BẢN SẮC VĂN HÓA
2- Một sô' cách h iểu bản sắc vản hóa ở ta hiện nay
Có thể nói rằng mấy năm gần đây cùng với sự quan tâm nghiên cứu văn hóa cũng như tìm Cái nội lực của sự p h á t triển trong xu th ế hòa nhập vào cộng đồng quốc tế ở
ta đã có nhiều học giả tên tuổi chú ý vấn đề này. Vì thời gian chú ý còn ngắn, và có công trình chưa được công bô' (như các đề tài cấp nhà nước 90-95) một sô' đã xuất bản cùng cho ta mọt sô' nhận thức, một sô' hướng sau:
Có hướng triển khai khá cơ bản, công phu khoa học là nghiên cứu bản sắc văn hóa từ cội nguồn hình thành của nó. Hà Văn Tấn viết :"Đặc điểm bản sắc văn hóa của mỗi dãn tộc gắn với điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử. Tất cả những điều kiện này đều có thê biến chuyển qua thời gian, vì vậy bản sắc văn hóa ph ả i được xem xét trong sự vận động... Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc có những biến sô' VCL những hăng sô thường là những nhăn t ổ tạo ra khuôn mặt riêng cho từng văn hóa ' (1)
Công trình tập trung ’’nghiên cứu bản sắc văn hóa ở buổi đầu hình thành nền văn minh Việt Nam ” cụ thể là bản sắc văn hóa thời kỳ Đông Sơn, cách chúng ta khoảng 2500 năm.
Một hướng khác là tìm hiểu bản sắc theo góc độ dân 1
(1) Hà Van T ấn- Quá trình hình thành và đặc điểm bản sác văn hóa Việt- Báo cáo trong hội thcảo quốc tế tổ chức tại Hà Nội 1994.
1 2 5
tộc học. Trong MCác sắc thái vãn hóa tộc người" (2) tác giả nhận diện từ "sắc thái văn hóa" của văn hóa các tộc người phân chia theo nhóm "ngôn ngữ-tộc người" rồi nói đên bản sắc văn hóa. "Bả?i sắc văn hóa là tổng thê những tính chất, tính cách, đường nét màu sắc của văn hóa dân tộc...Bản sắc văn hóa là cái trừu tượng, nhưng nó lại biêu hiện qua muôn vàn cái cụ thể của văn hóa, ĩnà cái đó thường gọi là sắc thái văn hóa".(3).
Một hướng thứ 3 quan tâm đến bản sắc văn hóa trong quan hệ với tiếp xúc và giao lưu văn hóa. Trong "Một vài suy nghĩ về bản sắc dân tộc và giao lưu văn hóa" (4) tác giả đã chú ý đến mốì quan hệ giữa "mỏ cửa" giao lưu "làm bạn với tất cả các nưốc" vối bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc. Tác giả mong muôn "Khi bàn đến việc giữ gìn bản ẹắc dân tộc, không nên chỉ nghĩ đến sự lai căng ĩnà cần nghĩ đến nhân tố phát triển xã hội" (5). Dĩ nhiên việc xác định cách hiêu văn hóa hay bản sắc văn hóa khỗng là
^ ; k 1 V:UL- nhưng vẫn cho ta được một ý niệm sang rõ. ...Ban săc dân tộc (hay bcín sắc văn hóa dân tộc) là nhưng biêu hiện giá trị (tinh thần hay vật chất) nói lên
(2,3) Ngô Đức Thịnh- Các sắc thái văn hóa tộc ngưòi- Trong tập Văn hóa học đại cương. Sách đà dẫn, trang 99-115 trang 109
l(4,5) Trương Hữu Quýnh - Một vài suy nghi vể bản sắc dân tộc và giao lưu văn hóa. Trong tcập: Văn hóa học đại cương, trang 153-162, dân 2,3 trang 155.NXB KHXH.Hà Nội 1996 (sách đcã dẫn) Bài lấy từ t/c nghiên cứu đông Nam A. 1995, sô 3.
đặc điểm của một tộc người nhất định, phàn biệt họ với tộc người khác ' (* ).
Chúng tôi cho rằng xem xét văn hóa và bản sắc văn hóa trong tiên trình phát triển, trong thuộc tính động, biện chứng lịch sử là một hướng đúng đắn cần đào sâu, bổ sung. Song muôn xét cái động, cái tiến, bộ không ngừng đó là cái gì, biến đổi như thế nào thì phải tách ra. Bản sắc dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc là một hay là hai?
Theo tôi nghĩ, về thuật ngữ và nội hàm khái niệm nên phân biệt, mặc dù chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau trùng nhau một phần không nhỏ. Gần đây để nhấn mạnh quan hệ tác động qua lại các mặt, đang xét khi nói đến
"Mỏ rộng quan hệ vỏi bên ngoài là tất yếu, xuất phát từ quan điểm chiến lược kết hợp sức mạnh dân tộc vối sức mạnh thòi dại" có người đã lưu ý "mỏ cửa thì phải nhớ rằng có cả gió lành và gió độc"; và nhấn mạnh " Mất bản sắc dân tộc thì không còn gì là văn hóa và mất văn hóa thì dân tộc cũng mất luôn" (2). Ở đây rõ ràng các cái là có quan hệ với nhau chặt chẽ nhưng không là một.
Tiếp tục tháo gỡ các quan hệ, nhận diện bản sắc văn hóa dân tộc có tác giả "Tìm một định nghĩa thao tác luận"
(1) T rư ơ ng H ữ u Q u ý n h . Tác p h ẩ m đã d ân.
(2) N guyễn Đức B ình. Vì m ột n ền v ăn hóa tiê n tiế n đ ậm đ à b ản sac d ân tộc. T ro n g tập: 50 n ă m đ ề cương văn hóa V iệt N am , NXB KHXH. H à Nọi 1995.
127
để phân biệt với "trên 300 định nghĩa" đều mang tính tinh thần luận (về văn hóa) nên không thích hợp". Văn hóa là một quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng vối thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiêu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác. Nét khu biệt của kiêu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ. Tất cả mọi cái mà một tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ỏ một tộc người khác..." (2) Cũng ở tác giả này đã có một định nghĩa khác về văn hóa mà chúng tôi đã nhắc đên ở trên, ơ đây chúng ta chú ý cách hiểu bản sắc văn hóa dân tộc.
Theo tác giả, đó là "độ khúc xạ". "Tất cả mọi cái mà một tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ờ một tộc người khác''. "Thế nào là độ khúc .xạ?" Tác giả cho sẽ có ng bô riêng. Trong công trình đang nói đây tác giả dẫn một thí dụ về "độ khúc xạ của Nho giáo ở Việt Nam" với việc "nói đến một điểm nhỏ là chữ "hiếu".
Ong cho rằng trong hoàn cảnh Trung Quốc thời Khổng Tử làm cho Khổng Tử không có khái niệm về Tổ quốc"- còn
"Việt Nam là một thực tại có quá trình hình thành qua
2) Phan Ngọc- Văn hóa Việt Nam...sách đã dẫn trang 104-105.
hàng nghìn năm xây dựng và chiến đấu" nên "Tổ quốc, một khái niệm không có trong Nho giáo lại là khái niệm trung tâm của văn hóa Việt Nam. Bất kỳ cái gi muốn nhập vào được đều bị khúc xạ. Chữ "hiếu" tách ra thành tiểu hiếu là hiêu với cha mẹ và đạ i hiếu là hiếu với bà mẹ Tổ quốc" Sau khi dẫn nhiều thí dụ chứng minh tác giả viết tiếp :"Cái tồn tại không phải là yếu tô' mà là quan hệ.
Yếu tô' thay đổi không ngừng", rồi đi đến kết luận :"Bản săc văn hóa do đó không p h ả i là m ột vậ t m à m ột kiểu quan hệ. Kiểu quan hệ kết hợp, chắp nối từ nhiều gốc rấ t khác nhau nhưng tạo nên một th ể thống nhất hữu cơ kỳ diệu" (1 )
Chúng tôi giới thiệu quan diểm của tác giả mà không bình luận nhiều ở đây. Vì đấy là việc làm công phu và. cần hiểu toàn bộ quan niệm của tác giả. Có điều muôn dẫri ra đây lòi tự bộc lộ về cách tiếp cận của tác giả để biết và tiện vận dụng. "Theo thao tác luận tức là xét hiện tượng văn hóa không phải để hiểu, để thấy mà để tìm cách chuyển thành những việc làm thiết thực, phù hợp với thòi dại hậu công nghiệp...Do dó chúng tôi nhìn văn hóa ở khía cạnh người tiếp thu, sử dụng hơn là ở khía cạnh sáng tạo"
(2).
