CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu do nhà máy gây ra
4.1.2. Trong giai đoạn vận hành
4.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu đối với môi trường nước của nhà máy
a. Xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, theo tính toán tại chương 3, khi nhà xưởng số 2 đi vào hoạt động thì tổng lượng nước thải sinh hoạt mỗi ngày khoảng 14,28 m3 m3/ngày đêm; nước thải sinh hoạt hiện tại của nhà xưởng số 1 là 20,04 m3/ngày đêm.. Vậy tổng lượng nước thải của nhà xưởng 1 và 2 ( giai đoạn I và II) là 34,68 m3/ngày đêm.
Trong đó:
- Nước thải không có chứa phân, nước tiểu và các loại thực phẩm từ các thiết bị vệ sinh như bồn rửa, khu vực nhà bếp...: Loại nước thải này chứa chủ yếu chất rắn lơ lửng, chất tẩy rửa, dầu mỡ thực vật và thường gọi là nước “xám”. Nồng độ các chất hữu cơ trong loại nước thải này thấp và thường khó phân hủy sinh học, trong nước thải chứa nhiều tạp chất vô cơ. Lượng nước thải loại này chiếm khoảng 40% tổng lượng nước thải sinh hoạt.
- Nước thải chứa phân, nước tiểu từ các khu vệ sinh (toilet) còn được gọi là
“nước đen”. Trong nước thải thường tồn tại các vi khuẩn gây bệnh và dễ lây mùi hôi thối. Hàm lƣợng chất hữu cơ (BOD) và các chất dinh dƣỡng nhƣ: Nitơ (N), Phốt pho (P) cao. Loại nước thải này thường gây nguy hại đến sức khỏe và dễ làm nhiễm bẩn đến nguồn nước tiếp nhận. Tuy nhiên, loại nước thải này dễ phân hủy sinh học.
Lượng nước thải loại này chiếm khoảng 60% tổng lượng nước thải sinh hoạt.
Báo cáo ĐTM: Dự án đầu tƣ xây dựng nhà máy gạch CMC số 2 (Giai đoạn II)
Cơ quan t- vấn: Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ Môi tr-ờng Số 1524 - Đại lộ Hùng V-ơng – Việt Trì - Phú Thọ
136 Bảng 51: Bảng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của nhà máy
Nguồn phát sinh Nước thải sinh hoạt (Q)
Nước thải nhà ăn, rửa chân tay
(Qr = 40%Q)
Nước thải từ khu vệ sinh (Qvs = 60%Q)
Giai đoạn I 34,68 13,87 20,81
Giai đoạn II 20,04 8,16 12,24
Tổng hai giai đoạn 14,28 5,71 8,57
Công ty có phương án xử lý lượng nước thải sinh hoạt này như sau:
+ Đối với nước thải từ những khu vực nhà ăn ca, khu vực rửa tay, chân sẽ được thu gom lắng cặn sau đó thải vào hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp.
+ Đối với nước thải từ khu vệ sinh sẽ được thu gom theo đường ống riêng và đƣa vào bể tự hoại, bể xây 3 ngăn đúng quy cách.
