Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIA ĐÌNH,
1.2.2. Nhóm công trình nước ngoài nghiên cứu các nội dung pháp luật
- “CEDAW và pháp luật” [141]. Nghiên cứu rà soát văn bản pháp luật Việt Nam trên cơ sở quyền và giới qua lăng kính CEDAW (A Gendered and Right- Based Review of Vietnamese Leagal Documents thought the Lens of CEDAW).
Tác giả cuốn sách là bà Rea Abada Chingson - luật gia, thành viên của Khoa Luật trường đại học Ateneo de Manila (philiplin). Rea được công nhận là chuyên gia về bình đẳng giới, quyền con người và luật quốc tế. Bà là một trong những chuyên gia hàng đầu về Công ước Xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối sử chống lại phụ nữ (CEDAW), những chuẩn mực quốc tế khác về quyền con người và áp dụng
chuẩn mực này ở cấp quốc gia. Rea đã hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn và có những hoạt động xây dựng năng lực cho chính phủ, các chuyên gia, các tổ chức phi chính phủ và những người tuyên truyền vận động về bình đẳng giới và quyền con người ở một số nước.
Trong cuốn sách này, tác giả đề cập các vấn đề như: Bối cảnh Việt Nam, khuôn khổ chính trị và pháp luật ở Việt Nam, công ước xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối sử chống lại phụ nữ (CEDAW), những thực tế ban đầu về CEDAW và Việt Nam, đánh giá văn bản pháp luật và việc tuân thủ CEDAW. Trong đánh giá văn bản pháp luật và việc tuân thủ CEDAW, tác giả đã đề cập đến những vấn đề như: Những công việc chính để xóa bỏ phân biệt đối xử đảm bảo bình đẳng (Các điều 1-3 CEDAW), các biện pháp đặc biệt tạm thời và các biện pháp ưu tiên cho bà mẹ (Điều 4 của CEDAW), những mẫu hình xã hội và văn hóa của hành vi (Điều 5 của CEDAW), buôn bán người và bóc lột mại dâm (Điều 6 của CEDAW), quốc tịch (Điều 9 của CEDAW), giáo dục (Điều 10 của CEDAW), việc làm (Điều 11 của CEDAW), sức khỏe (Điều 12 của CEDAW), đời sống kinh tế và xã hội (Điều 13 của CEDAW), phụ nữ nông thôn (Điều 14 của CEDAW), bình đẳng trước pháp luật (Điều 15 của CEDAW), hôn nhân và gia đình (Điều 16 của CEDAW).
- “Cuốn Nghiên cứu rà soát văn bản pháp luật Việt Nam trên cơ sở quyền và giới qua lăng kính CEDAW”, của Quỹ phát triển phụ nữ Liên hợp quốc UNIFEM [135]. Sách là một nguồn tư liệu hữu ích giúp nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu và tiếp cận phương pháp mới nhằm hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Cuốn “15 năm thực hiện cương lĩnh hành động Bắc Kinh và kết quả của phiên họp đặc biệt lần thứ 23 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam”, của Quỹ phát triển Phụ nữ tại Việt Nam (UNIFEM) [138]. Sách đã giới thiệu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới… Tuy nhiên sách lại chưa đề cập tới hệ thống luật pháp về gia đình và bình đẳng giới.
- Cuốn “25 năm thực hiện Công ước về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) thực tiễn tại Việt Nam” của CEDAW [45]. Sách là một tập hợp các bài viết của các chuyên gia về công tác phụ nữ, công tác gia đình. Đây là nguồn tư liệu quý để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình nghiên cứu.
- “Tuyển chọn các khuyến nghị chung CEDAW”, của Quỹ phát triển phụ nữ Liên hợp quốc UNIFEM [136]. Nội dung sách đề cập tới các khuyến nghị chung nhằm hướng dẫn các quốc gia thành viên thực hiện các quyền con nguời của phụ nữ và bình đẳng giới.
- “Các nhận xét và kết luận về Việt Nam của Uỷ ban xóa bỏ phân biệt đối xử chống lại phụ nữ”, của Quỹ phát triển phụ nữ Liên hợp quốc UNIFEM [134]. Sách đưa ra những nhận xét, đánh giá và khuyến nghị cho Việt Nam về thực hiện bình đẳng giới.
- “CEDAW - Vì sự bình đẳng phụ nữ”, của Quỹ phát triển phụ nữ Liên hợp quốc UNIFEM [139]. Nội dung sách giới thiệu Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ; Nghị định thư không bắt buộc của Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ.
- “Phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam”, của UNFPA [169], giới thiệu về bạo lực trên cơ sở giới, các hình thức bạo lực trên cơ sở giới, định nghĩa bạo lực gia đình hoặc bạo lực bạn tình, hậu quả của bạo lực trên cơ sở giới, các hậu quả về mặt sức khỏe…
- “Bảng kiểm sử dụng Công ước về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) trong hoạt động của Tòa án nhân dân” của CEDAW [44]. Sách giới thiệu những yêu cầu của CEDAW trong xóa bỏ phân biệt đối xử về giới; Những nguyên tắc cơ bản của CEDAW về bình đẳng giới; Các yêu cầu của CEDAW bảo đảm quyền của phụ nữ được thực thi có hiệu quả…
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành mục tiêu của đề tài, luận án còn phải tiếp tục nghiên cứu những vấn đề mà các công trình nghiên cứu khoa học nói trên chưa có điều kiện làm rõ sau đây: