Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về gia đình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay (Trang 142 - 154)

Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

4.2.6. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về gia đình

Một là: Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về gia đình

Đẩy mạnh công tác PBGDPL về gia đình nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về pháp luật gia đình, vị trí, vai trò của gia

đình trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; về chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến gia đình; về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các gia đình, các cơ quan, những người thi hành công vụ liên quan đến gia đình để bảo đảm, thúc đẩy việc thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến gia đình.

Thực hiện giải pháp này cần tập trung các vấn đề sau:

Thứ nhất: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về gia đình thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Đối với các địa phương, vùng, miền khác nhau có thể sử dụng phương tiện tuyên truyền khác nhau. Ở mỗi địa phương, cần có sự thống nhất giữa các cơ quan, ban, ngành của địa phương để lựa chọn phương thức tuyên truyền pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới phù hợp. Như trong chương 3 đã phân tích, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục PLBLGĐ và bình đẳng giới trong gia đình thông qua phương tiện truyền hình là một hình thức đem lại hiệu quả cao.

Vì vậy, với phương tiện truyền thông phổ biến như truyền hình thì cần lồng ghép các chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCBLGĐ và bảo đảm bình đẳng giới trong các khung giờ cao điểm thu hút người xem. Cần có sự phối hợp chặt chẽ của các đài truyền hình từ trung ương đến địa phương để đảm bảo mọi chương trình tuyên truyền có thể có số lượng người dân đón xem đông nhất. Trong các chương trình tuyên truyền pháp luật về PCBLGĐ và bình đẳng giới cần nêu bật được vị thế quan trọng của người phụ nữ ở cả lĩnh vực xã hội và gia đình.

Việc sử dụng các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về gia đình phải bảo đảm phù hợp với từng đối tượng. Chẳng hạn, đối với đồng bào dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa, cần sử dụng các phương tiện nghe, nhìn dễ hiểu và có thể bảo đảm phát đến tận tay người dân như pa nô, áp phích, tờ rơi, bộ tranh, báo... Các phương tiện đó đòi hỏi phải giúp mọi người hiểu rõ các hình thức, đặc điểm, tính chất của BLGĐ, các nguyên nhân, điều kiện và cơ chế BLGĐ, các hậu quả của BLGĐ và các biện pháp PCBLGĐ.

Tuyên truyền bằng cách lồng ghép nội dung PCBLGĐ và bình đẳng giới vào các cuộc họp, sinh hoạt ở địa phương cũng là một trong các biện pháp có hiệu quả, nhưng cần chú ý đến nội dung cho phù hợp với đối tượng, tức là mời được đúng đối tượng tham gia các cuộc họp, sinh hoạt.

Tổ chức các cuộc nói chuyện, tọa đàm, tạo ra diễn đàn trao đổi có sự tham gia của phụ nữ, trẻ em và nam giới nhằm tuyên truyền về tình hình và các biện pháp PCBLGĐ. Huy động sự tham gia tích cực của nam giới trong PCBLGĐ.

Nam giới không thể đứng ngoài cuộc vì đây chính là đối tượng có thể làm thay đổi tình trạng BLGĐ và bảo đảm bình đẳng giới trong gia đình. Có thể tuyên truyền thông qua các buổi họp cộng đồng, dòng họ vì chính trong các sinh hoạt của dòng họ thu hút rất đông sự tham gia của nam giới. Trong các buổi họp dòng họ này cần xác định và tuyên truyền cho người có tầm ảnh hưởng trong dòng họ trước, sau đó từ những người này mới tiến hành tuyên truyền thay đổi suy nghĩ của những người đàn ông khác trong dòng họ.

Là một nước phương Đông, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng phong kiến, “hủ nho”, đề cao vị trí, vai trò người đàn ông trong gia đình và ngoài xã hội. Tư tưởng này “ăn sâu bén rễ ngàn đời” vào lối sống, thói quen của nhiều tầng lớp dân cư, cho đến nay vẫn còn là trở ngại lớn cho sự nghiệp thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, phòng, chống bạo lực gia đình. Để thay đổi nhận thức, thói quen, thái độ gia trưởng mang tính truyền thống của mỗi người, cần phải sử dụng yếu tố văn hóa. Các cơ quan quản lý về gia đình cần chủ động xây dựng và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa, các hương ước, quy ước trong cộng đồng để tác động vào nhận thức, thói quen của người dân. Cần chú ý việc lồng ghép, tăng cường công tác truyền thông về gia đình nhân các lễ hội ở các địa phương - nơi thu hút đông đảo người dân ở khắp nơi về tham dự, tưởng nhớ tổ tiên, dòng họ hay những người anh hùng, liệt nữ có công lớn với đất nước.

Thứ hai: Về nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về gia đình.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cần tập trung vào những nội dung: Luật PCBLGĐ, Luật bình đẳng giới, Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân

biệt đối xử với phụ nữ; Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình...

