Chương 3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT
3.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế của pháp luật về gia đình
Quá trình đổi mới xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa luôn tác động nhiều mặt đến các quan hệ xã hội trong gia đình.
Trong khi đó, pháp luật về gia đình là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, mặc dù được quan tâm xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhưng chưa theo kịp với những biến đổi nhanh của cuộc sống.
Pháp luật về gia đình và việc tổ chức thực hiện pháp luật đó chịu ảnh hưởng nhiều bởi truyền thống, phong tục, tập quán xã hội. Việt Nam là một nước phương Đông, chịu ảnh hưởng nhiều bởi tư tưởng Nho giáo, trong đó có tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, vấn đề bình đẳng giới trong gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình là vấn đề mới và phức tạp. Do vậy, những giá trị tiến bộ của bình đẳng giới được tiếp thu, thể hiện, lồng ghép trong pháp luật khó khăn và chậm chạp. Vì chịu ảnh hưởng bởi truyền thống, phong tục tập quán xã hội nên trong quá trình xây dựng pháp luật về gia đình, các cơ quan có thẩm quyền chưa quan tâm đầy đủ và kịp thời việc phân tích chính sách, đánh giá tác động của các văn bản quy phạm pháp luật về gia đình tới đời sống xã hội, tới đối tượng tác động của văn bản. Do đó, pháp luật về gia đình còn những quy phạm pháp luật không phù hợp thực tế khách quan, không khả thi. Đồng thời, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương chưa có điều kiện đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất thỏa đáng cho công tác gia đình.
3.2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
Một là: Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về gia đình thuộc thẩm quyền của nhiều Bộ, ngành khác nhau. Việc nhận thức về vai trò, chức năng của gia đình, vai trò của pháp luật về gia đình trong quá trình xây dựng pháp luật về gia đình chưa thống nhất, có nhiều cách tiếp cận khác nhau; Do vậy, quan điểm hoàn thiện pháp luật về gia đình chưa đầy đủ, chưa mang tính hệ thống, toàn diện;
những sửa đổi, bổ sung chưa mang tính tổng thể, làm cho pháp luật về gia đình thiếu tính ổn định.
Hai là: Công tác quản lý nhà nước về gia đình còn nhiều biến động. Trước tháng 8/2007, công tác này được giao cho Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thực hiện. Hiện nay, nhiệm vụ này được Chính phủ giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Số lượng và năng lực cán bộ, công chức làm công tác chuyên trách về gia đình còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc triển khai công tác gia đình và triển khai thi hành pháp luật về gia đình còn chưa được tiến hành bài bản, có hệ thống.
Ba là: Hoạt động nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về gia đình chưa được quan tâm đúng mức. Việc tham khảo, lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân đối với pháp luật về gia đình chưa được tiến hành thường xuyên, chưa hiệu quả, nhiều khi tiến hành một cách hình thức, qua loa, dẫn đến pháp luật về gia đình chưa phù hợp thực tế, khách quan, chưa phản ánh đầy đủ và đúng đắn ý chí của nhân dân.Một số cơ quan chủ trì soạn thảo chưa chủ động nghiên cứu xây dựng chính sách; thiếu nguồn thông tin và cơ sở dữ liệu xây dựng pháp luật. Đặc biệt, kiến thức và kỹ năng về lồng ghép giới của đội ngũ cán bộ tham gia xây dựng và hoạch định chính sách, pháp luật về gia đình còn hạn chế.
Tiểu kết chương 3
Pháp luật về gia đình ở Việt Nam đã phát triển theo hướng ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn. Vị trí và vai trò của gia đình ngày càng được đề cao. Từ khi đất nước tiến hành đổi mới, pháp luật về gia đình đã có sự phát triển theo chiều hướng ngày càng tích cực. Các nội dung quản lý nhà nước về gia đình, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, trách nhiệm của gia đình trong phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình đã quy định trong các văn bản có hiệu lực pháp lý cao như Hiến pháp, luật. Đồng thời, những nội dung đó cũng được hướng dẫn và cụ thể hóa ở các văn bản dưới luật.Tuy nhiên, pháp luật về gia đình giai đoạn này còn một số quy định chưa phù hợp điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, thể hiện sự nóng vội, tính duy ý chí, tính bao cấp của Nhà nước trong nhiều lĩnh vực.
Pháp luật về gia đình chưa thực sự khả thi, chưa phát huy được tiềm năng, sự đóng góp và trách nhiệm của gia đình trong xây dựng, thực hiện pháp luật về gia đình.
Thực trạng pháp luật về gia đình ở Việt Nam thời gian qua cho thấy lĩnh vực pháp luật vày đã đạt được những thành tựu quan trọng: nội dung pháp luật về gia đình nhìn chung phù hợp với quan điểm của Đảng về gia đình; pháp luật về gia đình ở Việt Nam đã chú trọng tính phù hợp với thực tiễn điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, dần dần tương thích với các công ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; một số nội dung pháp luật về gia đình đã được luật hóa một cách toàn diện và có hệ thống trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao như Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới... Văn bản pháp luật về các nội dung như quản lý nhà nước về gia đình, PCBLGĐ, bình đẳng giới trong gia đình, trách nhiệm của gia đình trong phòng chống tệ nạn xã hội đã tạo hành lang pháp lý khá rõ cho gia đình tham gia vào các quan hệ pháp luật gia đình; việc thực hiện pháp luật về gia đình đã đem lại nhiều kết quả quan trọng đóng góp vào sự phát triển, hạnh phúc và bền vững của gia đình, sự ổn định và phát triển của xã hội.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, về nội dung điều chỉnh, pháp luật về gia đình còn tồn tại một số hạn chế, đó là: một số quy định chưa rõ ràng, khó thực hiện; một số quy định không hợp lý; chưa đầy đủ; một số quy định về thủ tục rườm rà, phức tạp, khó thực hiện. Về hình thức pháp luật, ngoài những ưu điểm, pháp luật về gia đình còn tồn tại một số hạn chế như: một số quy định chưa đủ mức cụ thể, chi tiết, rõ ràng; một số quy định không khả thi; về kỹ thuật pháp lý của một số văn bản chưa bảo đảm tính hiện đại.
Những thành tựu và hạn chế của pháp luật về gia đình là do những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Việc nhận thức rõ các nguyên nhân đó là cơ sở quan trọng để đề ra định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam trong thời gian tới.
Chương 4