Xét về nguồn gôc của hiện tượng văn minh cũng như nội dung thuật ngữ văn minh xuất hiện là do kết quả hoạt động sáng tạo của con người. Song hoạt động sáng tạo được coi là vãn m inh khi múp con người thoát khỏi xã hội
; r "''1 ( 1 .ỊfỊ : J L irình tiến hóa này là lâu dài. ở giai đoạn đầu của xã hội loài người đã có văn hóa, văn hóa
(1) Ed.Sapir (1921): Language an Introduction to the Study of speech. New’york, Hareourt, Brace and World.
(2) . XemCL Kluckholm Culture and Behavion, in Gandner Lindzey (ed). Mandbook of social] psychology Reading. Mass addison - wesley, vol. II, 1945.
nguyên thủy nhưng chưa có xã hội văn minh. Trong xã hội nguyên thủy theo cách nói của C.Mác là y thức của xả hội nguyên thủy "quyện vào" hoạt động vật chất của con người, củng như bình diện văn hóa của xã hội gắn liền với bình diện xã hội.
Vượt khỏi ranh giới của thời kỳ dã man con người bước vào thời đại văn minh. Hiện thực đầu tiên liên quan đến khái niệm văn minh ỏ đây là thời đại văn minh , có khi gọi là xã hội văn minh . Để tránh sự lẫn lộn và cũng để định rõ nội dung cũng như tính lịch sử của thuật ngữ và khái niệm ta thông nhất dùng thuật ngữ thời đại văn minh. Nói thời đại văn minh là giai đoạn dài của văn minh phân biệt với thời đại mông muội và dùng ở sô' ít.
Còn cách dùng xã hội văn minh thì phạm vi hẹp và thòi gian ngắn hơn để phân biệt với xã hội chưa văn minh, xã hội dã man, xã hội mông muội, dùng ở sô' nhiều. C.Mác, Ph. Ăngghen cũng như nhiều nhà khoa học thuộc nhiều ngành khác nhau và hiện thực đòi sông loài người chỉ ra rằng: trong thời đại văn minh nhân loại đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, nhiều hình thái tổ chức xã hội khác nhau. Mỗi xã hội như thế lúc thì nhân tô' này nổi trội lên, lúc thì nhân tô' khác nổi trội lên. Chẳng hạn như ý kiến một nhà nhân loại học Pháp nói về những cái nổi bật theo quan điểm của ông trong lịch sử loài người như sau: "Cái nổi bật trong xã hội Hy Lạp cổ đại là chính
57
trị, trong xã hội trung cổ là tôn giáo, trong xã hội tư bản là kinh tế, trong xã hội xã hội chủ nghía sẽ là văn hóa"
(1) Một nhà nghiên cứu khác lại phân biệt "văn minh gốc tự nhiên" "Văn minh gốc kỹ thuật và "văn minh gổc người" (2). Xã hội loài người tiến lên không ngừng, khát vọng của con người cũng luôn hướng đến một cuộc sống no đủ, sung sướng văn minh, giàu mạnh. Và thực tế trong lịch sử loài người đã trải qua nhiều xã hội văn minh, đã sông trong các xã hội văn minh khác nhau với những qui mô, tầm vóc, địa bàn, đặc điểm riêng không như nhau.
Ổ trên chúng ta đã nhắc đến một sô" nền văn minh thuộc về một số nước, dân tộc, khu vực: văn minh Trung Hoa, văn minh Ân Độ, văn minh Maia, văn minh Hy Lạp
V . V . . Đó là những nền văn minh gắn với tên tuổi, gắn với
cộng đồng chủ thể sáng tạo chính của các nền văn minh ấy. Gần đây cũng có tác giả viết về "Địa lý của các nền văn minh" và phân ra nhiều khu vực tương ứng với thuật n đ i a Ịv (3V
, này vừa nhắc đến gốc gác cội nguồn, điêu kiện tự nhiên, xã hội sản sinh ra nền văn minh và sự
(1 ) . M.Godelier. Dãn theo Nguyễn Hồng Phong.Văn hóa là nền tảng của phát triển. Rút trong tạp 50 năm đề cương về văn hóa Việt Nam. Hà Nội NXB. KHXH. 1995.
(2 ) . Xem D iligenski- sách đcà dẫn.
(3 ) . Xem Roland Breton. Sách đã dẫn.
lan tỏa, ảnh hưởng ra trong khu vực. Ví dụ như một vài khu vực tác giả đã tập trung mô tả: Khu vực văn minh Trung Hoa khu vực văn minh tiểu lục địa Ân Độ, khu vực văn minh Đông Nam Á - Châu đại dựơng, khu vực văn minh A Rập Hồi giáo, khu vực văn minh châu Au và phương Tây (1). .. Như đã thấy bên cạnh nhân tố địa lý tác giả cũng bao hàm trong nội dung thuật ngữ văn minh cả các hiện tượng văn hóa. Thê nhưng có điều chúng ta cần chú ý là sức lan tỏa, sức tác động và phổ biến của văn minh. Vậy loại nhân tô' nào ? Thuộc tính gì ?
Chúng ta hãy viện dẫn đến những phát hiện lịch sử và những tên gọi tương ứng. Trong giối khảo cổ học sử học ở ta có phân biệt các nền văn hóa đã cũ, đá giữa, đá mối vối văn minh đồ đồng, văn minh đồ sắt, văn minh lúa nước, văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp, v.v... Trong cách gọi này công cụ, cái phương tiện vật chất nền được chú ý với vị tr í xứng đáng của nó. 'Và các nhà khảo cổ học không dừng lại ỏ chất liệu, công cụ mà đi sâu phân tích kỹ thuật ch ế tác, cái hữu dụng của nó đôi với cộng đồng chủ nhân được ph át hiện, sử dụng cái chất liệu ấy\ Tức là ở đây chú ý cái p h á t minh (có yếu tô" là minh) cái ph á t hiện cái sáng tạo,
(1). Dĩ nhiên ỏ đây khái niệm ván minh của tác giả này dùng không thật phân biệt rõ ràng với khái niệm vần hóa.
59
cái tiến hóa tiến bộ, phát triển trong đó. Người ta chú ý nhiều đến kỹ thuật học, cái công nghệ học trong đó. 0 đây cũng cần nhó đến lòi của C.Mác.
Khi ông nói vai trò của công cụ, chế tác và sáng tạo ra cồng cụ mối rằng: sở dĩ con người vượt lên được, hơn hẳn với loài động vật khác là vì con người biết chế tác và sử dụng công cụ lao động. Như vậy, trong việc xác định dấu hiệu đặc trưng của văn minh thì sau vai trò của con người tiến hóa, chủ nhân của mọi sáng tạo thi khoa học công nghệ con người ph át minh ra đ ể tác động vào tự nhiên, đ ể sản xuất; cái kỹ thuật chế tác các công cụ ngày càng tinh xảo, công hiệu, hữu ích cho đời sống con người là dấu hiệu quan trọng thứ 2. Chính cách gọi các nền vản minh mà các nhà khảo cổ sử học đã gọi là đánh dấu cái vai trò quan trọng đó. Cái phát triển khoa học, công nghệ, chế tác công cụ - kỹ thuật nền là cái cơ sỏ văn minh.
Nói rằng nhân tô khoa học công nghệ kỹ thuật, công ĩW ớ cỏi con người dựng để tỏc động vao Lự nm en - cai Lự nhiên thứ nhất để tạo ra cuộc sống tiên hóa văn minh của mình, tạo ra một "tự nhiên thứ hai", chỉ có con người văn minh mới có. Nó là sản phẩm phát minh, sáng chê của con người; song công nghệ, công cụ, kỹ thuật là trung tính. Ai dùng nó cũng được. Ai biêt dùng nó và cải tiên, sáng tạo bổ sung thêm thì càng có hiệu lực, càng có ích và vì vậy nó không là của riêng ai, nó
dễ phổ biến lan tỏa để phục vụ cho những mục đích của con người. Vì vậy nó cũng có tính phổ quát, hữu ích cho toàn nhân loại.
Cũng thuộc loại dấu hiệu đặc trưng phải kể đên nữa là các ph á t minh khoa học. Những phát minh phát kiến khoa học nói chung, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội - nhân văn, khoa học lý thuyết và ứng dụng; những phát hiện khoa học'thuộc thế giới tư duy và tinh thần nhằm thúc đẩy xã hội tiến lên, hoàn thiện con ngưòi và cuộc sông xã hội người cũng là dấu hiệu đặc trưng của văn minh. Một xã hội văn minh, một thời đại văn minh càng cao, càng phát triển thì cái dấu hiệu đặc trưng này càng bùng nở như hoa mùa xuân bởi những tài năng, bỏi các thiên tài không lặp lại của giới tinh hoa xã hội (élite).
Đến đây bạn đọc và các nhà nghiên cứu, tuỳ theo quan niệm của mình có thể kể ra thêm, bổ sung một sô"
dấu hiệu đặc trưng nữa. ĐỐI vối một thực thể phức tạp thì việc chỉ ra các mặt, các thành tô", các dấu hiệu tổ hợp nên chúng là hợp lẽ. Song, theo tôi nghĩ, đã là đặc trưng thì không thể quá nhiều. Cho nên cũng có thể nói gọn lại:
Văn minh là một hệ thống giá trị, là trình độ cao của p h á t triển tiến hóa, một tổng th ể dấu hiệu và dấu hiệu đặc trưng chỉ rõ đặc điểm của sự p h á t triển đó. Văn minh là thành tựu p h á t kiến xây dựng là kết quả của hoạt động ph át minh, sáng chê sáng tạo vê khoa học tự nhiên, khoa
61
học xã hội- nhân văn, về kỹ thuật công nghệ, về tổ chức cuộc sống cộng đồng đ ể xây dựng xã hội loài người tiêh bộ, tiến hóa p h á t triển. Văn minh là một trình độ cao của sự p h á t triên, nó có tầm bao quát, có sức lan tỏa lớn và hơn nữa có tính phô quát cho toàn nhăn loại. Văn minh mang đ ậ m dấu ấn vật chất, kỹ thuật và công nghệ của thời đại.