm – Anh về ở xứ Sài Gòn – Nhiều năm vẫn nhớ rượu ngon Lộc Hòa [149; tr.46]Địa danh xét ở góc độ VHDG đúng như tâm trạng của Chế Lan Viên trong bài thơ Tiếng hát con tàu: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở; Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Ở góc độ này, địa danh chính là quê hương. Bởi quê hương là những gì bình dị nhất... Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là đường đi học, quê hương là con diều biếc, quê hương là con đò nhỏ, quê hương là cầu tre nhỏ... tất cả những điều bình dị đó của quê hương đều được mô tả trong địa danh. Vì vậy, khi thiết lập một đơn vị hành chính mới, chúng ta cần cố gắng đưa các địa danh đang truyền gọi trong dân gian được kiểm chứng là có từ lâu đời, đã ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân để trở thành tên gọi của đơn vị đó. Việc giữ gìn tên các địa danh cũ là duy trì lòng yêu quê hương qua địa danh. Chúng ta phải làm sao để người dân am hiểu và trân trọng tính dân gian trong quá trình thực hiện chiến lược giữ gìn địa danh thuần Việt.

Ở phạm vi quốc gia, địa danh có liên quan đến việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Trong thời gian qua, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho thấy, việc ghi chép các địa danh có vai trò vô cùng quan trọng. Từ những bằng chứng của Việt Nam đưa ra, trong lịch sử, địa danh Hoàng Sa và Trường Sa vốn đã được chính quyền Việt Nam lưu tâm đến. Chúng được chú ý ghi chép lại từ các bộ địa lý, lịch sử. Căn cứ vào“Tuyển tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ đồ thư” của Đỗ Bá biên soạn theo lệnh của Chúa Trịnh, viết vào thế kỷ XVII (là bộ bản đồ viết sau

72 Loại cá mang rất nhiều trứng ở khoan bụng, chúng sống thích nghi với vùng nước lợ và nước ngọt. Đặc sản cá cháy ở xã Tích Thiện, H.TO nổi tiếng nấu các loại canh xoài, bún mắm, cá kho mặn với mía hoặc làm gỏi...

Hiện, cá cháy hầu như rất hiếm.

144

và kế thừa bộ Hồng Đức bản đồ được biên soạn theo chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông (1460-1497)) viết về địa danh Hoàng Sa và việc thực thi chủ quyền của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong; Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí v.v.. do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn và nhiều quyển sách khác cũng đã đề cập đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai địa danh Hoàng Sa và Trường Sa v.v.. Trong việc chứng minh chủ quyền biển đảo, các bộ sách địa lý lịch sử viết về địa danh đã cho thấy sự xác lập chủ quyền trên hai quần đảo này ở Việt Nam. Liên hệ với việc nghiên cứu địa danh tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi nhận thấy rằng ngoài việc xuất bản ấn phẩm về địa danh dưới góc độ ngôn ngữ, chúng ta cần phổ biến đến người dân các ấn phẩm viết về địa danh gắn với tiến trình văn hóa lịch sử của dân tộc là một việc làm cần thiết. Điều đó góp phần giúp người dân hiểu và nâng cao ý thức về lòng yêu quê hương, khẳng định quá trình gian khổ trong việc khai khẩn vùng đất Vĩnh Long nói riêng, TNB nói chung với vai trò của người Kinh là chủ yếu trong việc xác lập chủ quyền trên đất Vĩnh Long và toàn khu vực trong giai đoạn cận đại. Đây cũng là việc thực hiện theo Điều 4 về Chính sách an ninh quốc gia, khoản 2 của Luật An ninh quốc gia: “Nhà nước có chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, đối ngoại vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị để bảo đảm an ninh quốc gia”. Lĩnh vực văn hóa cũng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, tại Điều 5, khoản 3 là “Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội”.

4.3.3. Song song đó, trong quá trình thực hiện Nghị định 91/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng, địa phương cần bổ sung các tiêu chí về tên gọi địa danh có nguồn gốc dân gian. Chúng tôi đề xuất, từ thời điểm này trở đi, địa danh mang tính chất VHDG cần được giữ nguyên vẹn, không thể xóa bỏ một cách tùy tiện (dù chúng có biểu hiện bằng các ngôn từ quá bình dân như cánh Đồng Chó Ngáp, bưng Đìa Thúi, giồng Cu (Cô) Hồn… đi chăng nữa) để thay vào đó những địa danh mang mỹ từ bóng bẩy, thường thấy ở nhiều khu vực tỉnh thành trong thời gian gần đây như Phú Mỹ Hưng, Mỹ Thạnh Hưng, Hưng Thịnh, Bình Hưng... Hiện nay, phạm vi áp dụng quy định đặt và đổi tên đường, công trình công cộng chỉ giới hạn ở các vùng đô thị, vì vậy, chúng tôi đề xuất cần sửa đổi, bổ sung Nghị định để mở rộng phạm vi thực hiện đến các vùng nông thôn hoặc xây dựng một văn bản mới quy định việc đặt và đổi tên đường phố, công trình công cộng ở các vùng nông thôn.

4.3.4. Để đáp ứng nhu cầu của công tác xây dựng cơ sở hạ tầng trong Chương trình nông thôn mới theo Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện

Một phần của tài liệu Địa danh tỉnh vĩnh long qua góc nhìn văn hóa dân gian (Trang 147 - 321)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(321 trang)