Giai đoạn sau đổi mới

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay (Trang 74 - 97)

Chương 3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT

3.1.2. Giai đoạn sau đổi mới

Văn bản pháp luật về gia đình quan trọng hàng đầu được ban hành ngay sau khi bắt đầu công cuộc đổi mới là Luật Hôn nhân và gia đình năm 1987.

Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1987 quy định: “Vợ, chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”.

Về phòng, chống bạo lực gia đình, Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1987 quy định: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi; cấm cưỡng ép ly hôn.

Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.

Cấm ngược đãi, hành hạ cha, mẹ, vợ, chồng, con cái”.

Như vậy, thông qua các quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 1987, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của Chính phủ, các Bộ, ngành..., pháp luật về gia đình đã từng bước hoàn thiện hơn so với giai đoạn trước đó. Thực hiện những quy định đó trong những năm đầu đổi mới của đất nước đã đem lại những kết quả quan trọng: Quyền bình đẳng nam, nữ trong gia đình và xã hội được quy định rõ ràng, đầy đủ hơn; trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo đảm quyền bình đẳng nam, nữ, phòng chống BLGĐ có chiều sâu và mang tính thực chất hơn so với trước đó; Các VBQPPL về gia đình được ban hành giai đoạn này có sự phù hợp với quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết (đặc biệt là CEDAW). Ý thức tôn trọng pháp luật, chấp hành pháp luật về gia đình bước đầu có những chuyển biến; vai trò của các cơ quan, tổ chức trong thực hiện pháp luật về gia đình từng bước được nâng lên.

Từ năm 1992 cả nước tập trung triển khai thực hiện Hiến pháp năm 1992 và Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25-12-2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992; cả nước thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo Cương

lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và các Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc; đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện 8 Mục tiêu Thiên niên kỷ...

Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, đạo luật cơ bản của Nhà nước có nhiều quy định cơ bản, quan trọng về gia đình. Điều 64 của Hiến pháp khẳng định: Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình”. Đây chính là quy định cơ bản có tính “tuyên ngôn” của Nhà nước đối với vấn đề gia đình. Bên cạnh đó, các quy định của Hiến pháp trực tiếp liên quan đến từng vấn đề cụ thể của gia đình cũng được thể hiện trong Hiến pháp 1992.

Về nội dung bình đẳng giới trong gia đình, Hiến pháp năm 1992 về cơ bản tiếp tục được kế thừa nhiều nội dung từ các bản Hiến pháp trước đây, đồng thời sửa đổi, bổ sung, “nội luật hóa” các Công ước quốc tế (về quyền con người, CEDAW…) để đảm bảo quyền bình đẳng nam, nữ/bình đẳng giới thực chất, khả thi hơn.

Điều 64, 65 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con”.

Để cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992, nhiều văn bản luật, pháp lệnh do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các văn bản luật, pháp lệnh đều trên tinh thần khẳng định gia đình "là chiếc nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và cũng khẳng định mục đích của pháp luật về gia đình nhằm “đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, phát huy truyền thống và những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình”, đồng thời “nhằm nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam”. Để thực hiện những mục tiêu trên, pháp luật về hôn nhân gia đình Việt Nam đã xây dựng những chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong

gia đình, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững. Điều 37 Bộ luật Dân sự về “Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình”

quy định: “Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Con cháu chưa thành niên được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà; con cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà”. Luật Hôn nhân gia đình ngày 09/06/2000 cũng khẳng định rõ những nội dung nêu trên tại Lời nói đầu và Điều 1 của Luật. Bên cạnh đó, Luật này cũng quy định rõ những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và công dân đối với gia đình và việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình và những vấn đề quan trọng khác trực tiếp liên quan đến gia đình.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em (BVCS&GDTE) năm 2004, Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Người cao tuổi năm 2009, Luật Người khuyết tật năm 2010 và các VBQPPL khác quy định nhiều điểm mới về phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình như: Quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình (hôn nhân tự nguyện... một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ); quy định quyền bình đẳng của vợ, chồng (như vợ chồng chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ, quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình…

Về các quy định pháp luật thể hiện nội dung quản lý nhà nước về công tác gia đình: Nhận thức được tầm quan trọng to lớn của gia đình trong xã hội, pháp luật về quản lý nhà nước đối với gia đình đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm.

Chính phủ chính là cơ quan thực hiện quản lý công tác gia đình thống nhất trên toàn quốc. Căn cứ quy định tại Nghị định số 94/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của

Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em đã nêu rõ: “Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em là cơ quan ngang bộ của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dân số, gia đình và trẻ em; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực dân số gia đình trẻ em” [31, Điều 1]. Điều 2 của Nghị định này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn đã khẳng định Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 quy định về cơ cấu nhiệm vụ quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, đồng thời thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn cụ thể nêu tại Điều này, trong đó có nhiều nội dung trực tiếp liên quan đến công tác gia đình. Ví dụ, Ủy ban có nhiệm vụ, quyền hạn:

Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản QPPL khác về dân số, gia đình, trẻ em; trình Chính phủ về chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn năm năm và hàng năm, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các công trình quan trọng về dân số gia đình và trẻ em; ban hành các văn bản QPPL về dân số gia đình, trẻ em theo thẩm quyền [31, Điều 2].

Như vậy, kể từ khi Nghị định số 94/2002/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành vào ngày 11/11/2002 thì chính thức có cơ quan Nhà nước giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình, thực hiện các hoạt động nhằm bảo đảm chức năng quản lý nhà nước về công tác gia đình theo sự chỉ đạo của Chính phủ, quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực gia đình.