(1) Phan Ngọc- sách đã dẫn trang 106-107, 108 (2) Phan N gọc- Tác phẩm đã dan, trang 197. 198
1 2 9
Còn có một cách nhìn khác, quan niệm của tác gia khác về bản sắc vãn hóa dàn tộc. Mở đẳu bài "Về vấn đê tìm đặc sắc văn hóa dân tộc" tác giả viết :"Bàn vể đặc sắc dân tộc của văn hóa là bàn một cái gì gắn bó với dân tộc đó từ thuở xa xưa". Văn hóa là một khái niệm quá bao hàm, rộng và phức tạp, đến thành mơ hồ, khó bao quát.
Khi quan niệm nó bao gồm tất cả cái gì con người sáng tạo- dối lập với thiên nhiên, tự nhiên- thì vì lẽ vai trò con người ngày càng lớn, dầu cái tự nhiên, thiên nhiên được con người hiểu biết, chế ngự, lợi dụng có ngày càng rộng, vàn hóa tự nó so với phần thiên nhiên, trong đời sống con người, cũng ngày càng nhiều, càng chiếm tỷ trọng áp đảo.
Nhiều đến nỗi ở dâu cũng là dấu vết văn hóa, cái gì cũng thuộc phạm vi văn hóa. Văn hóa có tính dân tộc. Dầu đên xã hội cộng sản, trong tương lai văn hóa vẫn mang dấu ấn sáng tạo của các dân tộc. vẫn có sắc thái dân tộc" (1)
J y-."Trong sự sáng tạo văn hỏa, mỗi dân
^ làu đã có những thói quen, những ưa thích, những sở trường, những khuyết tật làm nên đặc sắc của nó. Nắm vừng những cái đó, bước đi ở hiện tại sẽ ít mù quáĩig hơn và củng nhờ thê cỏ thể phần nào dự đoán 1
(1) Trân Đình Hượu- Vê ván đè tìm đặc sắc vãn hóa dân tộc .Trong "Đến hiện đ c ạ i từ truyền thống" Hà Nội 1994. trang 149-163.
đê định hướng cả hưóc đi trong tương la i." "Đặc sắc dân tộc của văn hóa làm cho mỗi dãn tộc hiện ra với những nét độc đáo, phân biệt với các dàn tộc khác" (1) Tác giả khẳng định :"Đặc sắc văn hóa một dân tộc là bằng chứng về bản lình sáng tạo của dân tộc đồ". Nhưng "Không phải chỉ cái
"vôn có" đó mới là đặc sắc văn hóa dân tộc. Đặc sắc văn hóa cũng phát triển, kết hợp với những yếu tô" mới "(2) Tác giả cũng chỉ rà phương pháp nghiên cứu văn hóa nói chung và đặc sắc dân tộc của văn hóa nói riêng và nhấn mạnh "Phải theo dõi quá trình định hình cái vốn văn hóa những hình thức phức hợp về sau, nhìn cung cách phát triển, thích ứng với điều kiện mới, tiếp nhận cái mới. Tóm lại, chúng ta không chỉ nhìn kết quả sáng tạo mà phải nhìn cả tiềm năng sáng tạo. Tìm đặc sắc văn hóa dan tộc không phải chỉ để bồi dưõng lòng tự hào, không phải chỉ để kế’ thừa theo lốì lấy, bỏ, thêm bớt mà còn dể phát huy tiềm nàng sáng tạo, giải phóng sức sáng tạo"(3)
Sở dĩ ở phần nà}T chúng tôi có trích dẫn hơi dài là vi những ý kiến, những định hướng thật quí ở ta mà muôn tập hợp lại, cung cấp tư liệu đầy dủ một phần nào để bạn đọc thâu hiểu. Thêm vào đó một mặt là vì tình cảm trân trọng riêng, mặt klhác là để thây rõ vấn đề văn hóa với
(1,2,3) Trần Đình Hượu - Tác phẩm đà dẫn, trang 150,151,153
131
dân tộc, phát triển, định hướng tương lai....cùng như cách thức, con đường tiếp cận nó đa dạng phong phú biêt nhường nào. cầ n thiết có một sự cân nhắc sắp xếp hệ thống
hóa các vấn đè liên quan dang bàn đên.