Các văn bản pháp luật này muốn đến được với người dân phải được chuyển thành các hình ảnh, ngôn từ đơn giản, dễ hiểu và sinh động, có như thế các nhóm đối tượng có học vấn không cao mới tiếp cận và thực hiện một cách có hiệu quả.

Giáo dục, cung cấp kiến thức về xây dựng gia đình: Đẩy mạnh giáo dục, cung cấp cho các thành viên gia đình về chủ trương, chính sách, luật pháp liên quan đến gia đình; kỹ năng sống (kỹ năng làm cha, mẹ, nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với nhau và với cộng đồng, xây dựng gia đình là một môi trường an toàn cho trẻ em); trách nhiệm của nam giới đối với công việc trong gia đình, đối với việc bảo đảm quyền của phụ nữ trong gia đình;

trách nhiệm thực hiện nếp sống văn mình, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; xây dựng tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, giúp đỡ, nhắc nhở, động viên nhau thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, của dòng họ; tiếp thu các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; cảnh báo các nguy cơ và hậu quả về mất cân bằng giới tính khi sinh.

Lồng ghép kiến thức xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng ngành học, cấp học.

Đối với từng gia đình, cơ quan quản lý nhà nước trước hết cần dựa vào dân, thống nhất với dân để sửa đổi, bổ sung các hương ước, quy ước của làng, xã, khu dân cư, trong đó khẳng định rõ các tiêu chí “thực hiện bình đẳng giới” là yêu cầu cần thiết để xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Làng xã văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”. Cần tôn vinh, đề cao tính gương mẫu, của những người có chức sắc, vị trí ở cơ sở và trong cộng đồng. Cần xem xét, đánh giá mỗi gia đình trong việc thực hiện hương ước, quy ước ở cộng đồng một cách thực chất và nghiêm túc. Từ đó, có những hình thức động viên, biểu dương các tập thể, cá nhân hay hộ gia đình sao cho phù hợp và thiết thực.

Thứ ba: Gắn biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về gia đình với việc tạo dư luận cộng đồng lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm pháp luật về gia đình.

Trên thực tế, không ít các hành vi vi pháp pháp luật về gia đình (nhất là bạo lực gi đình và bất bình đẳng giới) bị coi là “bình thường”, “tự nhiên”, “chấp nhận được”, do vậy các hành vi đó vẫn tiếp tục xảy ra hàng ngày. Ví dụ khoảng 86% số người được hỏi trong cuộc khảo sát đồng tình với quan niệm rằng “cha mẹ có quyền dùng roi vọt đánh đập hoặc chửi mắng con cái”; hoặc 16% số người được khảo sát tỏ ra đồng ý với việc chồng có thể ngược đãi, hành hạ vợ khi người vợ mắc phải 1 trong 9 lỗi từ “nấu cơm không vừa ý chồng” cho đến “phát hiện thấy vợ không chung thủy”. Trước tình hình như vậy, rõ ràng là cần phải ưu tiên hàng đầu biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCBLGĐ và bình đẳng giới trong gia đình, tiếp đến là phát hiện, xử lý các hành vi BLGĐ và tạo dư luận cộng đồng lên án mạnh mẽ các hành vi BLGĐ chứ không thể tỏ thái độ đồng tình với các hành vi đó.

Thứ tư: Phát huy vai trò, trách nhiệm của UBND các cấp trong công tác gia đình.

Cụ thể là: 1- Đưa công tác gia đình lồng ghép trong các Chương trình, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; 2- Tổ chức PBGDPL về gia đình cho cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân tại địa phương theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp trên và theo Chương trình, Kế hoạch định kỳ của địa phương; 3- Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ pháp luật về gia đình cho Báo cáo viên, tuyên truyên viên pháp luật, hòa giải viên ở địa phương; biên soạn, phát hành các loại tài liệu pháp luật về gia đình phù hợp từng đối tượng trên địa bàn; 4- Phối hợp, tổ chức triển khai công tác giáo dục pháp luật trong trường học, bảo đảm cho cán bộ, giáo viên và học sinh hiểu biết pháp luật về gia đình, chấp hành các quy định tại địa phương; 5- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hỗ trợ công tác gia đình tại địa phương; 6- Bố trí đủ cán bộ có trình độ chuyên môn về luật, có kỹ năng làm công tác gia đình ở các cấp, các ngành, địa

phương; từng bước nghiên cứu nâng cao kỹ năng nghiệp vụ công tác gia đình phù hợp với đặc điểm từng địa bàn, từng đối tượng ở địa phương; 7- Lồng ghép các nguồn lực, bố trí đủ kinh phí đầu tư cho công tác PBGDPL về gia đình ở các cấp, các ngành, cơ quan và địa phương; 8- Phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL ở các cấp; tăng cường trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp trong công tác PBGDPL ở địa phương; định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá công tác PBGDPL về gia đình ở địa phương.