Hình 19. Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt
* Xử lý nước thải nhà vệ sinh (toilet)
Mô tả công nghệ xử lý : Nước thải từ nhà vệ sinh được xử lý trong các bể tự hoại. Bể tự hoại được xây ngầm dưới đất là một công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân huỷ chất hữu cơ. Các chất hữu cơ dạng rắn lắng xuống đáy bể và được giữ lại trong bể từ 3-6 tháng. Dưới tác động của các vi sinh vật kỵ khí, các chất
Nước thải từ khu vực nhà ăn
Song, lưới chắn rác Nước thải từ
nhà vệ sinh
Bể tự hoại
3 ngăn
Ra cống thải chung của Khu công nghiệp Hố ga lắng cặn
Báo cáo ĐTM: Dự án đầu tƣ xây dựng nhà máy gạch CMC số 2 (Giai đoạn II)
Cơ quan t- vấn: Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ Môi tr-ờng Số 1524 - Đại lộ Hùng V-ơng – Việt Trì - Phú Thọ
137 hữu cơ dạng rắn và dạng hoà tan bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo ra các chất hữu cơ không độc. Sau khi xử lý, nước thải đạt QCVN 14 : 2008/BTNMT mức B sẽ được đưa vào hệ thống thoát nước chung rồi thải vào hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp
- Thể tích bể tự hoại thường được xác định theo công thức sau : W = Wn + Wc
Trong đó : Wn : thể tích phần nước của bể; m3 Wc : thể tích phần cặn của bể; m3
Trị số Wn có thể lấy bằng 1 - 3 lần lưu lượng nước thải ngày đêm (Qvs) tùy thuộc yêu cầu vệ sinh và lý do kinh tế. Theo tính toán, khi nhà máy đi vào hoạt động:
Ở đây, chọn Wn = 2Qvs
Trị số Wc đƣợc xác định theo công thức sau :
Wc = [a.T(100 - W1)b.c].N/[(100 - W2).1000] ; m3 Trong đó :
a : lượng cặn trung bình của một người thải ra một ngày (0,5-0,8 l/ng.ngđ), lấy a
= 0,6.
T : thời gian giữa 2 lần lấy cặn, 365 ngày;
W1, W2: độ ẩm của cặn tươi vào bể và cặn khi lên men, %; tương ứng bằng 97%, 85%.
b : hệ số giảm thể tích cặn khi lên men (giảm 40%) và lấy bằng 0,6.
c : hệ số kể đến việc để lại một phần cặn đã lên men khi hút cặn (10%) và lấy bằng 1,1.
N : số người mà bể phục vụ.
Vậy: + Giai đoạn I với lượng công nhân là 300 người thì thể tích bể tự hoại cần xây dựng là: 33 m3
+ Giai đoạn II khi nhà xưởng sản xuất số 2 đi vào hoạt động với lượng công nhân dự kiến bổ sung là 210 người thì thể tích bể tự hoại cần xây dựng là: 23 m3.
+ Tổng thể tích bể tự hoại của nhà máy khi nhà xưởng số 2 đi vào hoạt động: 56 m3.
Hiện tại công ty đã xây dựng 3 bể tự hoại. Một bể chứa nước thải từ khu vực sản xuất, một bể chứa nước thải từ khu vực nhà ăn và một bể tại khu vực nhà văn phòng với dung tích xử lý của mỗi bể 15m3. Nhƣ vậy với tổng dung tích bể xử lý nước thải của nhà máy là 45 m3 đảm bảo công suất xử lý nước thải hiện tại, nước thải sau xử lý đạt QCVN 14 : 2008/BTNMT mức B.
Báo cáo ĐTM: Dự án đầu tƣ xây dựng nhà máy gạch CMC số 2 (Giai đoạn II)
Cơ quan t- vấn: Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ Môi tr-ờng Số 1524 - Đại lộ Hùng V-ơng – Việt Trì - Phú Thọ
138 Khi nhà xưởng số 2 đi vào hoạt động, công ty dự kiến xây dựng bổ sung một bể tự hoại gần khu vực sản xuất của nhà xưởng số 2 với dung tích bể thiết kế 15 m3. Như vậy với tổng thể tích bể tự hoại của toàn nhà máy là 60 m3 đảm bảo xử lý nước thải sinh hoạt của toàn nhà máy khi giai đoạn II đi vào hoạt động.
( Chi tiết thiết kế bể tự hoại 3 ngăn và vị trí các bể được thể hiện trên bản vẽ đính kèm phần phụ lục của báo cáo).
- Hiệu suất xử lý của bể tự hoại với COD từ 30-50%, SS 35-50%, BOD5 30-50%.
- Hóa chất sử dụng: không
Từ kết quả lấy mẫu nước thải sinh hoạt của nhà máy ta thấy. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14 : 2008/BTNMT mức B trước khi thải ra môi trường.
b. Nước thải sản xuất.
* Nước thải từ khu vực nghiền nguyên liệu, tráng men.