Như vậy, pháp luật về gia đình ở Việt Nam giai đoạn sau đổi mới đã có những quy định tương đối rõ về vị trí và vai trò của gia đình, quản lý nhà nước về gia đình, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình. Những quy định đó được thể hiện trong Hiến pháp, luật, và các văn bản dưới luật.

Tuy nhiên, pháp luật về gia đình gia đoạn này còn nhiều bất cập: Nhiều quy định của pháp luật về gia đình chưa phù hợp điều kiện kinh tế xã hội của đất nước.

Một số quy định thể hiện sự nóng vội, tính duy ý chí, tính bao cấp của Nhà nước trong nhiều lĩnh vực. Pháp luật về gia đình chưa phát huy được tiềm năng, sự đóng

góp và trách nhiệm của gia đình trong xây dựng và thực hiện pháp luật về gia đình;

Nhiều quy định không khả thi, quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật về gia đình, đặc biệt là pháp luật về bình đẳng nam, nữ trong giai đoạn này là rất khó khăn nên kết quả thực hiện pháp luật về bình đẳng giới còn hạn chế.

Mặt khác, trình độ năng lực quản lý nhà nước, điều hành kinh tế, xã hội của nhiều cán bộ các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị còn hạn chế, lúng túng, nặng theo Nghị quyết, mang tính phong trào, chưa tuân theo pháp luật; những vi phạm pháp luật về gia đình trên các lĩnh vực chưa được thống kê, xem xét, xử lý đúng pháp luật. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật về gia đình còn mới mẻ, năng lực trình độ, sự am hiểu pháp luật về gia đình của nhiều cán bộ ở các cấp cũng như việc triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) còn nhiều hạn chế; điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác PBGDPL còn thiếu thốn. Đặc biệt, về mặt nhận thức, định kiến giới, “trọng nam khinh nữ” vẫn tồn tại trong suy nghĩ và thói quen của nhiều cán bộ, nhân dân, kể cả đối với không ít phụ nữ. Nhìn chung pháp luật về gia đình giai đoạn này vẫn còn thiếu tính hệ thống, thiếu đầy đủ và toàn diện. Chẳng hạn như thiếu các quy phạm pháp luật quy định cụ thể, chi tiết về các chức năng của gia đình và chế độ pháp lý của việc thực hiện các chức năng của gia đình. Những quy phạm pháp luật về vị trí và vai trò của gia đình thường được quy định đơn lẻ, rải rác trong các văn bản điều chỉnh những quan hệ xã hội khác nhau mà chưa được quy định độc lập, tập trung trong văn bản riêng.

3.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.2.1. Thành tựu của pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay 3.2.1.1. V ni dung qun lý nhà nước v gia đình

Thứ nhất: Pháp luật quản lý nhà nước về gia đình đã thể chế hóa quan điểm xây dựng gia đình tiến bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, phù hợp với các công ước, điều ước quốc tế về gia đình mà Việt Nam là thành viên.

Thể chế hóa quan điểm của Đảng trong các văn kiện Đại hội và các Chỉ thị của Ban Bí thư (đặc biệt là Chỉ thị 49-CT ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư Trung

ương Đảng khóa IX về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (ban hành kèm theo Quyết định số 629/QĐ- TTg (ngày 29 tháng 5 năm 2012) của Thủ tướng Chính phủ).

Văn bản này đã khẳng định quan điểm đề cao vai trò của gia đình: “Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Đồng thời, trách nhiệm của Nhà nước và gia đình đã được xác định rõ trong việc xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Đây được coi là một trong các mục tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Mục tiêu chung mà Chiến lược đã xác định là: “xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội”.

Mục tiêu cụ thể hàng đầu là: “Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình”.

Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ban hành kèm theo Quyết định 629/QĐ-TTg có nội dung phù hợp với các công ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đồng thời là định hướng quan trọng cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về gia đình.

Thứ hai: Pháp luật quản lý nhà nước về gia đình đã bước đầu xây dựng đồng bộ, thống nhất và phù hợp với thực tiễn nước ta.

Cho đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về gia đình: Nghị định số 02/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ về công tác gia đình, Nghị quyết số 81/NQ-CP ngày 04/12/2012 ban hành kế hoạch hành động thực hiện Thông báo Kết luận số 26-TB/TW ngày 09/5/2011 của Ban Bí thư (khóa IX) về sơ kết Chỉ thị số 49-

CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư về “xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình; Quyết định số 25/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 31/3/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Gia đình; Chỉ thị số 2522/CT-BVHTTDL ngày 26/7/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 2744/QĐ-BVHTTDL ngày 26/7/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt chương trình phối hợp chỉ đạo và tổ chức thực hiện “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 5139/QĐ-BVHTTDL ngày 28/12/2012 ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Trích dẫn phụ lục “Lĩnh vực gia đình”;

Quyết định số 1340/QĐ-BVHTTDL ngày 9/4/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định số 02/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ về công tác gia đình; Hướng dẫn số 1316/BVHTTDL ngày 15/4/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Hướng dẫn thành lập Ban chỉ đạo công tác gia đình…

Trên cơ sở Nghị quyết số 81/NQ-CP của Chính phủ ngày 04 tháng 12 năm 2012, các Đề án liên quan đến quản lý nhà nước về gia đình đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành bao gồm: Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án kiện toàn, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp đến năm 2020; Quyết định số 1004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nghiên cứu, đánh giá tổng thể về gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Ngoài ra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành và chỉ đạo việc thực hiện các văn bản như: Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16/3/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay (Trang 74 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)