Ảnh hưởng của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa đến nguồn gốc hình thành địa danh tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu Địa danh tỉnh vĩnh long qua góc nhìn văn hóa dân gian (Trang 74 - 83)

CHƯƠNG 2. CHỦ THỂ VÀ QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA CHI PHỐI NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH ĐỊA DANH TỈNH VĨNH LONG

2.3. Ảnh hưởng của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa đến nguồn gốc hình thành địa danh tỉnh Vĩnh Long

2.3.1. Giao lưu văn hóa bản địa giữa các tộc người Kinh, Hoa, Khmer, Chăm qua địa danh

Như đã trình bày ở trên, trong thực tế, văn hóa các tộc người có sự đan xen lẫn nhau và được thể hiện ở nhiều khía cạnh như tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội, nghệ thuật... Vì vậy, khi tra cứu địa danh tỉnh Vĩnh Long, chúng ta khó có thể nhìn nhận thấu đáo, rạch ròi văn hóa giữa các tộc người. Tuy nhiên, trong quá trình giao lưu văn hóa, chúng ta cũng nhận thấy rõ một vài phương diện mang tính tiêu biểu. Đó là trên lĩnh vực văn hóa ngôn ngữ, sự pha trộn ngôn ngữ giữa các tộc người, dân tộc qua địa danh. Trong phần này, chúng tôi không đề cập đến các yếu tố văn hóa khác, bởi vì thật khó để tách bạch và truy nguồn tất cả các hiện tượng văn hóa trong lịch sử có nguồn gốc văn hóa bản địa và các hiện tượng văn hóa được hình

68

thành trong quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa (sau đó trở thành vốn văn hóa của dân tộc) để khẳng định chúng qua địa danh.

Cũng như các tỉnh thành khác trong khu vực, quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa ở tỉnh Vĩnh Long diễn ra trong sự hòa thuận “Ở khắp bốn phương, mỗi nhà đều riêng phong tục” “người Khơ – me, người Hoa giữ tập tục riêng. Người Việt không kỳ thị, mặc dầu nắm ưu thế về chính trị [117; tr.51]”. Trong quá trình cộng cư, tài sản văn hóa của các tộc người trở thành tài sản chung “Ngày Tết của người Khơ – me, ngày hội chùa, đêm hát dù kê, lễ “đưa nước” thu hút đông người Việt” “Cái xà rông được nhiều người Việt ưa chuộng” [117; tr.52]… Với người Hoa, người Việt quan niệm họ cùng chung một mái nhà “Đối với những cô gái Việt lấy chồng Hoa, dư luận chung thường tỏ ra trầm tĩnh: trong thế hệ sau, con cái họ sẽ trở thành người Việt”

[117; tr.127]… Đó chính là những tiền đề văn hóa dẫn đến quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa về mặt ngôn ngữ, tạo nên nét đặc sắc trong địa danh tỉnh Vĩnh Long.

Điều này được phản ánh qua các địa danh bưng Sẫm (H.TO), bưng Trường (H.VL)…

vừa Khmer vừa gốc Hán – Việt. Rạch Chiếc (H.BM, H.TO), ấp Lung Đồng, cống Lung Đồng, rạch Sóc Rừng (H.TB), rạch Cái Vồn (Srôk Tà Vôn – xứ ông Vôn), thị trấn Cái Vồn (H.BM)… vừa tiếng Khmer vừa tiếng Việt. Cầu Công – xi – heo (nay là cầu Mậu Thân), chợ Công – Xi, đập Xi – heo (Tp.VLo), cầu Công – xi - heo, đường

Công - xi (H.VL)31 nửa ngôn ngữ Việt nửa ngôn ngữ Hoa theo tiếng Quảng Đông…

Ở phạm vi rộng hơn, quá trình giao lưu văn hóa không chỉ thể hiện trong phạm vi các tộc người sinh sống trên địa bàn tỉnh mà còn thể hiện qua quá trình giao lưu văn hóa giữa nhân dân tỉnh Vĩnh Long với các tỉnh khác. Tiêu biểu ta có nhiều địa danh giống nhau ở các tỉnh như Vĩnh Long, Bến Tre, Long An qua cầu Đôi Ma, rạch Đôi Ma (H.BM)…; Các địa danh cầu Nhị Thiên Đường (H.BT), kênh Sài Gòn Mới, xóm Saigon Mới (H.TO)… vốn là địa danh ảnh hưởng khu vực Sài Gòn (Tp. Hồ Chí Minh); Địa danh xóm Huế ảnh hưởng địa danh tỉnh Thừa Thiên Huế, bến phà Cần Thơ (H.BM)… ảnh hưởng địa danh Cần Thơ... Tuy nhiên, cũng cần phân biệt có một số địa danh giống nhau ở nhiều khu vực tỉnh thành không phải có nguồn gốc từ quá trình giao lưu văn hóa. Bởi vì trong những năm đầu thế kỷ XIX, khi thiết lập các đơn vị hành chính, triều Nguyễn có khuynh hướng đặt trùng tên gọi địa danh cho một số địa phương “Trong bản thống kê Nam Kỳ lục tỉnh, ta thấy có tới 7 làng Phú Mỹ, 7 làng Tân Hưng, 6 làng Bình Long, 6 làng Long Hưng, 6 làng Long Thạnh, 6 làng Thanh Tuyền, 6 làng Thạnh Hòa, 6 làng Vĩnh Phước, 6 làng Vĩnh Thạnh, 6 làng An Định, 5 làng Long An, 5 làng Nhơn Hòa, 5 làng Phú Nhuận, 5 làng Phú Thạnh, 5

31 Theo Lê Trung Hoa, công xi là từ gốc Pháp Compagnie, tuy nhiên, (do người Hoa) phiên ra chữ Hán là công – xi.

69

làng Tân Thuận… và 10 làng cùng tên An Hòa. Còn rất nhiều làng trùng tên ba, bốn lần” [40; tr.134]. Ví dụ như chỉ một địa danh An Trạch mà nhà Nguyễn đặt cho khá nhiều tỉnh như: thôn An Trạch, tổng Thanh Hòa, huyện Phong Thạnh, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang; thôn An Trạch, tổng Minh Huệ, huyện Tân Minh, phủ Hoằng An, tỉnh Vĩnh Long; thôn An Trạch, tổng thuộc huyện Long Khánh, phủ Phước Tuy, tỉnh Biên Hòa… Song song đó, chúng tôi cũng không xếp một số địa danh có tên gọi trùng lắp ở nhiều tỉnh thành với địa danh tỉnh Vĩnh Long có nguồn gốc từ quá trình giao lưu văn hóa trong các trường hợp như: các địa danh biểu thị sự hiển nhiên của sự vật hiện tượng cũ/mới, kênh đào/mương khai… qua bờ Lộ Mới, cầu Xây (Vĩnh Long), cầu Lộ Cũ (Bạc Liêu), cầu Xây, chợ Cũ, chợ Mới (Bến Tre), vàm kênh Mới (Trà Vinh), rạch Giữa, rạch Ranh (Tp.Cần Thơ), cầu Lớn (Tiền Giang)… hoặc có cùng tâm lý và thói quen sử dụng ngôn ngữ giống nhau, có cùng điều kiện tự nhiên…

2.3.2. Tiếp xúc văn hóa giữa dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác qua địa danh tỉnh Vĩnh Long

Ngoài sự quy định của thành tố văn hóa tộc người bản địa, địa danh còn chịu ảnh hưởng bởi những thành tố văn hóa của tộc người khác vượt ra ngoài ranh giới quốc gia, tác động trực tiếp đến địa danh trải qua quá trình tiếp xúc32 văn hóa. Cụ thể, trong giai đoạn cận đại, vấn đề tiếp xúc văn hóa giữa dân tộc ta được biểu hiện rõ nhất qua cuộc tiếp xúc văn hóa với Trung Hoa và Pháp. Cũng giống như quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em tỉnh Vĩnh Long, chúng ta cũng chỉ nhận diện được biểu hiện của chúng qua cấu trúc ngôn ngữ của địa danh.

2.3.2.1. Tiếp xúc văn hóa giữa dân tộc Việt - Trung qua địa danh tỉnh Vĩnh Long

Có thể nói, kể từ khi các tộc người xuất hiện trên vùng đất tỉnh Vĩnh Long, họ đã tiến hành khai khẩn và lập làng lập ấp sinh sống. Địa danh trong giai đoạn này đa phần là địa danh tên Nôm, có nguồn gốc dân gian. Đến khi chúa Nguyễn thiết lập các đơn vị hành chính, địa danh Hán hóa mới bắt đầu xuất hiện. Nguyên nhân là trong giai đoạn cận đại, các triều phong kiến nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa Trung Hoa nên việc dùng chữ Hán để đặt địa danh là một xu hướng tất yếu trong lịch sử. Đây cũng là xu thế chung của ý thức văn hóa khu vực chi phối một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam… trong giai đoạn này. Đương thời, các vua nhà Nguyễn lấy chuẩn mực của văn hóa Trung Hoa làm hình mẫu. Tự Đức từng thổ lộ:

“Trải qua các đời vua, chẳng thiếu gì người hay kẻ dở, nhưng lấy công danh mà nói

32 Chúng tôi dùng tiếp xúc văn hóa chứ không dùng tiếp biến văn hóa là bởi vì đây cả hai cuộc tiếp xúc đều đi liền với cuộc xâm chiếm Việt Nam. Trong quá trình tiếp xúc văn hóa, Việt Nam có thể tiếp biến hoặc không tiếp biến một số giá trị văn hóa. Bởi vì “Có tiếp biến văn hóa là có tiếp xúc văn hóa, nhưng không phải tiếp xúc văn hóa nào cũng dẫn đến tiếp biến văn hóa” [107; tr.54].

70

thì Hán Văn không bằng Đường Thái, lấy nhân đức mà nói thì Đường Thái kém xa Hán văn… ta đâu dám coi nhẹ Đường Thái, chỉ thầm bắt chước Hán Văn”. Vua Minh Mạng trong một lần tiếp phái đoàn Mỹ đến Việt Nam, ông đã từng phê rằng: “Họ tới mình không bỏ, họ đi mình không theo, lễ phép Trung Hoa họ là giống ngoài không biết, trách cứ làm chi” [Dẫn theo 145; tr.42 - 43]… Vì vậy, đương thời, văn tự Hán tiếp tục33 được triều đình phong kiến nhà Nguyễn sử dụng chính thức trong các văn bản hành chính. Điều này cũng giải thích vì sao, khi thiết lập đơn vị hành chính, các vị vua đã chủ trương dùng từ Hán Việt để đặt tên cho tất cả địa danh (Mặt khác, đây cũng là hệ quả của tâm lý sử dụng các mỹ từ mang ý nghĩa tốt đẹp, mong nơi vùng đất mới khai khẩn được an lành, thịnh vượng). Đối chiếu với địa danh ra đời đầu thế kỷ XIX, chúng tôi nhận thấy các địa danh hành chính dưới triều Nguyễn mang các mỹ từ tốt đẹp vẫn còn tồn tại khá nhiều trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện nay như: An Phú thôn - ấp An Phú (H.TB), ấp An Phú (H.VL); An Thành thôn - ấp An Thành Đông, ấp An Thành Tây (H.VL); Bình Lương thôn - ấp Bình Lương (H.LH), ấp Bình Lương (H.VL); Bình Phụng thôn - ấp Bình Phụng (H.VL); Bình Trung thôn - ấp Bình Trung (H.VL); Phú Hòa thôn - ấp Phú Hòa (H.LH); Phước Lộc thôn – ấp Phước Lộc (H.LH); Tân Hạnh thôn - ấp Tân Hạnh (H.BT), ấp Tân Hạnh (H.LH); Tân Thới thôn - ấp Tân Thới (H.BT), ấp Tân Thới (H.LH); làng Thiên Đức – rạch Thiềng Đức (Tp.VLo)... Do trong giai đoạn đầu thiết lập làng, ấp, địa danh có nhiều sự thay đổi.

Xuất phát từ việc cai trị của mỗi triều đại, chúng được chia tách, sáp nhập, giải thể hoặc lập mới cho phù hợp. Đặc điểm tách, nhập địa danh trong giai đoạn này theo khuynh hướng sáp nhập giữ lại tên của một đơn vị, chia tách thì giữ tên địa danh từ tổng cũ, xã cũ, thôn cũ và lập thêm tổng mới, xã mới, thôn mới bằng cách thêm vào các từ tố “Đông, Tây, Nam, Bắc, Thượng, Hạ, Trung, Nhứt, Nhị/Nhì, Tam, Tứ”

(cách ghép các chữ cái A, B, C sau địa danh trong giai đoạn này chưa xuất hiện do nước ta chưa sử dụng chữ quốc ngữ)… Chính vì vậy, địa danh chia tách, sáp nhập vẫn đảm bảo được đặt bằng các từ Hán Việt.

Kể từ năm 1824, trước thực trạng có nhiều địa danh sử dụng từ Thuần Việt được lưu truyền, vua Minh Mạng đã chủ trương rà soát các tên gọi địa danh trong dân gian. Với mục đích mong muốn chúng có tên gọi tốt đẹp hơn, ông đã ra chỉ dụ “sai bộ Hộ xét danh hiệu các tổng xã thôn phường ở các địa phương, những tên nôm và mặt chữ không nhã, thì bàn định đổi đi” [136; tr.332]. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, nhiều tác gia viết sách địa lý, lịch sử và phác thảo các bản đồ đương thời bắt đầu việc Hán hóa địa danh Nôm do nhân dân đặt ra. Hàng loạt các địa danh dân gian lúc bấy giờ bị thay đổi như Vũng Tàu thành Thuyền Úc, cù Lao Phố thành Đại Phố Châu, Thang Trông thành Vọng Thê, Cù Lao Dung thành bãi Hổ Châu, cù Lao Bí

33 Nước ta đã sử dụng Nho giáo làm quốc giáo vào thế kỷ XV.

71

thành bãi Qua Châu, kinh Vũng Gù thành Bảo Định Hà…. Tra cứu trong Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức Tiểu giáo trình địa lý xứ Nam Kỳ của Trương Vĩnh Ký, chúng tôi nhận thấy nhiều địa danh tên Nôm ở tỉnh Vĩnh Long đã được Hán hóa thành tên gọi xa lạ đối với quần chúng đương thời. Tiêu biểu như: cù lao Dài - bãi Trường Châu; cù lao Bần – Thủy liễu châu; ngã Ba Nước Xoáy - ngã Ba Hồi Luân Thủy; rạch Cái Dầu - Du khê; rạch Cái Đôi - Song Tông giang; rạch Đôi Ma - Tình Trinh Giang; rạch Trà Ôn – Trà Ôn giang; sông Cái Cá - Ngư Câu giang; sông Cái Muối – Bình Phụng giang; sông Cái Vồn - Mỹ Bồn giang; sông Cần Thay – Cần Thay giang; sông Cái Mít - Ba La giang; sông Long Hồ - Long Hồ giang; sông Mân Thít (sông Măng Thít) – Mân Thít giang; sông Vũng Liêm - An Phú giang; Tắt Cây Sung - Ưu Đàm giang34

Nhìn chung, việc Hán hóa nói trên đã khoác lên mình các địa danh cũ vốn là địa danh dân gian sự sang trọng đúng như mong muốn của chính quyền nhà Nguyễn.

Tuy thế, chủ trương này cũng để lại những hệ quả đối với địa danh. Với cách viết theo tiếng Hán, nhiều tên gọi địa danh dân gian không được diễn đạt đầy đủ ý nghĩa vốn có của nó. Ví dụ như sông, rạch, tắt... được Hán hóa đa số thành giang mà không có sự phân biệt, An Phú giang trên văn bản sẽ dễ đọc nhầm thành Yên Phú giang, Bình Phụng giang dễ đọc nhầm là Bình Phượng giang… một số địa danh được tác giả vừa dịch vừa phiên âm, một số địa danh đổi thành tên đơn vị hành chính khác...

Đây cũng là nguyên do khiến cho không ít địa danh trong dân gian trở nên mai một, sai lệch, cầu kỳ, khó hiểu...

Theo thống kê, năm 183635, thực hiện theo tinh thần chỉ dụ của vua Minh Mạng, toàn tỉnh Vĩnh Long có 381 làng36 thì đã có tới 221 làng mang tên bắt đầu bằng 1 trong 14 mỹ từ sau: “TÂN là chữ đầu của tên 37 xã thôn; AN là chữ đầu của tên 26 xã thôn; BÌNH là chữ đầu của tên 24 xã thôn; PHÚ là chữ đầu của tên 22 xã thôn; PHƯỚC là chữ đầu của tên 19 xã thôn; LONG là chữ đầu của tên 17 xã thôn;

MỸ là chữ đầu của tên 15 xã thôn; THANH là chữ đầu của tên 14 xã thôn; VĨNH là chữ đầu của tên 13 xã thôn; HÒA là chữ đầu của tên 9 xã thôn; ĐẠI là chữ đầu của tên 8 xã thôn; SƠN là chữ đầu của tên 7 xã thôn; ĐA là chữ đầu của tên 5 xã thôn;

LƯƠNG là chữ đầu của tên 5 xã thôn” [39; tr.123].

Mặc dù nhà Nguyễn chịu ảnh hưởng nền văn hóa phong kiến của Trung Hoa để trị nước nhưng trong chính tầng lớp quan lại, sĩ phu của triều đình, nhiều người không đồng tình với việc thực hiện theo khuôn mẫu văn hóa Trung Hoa như nói trên

34 Dựa trên câu chuyện dân gian nói về đôi trai gái yêu nhau.

35 Tỉnh Vĩnh Long lúc bấy giờ bao gồm: Hoằng An phủ (nay là tỉnh Bến Tre), Định Viễn phủ (nay là tỉnh Vĩnh Long), Lạc Hóa phủ (nay là tỉnh Trà Vinh).

36 Nhìn chung, trong cách tổ chức các đơn vị hành chính dưới triều Nguyễn, làng lớn hơn thôn, thôn lớn hơn xã.

72

(tiêu biểu có Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ…). Diễn trình phát triển lịch sử Việt Nam cho thấy, đến những năm đầu thế kỷ XX, khi Trung Quốc cũng bị các nước phương Tây và Nhật Bản chèn ép thì hình mẫu, ánh hào quang của họ giảm sút trong mắt các nhà nho Việt Nam. Một số nhà nho yêu nước như Phan Bội Châu cho rằng sản phẩm văn hóa Trung Hoa mà ta chịu ảnh hưởng bấy lâu nay chính là “Vết nhơ lớn nhất trong đời tôi vậy”. Nhiều nhà nho cũng nhận định chữ nho chính là hàng rào cản trở sự phát triển nền văn minh của Việt Nam… Cụ Huỳnh Thúc Kháng đã nêu ý kiến khi tiếp nhận tư tưởng canh tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu

“Ký giả vẫn tự nhận là một người học trò tư thục (học riêng nhưng không giáp mặt thầy) của Lương Ẩm Băng tiên sinh... và rất tỏ lòng khâm phục. Song đến đoạn nói trên... thì xin vô phép bẹt thầy mấy bẹt” [162] được xem là “cột mốc đánh dấu sự sụp đổ của một hình mẫu văn hóa Trung Hoa tồn tại hàng ngàn năm ở Việt Nam” [145;

tr.90]. Tuy nhiên, trong các giai đoạn về sau, chính quyền ở Việt Nam cũng dùng từ Hán Việt để đặt tên cho nhiều đơn vị hành chính cấp huyện – xã trong cả nước. Lúc bấy giờ, địa danh Hán – Việt đã thoát khỏi hình mẫu của Trung Hoa, nhưng do các địa danh Hán – Việt ở NB đều có chung một đặc điểm là thể hiện ước vọng của quần chúng nhân dân về sự phát triển thịnh vượng; sống vui vẻ, an bình nơi vùng đất mới;

phản ánh sự hòa thuận, đoàn kết trên nền tảng đạo nghĩa làm người nên chúng vẫn còn giá trị sử dụng cho đến ngày nay. Hơn nữa, qua quá trình phát triển ngôn ngữ, nhiều từ Hán Việt đã trở thành vốn văn hóa của ông cha ta. Chính vì vậy, các địa danh Hán Việt hiện nay vẫn tiếp tục tồn tại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long do thể hiện tâm lý nói trên. Theo thống kê của chúng tôi, Vĩnh Long vẫn còn hiện diện khoảng bốn trăm sáu mươi hai địa danh Hán Việt là địa danh hành chính hiện hành đã xuất hiện trong giai đoạn chúa Nguyễn và triều Nguyễn, qua đó, chúng cũng góp phần ghi lại giai đoạn đầu các chúa Nguyễn và triều Nguyễn điều khiển công cuộc khai hoang trên vùng đất NB xưa.

2.3.2.2. Tiếp xúc văn hóa giữa dân tộc Việt – Pháp qua địa danh tỉnh Vĩnh Long

Mặc dù sự tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam và thực dân Pháp mang tính cưỡng bức (giữa một quốc gia xâm lược và một quốc gia bị xâm lược), tuy nhiên dù muốn hay không muốn, dân tộc ta nói chung, cư dân tỉnh Vĩnh Long nói riêng cũng chịu ảnh hưởng khách quan về mặt văn hóa trong gần một trăm năm Pháp trực tiếp cai trị.

Điều đó thể hiện rõ nhất là trong lĩnh vực ngôn ngữ. Hiện nay, dấu tích của chúng được ghi lại qua một số địa danh tiêu biểu.

Vấn đề thứ nhất là dưới triều các vua nhà Nguyễn, việc dẫn thủy nhập điền, tiêu thoát nước đã được chú ý từ rất sớm do nền kinh tế nước ta chủ yếu làm nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Địa danh tỉnh vĩnh long qua góc nhìn văn hóa dân gian (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(321 trang)