Nước thải từ khu vực nghiền bi, khu vực tráng men, khu vực in chủ yếu là nước thải cọ rửa thùng chứa nguyên liệu và rửa sàn công nghiệp. Theo thống kê của nhà máy, lượng nước thải thất thoát từ quá trình này là 5% lượng nước cấp cho sản xuất gạch tương đương 27,27 m3/ngày. Nước thải từ khu vực này chứa các cặn nguyên liệu và bột men màu. Hiện tại nước thải này được thu gom vào ao lắng của công ty để thu hồi nguyên liệu và tuần hoàn sử dụng nước phục vụ sản xuất. Ao lắng có thể tích 10.000 m3, định kỳ 1 năm nạo vét ao hai lần, lƣợng bùn này đƣợc đƣa về khu vực chứa nguyên liệu sản xuất để tận dụng làm nguyên liệu sản xuất của công ty.
Với dung tích ao lắng hiện tại, sau khi nhà xưởng sản xuất số 2 đi vào hoạt động vẫn đảm bảo công suất xử lý nước thải của nhà máy.
* Nước thải từ dây chuyền mài:
Dây chuyền mài mặt gạch ƣớt đầu tƣ trong giai đoạn I của nhà máy đƣợc chuyển sang sử dụng cho giai đoạn II của nhà máy. Theo tính toán nước thải từ dây chuyền mài bóng bề mặt khoảng 2.424 m3/ngày nước thải này chứa các cặn lơ lửng có kích thước nhỏ vì vậy công ty đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải riêng cho dây chuyền này đảm bảo xử lý và tuần hoàn tái sử dụng toàn bộ lượng nước thải này.
Hiện tại, hệ thống này đƣợc đầu tƣ đồng bộ với dây chuyền mài để phục vụ mài bóng bề mặt của giai đoạn I. Khi dự án giai đoạn II đi vào hoạt động, dây chuyền mài đƣợc chuyển sang sử dụng cho dây chuyền sản xuất gạch của giai đoạn II vì vậy vẫn đảm bảo công suất xử lý của hệ thống.
Thông số hệ thống xử lý nước thải dây chuyền mài thể hiện tại bảng danh mục máy móc thiêt bị tại chương I, mục 1.4.1.3 của báo cáo. Chi tiết hệ thống xử lý nước thải dây chuyền mài đƣợc đính kèm phần phụ lục.
Báo cáo ĐTM: Dự án đầu tƣ xây dựng nhà máy gạch CMC số 2 (Giai đoạn II)
Cơ quan t- vấn: Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ Môi tr-ờng Số 1524 - Đại lộ Hùng V-ơng – Việt Trì - Phú Thọ
139 Hình 20. Sơ đồ xử lý nước thải dây chuyền mài
* Nước thải từ trạm khí hóa than: Nước thải phát sinh từ tháp tách dầu than của lò khí hóa. Theo công nghệ sản xuất khí than của công ty, cứ đốt 1 tấn than sinh ra 50 kg nước thải; đối với trạm một ngày tiêu hao 92 tấn than ( tính cho 3 trạm) sẽ sinh ra khoảng 5 m3 nước thải. Nước thải này chứa hàm lượng dầu than lớn (hắc ín) vì vậy công ty sử dụng lượng nước này để làm ướt than cám của lò ghi xích. Như vậy, toàn bộ nước trạm khí hóa than có thể xử lý hết toàn bộ, không có nước thải xả ra ngoài và ô nhiễm. Hiện tại công ty đã xây dựng dựng bể chứa dầu nhẹ với dung tích 32,2 m3 để chứa lượng dầu này trước khi dược đưa sang lò ghi xích.
Khí than dưới được làm mát gián tiếp vì vậy lượng nước này được tuần hoàn tái sử dụng và định kỳ bổ sung lượng hao hụt do bay hơi. Hệ thống cấp nước này đƣợc thiết kế đồng bộ với trạm khí hóa than.
Chi tiết hệ thống bể chứa dầu nhẹ và nước tuần hoàn được đính kèm phần phụ lục của báo cáo.