Hai là: Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị thực hiện pháp luật về gia đình

- Trách nhiệm của Ðảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng Chính phủ:

Với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền đã được quy định, Ðảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng Chính phủ tiếp tục quan tâm lãnh đạo thể chế hóa Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 21-2-2005 của Ban Bí thư (khoá IX) về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” thành các VBQPPL và chính sách cụ thể. Đảng đoàn Quốc hội cần giao cho Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội (như: giao cho Ủy ban pháp luật của Quốc hội chủ trì phối hợp với UBVCVĐXH của Quốc hội…) rà soát, báo cáo thống kê, đánh giá tình hình thực hiện các quy định trong các VBQPPL do Quốc hội, UBTVQH ban hành có liên quan về gia đình; nếu có các quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo hoặc chưa phù hợp Chỉ thị 49-CT/TW thì tham mưu, đề xuất kiến nghị đưa vào Chương trình sửa đổi, bổ sung, xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ và định kỳ hàng năm.

- Trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội:

Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH.

- Trách nhiệm của Chính phủ:

Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành, UBND các cấp thực hiện đúng pháp luật về gia đình;

Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra và có Báo cáo hằng năm với Quốc hội tình hình thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030;

Hướng dẫn, chỉ đạo các Bộ, ngành, UBND các tỉnh thành phố, các cơ quan, tổ chức xây dựng Kế hoạch, biện pháp cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030;

Chỉ đạo các Bộ, ngành, cơ quan chức năng và UBND các cấp tăng cường công tác thanh tra và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về gia đình theo thẩm quyền; khi cần thiết, đề nghị các cơ quan tư pháp xem xét khởi tố theo quy định của pháp luật.

- Trách nhiệm của các Bộ, ngành trung ương:

+ Đối với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội:

Bộ cần làm tốt hơn công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong tình hình hiện nay; xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động mạng lưới các chuyên gia về giới trong các lĩnh vực; quy định tiêu chí thi đua, khen thưởng và trao danh hiệu tôn vinh tập thể, cá nhân “Vì bình đẳng giới”; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các Bộ, ngành, các địa phương và các đơn vị thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công; hướng dẫn, triển khai công tác thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trên các lĩnh vực;

Ngoài ra, Bộ cũng cần quan tâm làm tốt hơn vai trò cơ quan Thường trực UBQGVSTBCPN Việt Nam, là đầu mối phối hợp các Bộ, ngành cơ quan trung ương, UBND các cấp trong chỉ đạo hướng dẫn tổ chức triển khai các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Trong thời gian tới, Bộ và Ủy ban cần chủ động, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp tham mưu cho Chính phủ đẩy mạnh công tác PBGDPL về bình đẳng giới và PCBLGĐ thông qua hệ thống Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Chính phủ, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp và tập trung nguồn lực để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác này;

phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông, các cơ quan báo đài tăng cường thời lượng, tin bài trên sóng phát thanh, truyền hình nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong toàn xã hội; phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh công tác lồng ghép tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giới, pháp luật về

bình đẳng giới và PCBLGĐ trong các chương trình, kế hoạch công tác của ngành, nhất là thông qua việc duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống, tôn vinh các anh hùng dân tộc không kể là nữ hay nam, xây dựng tiêu chí “Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới” bổ sung vào quy định bình xét thi đua “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”, “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, cũng như Hương ước, Quy ước mới ở thôn, làng, ấp, bản. Trên cơ sở đó, từng bước xóa bỏ tư tưởng

“Trọng nam khinh nữ” trong gia đình và xã hội.

+ Đối với Bộ Tài chính:

Sớm tham mưu trình Chính phủ ban hành văn bản quy định hướng dẫn lập dự toán, triển khai và quyết toán kinh phí hàng năm và cả nhiệm kỳ thực hiện pháp luật về gia đình, phù hợp mục tiêu Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đến năm 2016 và đến năm 2020; rà soát, sắp xếp lại các mục lục ngân sách nhằm bảo đảm lồng ghép giới trong các Kế hoạch, Chương trình mục tiêu quốc gia và các Chương trình khác… đã được phê duyệt; tăng cường công tác kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương và toàn ngành tài chính về những lĩnh vực được phân công.

+ Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Sớm tham mưu trình Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn lồng ghép giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong các lĩnh vực, chương trình, hoạt động của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch; xây dựng và hướng dẫn thực hiện tiêu chí

“thực hiện bình đẳng giới” trong xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Khu phố văn hóa”, “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”; gắn nội dung tổ chức các lễ hội truyền thống lịch sử tôn vinh những người có công với nước trước đây với thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ngày nay; hướng dẫn tổ chức các hội thi, hội diễn, sáng tác, biểu diễn văn hóa nghệ thuật… gắn với tuyên truyền, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, phê phán, xóa bỏ tư tưởng “Trọng nam, khinh nữ” trong sinh hoạt của nhân dân; tăng cường kiểm tra các cấp, các ngành, địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ của ngành và pháp luật về bình đẳng giới…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay (Trang 142 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)