Nước thải Bể lắng Bể chứa
nước sạch
Tuần hoàn sử dụng
Bể chứa bùn
Tuần hoàn sử dụng Máy
ép bùn Chất
trợ lắng
nước
Báo cáo ĐTM: Dự án đầu tƣ xây dựng nhà máy gạch CMC số 2 (Giai đoạn II)
Cơ quan t- vấn: Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ Môi tr-ờng Số 1524 - Đại lộ Hùng V-ơng – Việt Trì - Phú Thọ
140 Hình 21. Sơ đồ xử lý hắc ín từ lò khí hóa than
* Mô tả: Khí than đuợc lấy ra từ đỉnh lò đƣợc gọi là khí trên. Lƣợng khí này có hàm lượng chất bốc cao, hàm lượng hắc ín lớn, hàm lượng bụi ít và có kích thước nhỏ vì vậy đƣợc đƣa qua tháp tách hắc ín tĩnh điện I để loại bỏ phần lớn hắc ín có trong khí than rồi đưa qua hệ thống làm mát gián tiếp bằng nước. Khí than được lấy từ thân lò được gọi là khí dưới. Lượng khí này có hàm lượng hắc ín thấp nhưng lại có hàm lượng bụi cao và có kích thước lớn vì vậy được đưa qua thiết bị Xyclon lọc bụi rồi đƣa qua thiết bị làm mát tự nhiên sau đó đƣa sang thiết bị làm mát gián tiếp bằng nước. Tại đây hai dòng khí trên và khí dưới được hoà trộn vào nhau và lượng khí này đƣợc đƣa qua tháp tách hắc ín tĩnh điện II để tách toàn bộ lƣợng hắc ín còn lại để trở thành khí sạch. Định kỳ hàng tuần tiến hành rửa tháp tách hắc ín, lƣợng hắc ín (dầu nhẹ) sau khi thu hồi được chứa trong bể chứa dầu nhẹ sau đó đưa sang tưới ẩm cho than cám của lò ghi xích.
* Nước mưa chảy tràn: Một phần nước mưa chảy tràn được thu gom qua hệ Bể chứa hắc ín
( dầu nhẹ)
Ghi chú: Đ-ờng đi của khí than
Đ-ờng đi của hắc ín Tháp tách hắc ín
tĩnh điện I KhÝ than (Khí trên)
KhÝ than (KhÝ d-íi)
Tháp làm mát gián tiếp bằng n-ớc
Xiclon lọc bụi
Tháp làm mát gián tiếp bằng không khí
Tháp tách hắc ín tĩnh điện II
Lò ghi xích
Báo cáo ĐTM: Dự án đầu tƣ xây dựng nhà máy gạch CMC số 2 (Giai đoạn II)
Cơ quan t- vấn: Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ Môi tr-ờng Số 1524 - Đại lộ Hùng V-ơng – Việt Trì - Phú Thọ
141 thống mương dẫn nước mưa của công ty rồi dẫn vào ao lắng nước thải để tận dụng làm nước sản xuất. Một phần nước mưa được thu gom qua hệ thống rãnh thoát nước mưa của công ty, lắng cặn sau đó thải vào hệ thống thoát nước của khu công nghiệp.
Xung quanh khu vực bãi chứa đất sét nguyên liệu được xây dựng mương đất thu gom nước mưa chảy tràn với các hố ga lắng cặn để thu lại lượng đất nguyên liệu bị cuốn theo nước mưa. Mương có kích thước B =500; H=1000 mm. Nước mưa chảy qua khu vực bãi chứa xỉ than được thu gom vào hệ thống thoát nước mưa của nhà máy và thu vào ao lắng của công ty.
Rãnh thoát nước mưa của công ty được xây gạch dày 220 mm, đạy lắp tấm đan bê tông mác 200, rãnh có chiều rộng B = 300 – 500mm; chiều sâu H = 350-700 mm; định kỳ 1 năm công ty tiến hành nạo vét hệ thống thoát nước một lần trước mùa mƣa hàng năm.