Pháp luật về bình đẳng giới ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay (Trang 65 - 69)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIA ĐÌNH,

2.4.2. Pháp luật về bình đẳng giới ở một số nước trên thế giới

Nhiều nước trên thế giới đã ban hành pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng nam, nữ trong xã hội. Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của mỗi nước khác nhau mà tên gọi của các văn bản pháp luật về bình đẳng giới cũng khác nhau.

Ở Châu Âu, các nước Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Sĩ, Bosnia, Herzegovina, Kôsôvô… ban hành Luật Bình đẳng giới; Phần Lan ban hành Luật về bình đẳng giữa nam và nữ; Thuỵ Điển ban hành Luật cơ hội bình đẳng; Anbani ban hành Luật vì một xã hội bình đẳng giới… Vương quốc Anh ban hành các đạo luật gồm: Đạo luật về Quyền con người năm 1999, về Bình đẳng năm 2006, về Chống phân biệt đối xử năm 2006, về Phân biệt dựa trên khuyết tật năm 2005 [176].

Ở châu Á, Trung Quốc ban hành Luật bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ;

Nhật Bản ban hành Luật cơ bản về một xã hội bình đẳng giới; Hàn Quốc ban hành Luật cơ bản về phát triển phụ nữ; Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào ban hành Luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ… Ở Thái Lan, pháp luật về bình đẳng giới được thể hiện trong các quy định của Hiến pháp và các văn bản pháp luật, xác lập các quyền bình đẳng giữa nam và nữ [149].

2.4.2.1. Vương quc Thy Đin

Năm 1939 Thụy Điển đã có luật cấm sa thải lao động nữ vì lý do họ kết hôn hay sinh con; ban hành Luật Bình đẳng về cơ hội của Thụy Điển nhằm tăng cường quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong lĩnh vực việc làm, thời hạn, điều khoản, điều kiện lao động cũng như cơ hội phát triển nghề nghiệp (sự bình đẳng trong cuộc sống lao động).

Phụ nữ sinh con được hưởng ít nhất hai tháng lương, nam giới được nghỉ 13 tháng để chăm sóc vợ con. Hiện có 85% người cha được nghỉ phép trông con mới sinh.

2.4.2.2. Vương quc Đan Mch

Đan Mạch đã ban hành nhiều đạo luật có nội dung về bình đẳng giới, bao gồm: Luật về đối xử bình đẳng nam nữ về việc làm và nghỉ đẻ; Luật về trả lương bình đẳng, Luật về đối xử bình đẳng nam nữ trong chương trình an sinh xã hội nghề nghiệp, Luật về bình đẳng giới. Đạo luật về bình đẳng giới của Đan Mạch được ban hành năm 2000 nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong xã hội, quy định cấm đối xử bất bình đẳng dựa trên cơ sở giới tính; nữ giới và nam giới phải được đối xử bình đẳng trong nền hành chính công, hoạt động nghề nghiệp và các họat động khác; Người bị vi phạm các quyền, người bị quấy rối tình dục được phép đòi bồi thường thiệt hại.

2.4.2.3. Vương quc Na Uy

Pháp luật quy định việc phân biệt đối xử trực tiếp hoặc gián tiếp với phụ nữ và nam giới đều không được phép, trừ khi bảo vệ phụ nữ trong thời kỳ mang thai, sinh nở, cho con bú. Khi cất nhắc, đề bạt, cách chức hoặc sa thải người lao động cũng không được phân biệt nam, nữ. Lao động nam, nữ trong cùng một doanh nghiệp phải được trả lương như nhau cho cùng một công việc như nhau. Phụ nữ và nam giới có quyền bình đẳng trong giáo dục, đào tạo mà không phân biệt tuổi tác.

Khi mang thai, nếu người phụ nữ đã đi làm được nghỉ ít nhất là 6/10 tháng thai nghén và được hưởng lương, chế độ đầy đủ với số tiền không quá 6 lần số tiền bảo hiểm quốc gia cơ bản. Khi sinh con người mẹ được nghỉ 52 tuần hưởng 80%

hoặc nghỉ 42 tuần hưởng 100% lương; trong đó, mẹ phải nghỉ 3 tuần trước khi sinh, bố phải nghỉ bốn tuần theo chế độ người cha. Ngoài ra, bố và mẹ được nghỉ từ 10 đến 20 ngày/năm chăm con ốm (kể cả với con nuôi).

2.4.2.4. Cng hòa Phn Lan

Phần Lan đã ban hành Luật về bình đẳng nam, nữ (08/08/1986), nhằm ngăn ngừa sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính và thúc đẩy sự bình đẳng giữa nữ và nam, nâng cao địa vị người phụ nữ… Những hành vi không bị coi là phân biệt đối xử, gồm: Bảo vệ đặc biệt phụ nữ mang thai hoặc sinh đẻ; chỉ quy định nghĩa vụ quân sự bắt buộc cho nam giới...

2.4.2.5. Cng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quc)

Năm 1992, Luật Bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ của Trung Quốc được ban hành nhằm cụ thể hóa Hiến pháp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng nam, nữ và cho phép phụ nữ tham gia đầy đủ vào công cuộchiện đại hoá xã hội chủ nghĩa (XHCN). Theo quy định của Luật, phụ nữ được hưởng quyền bình đẳng với nam giới trong tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích đặc biệt của phụ nữ mà pháp luật cho phép, dần hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội có xem xét đến lợi ích của phụ nữ.

Cấm tất cả các hành vi phân biệt đối xử, đối xử thô bạo hoặc bạc đãi phụ nữ dưới mọi hình thức… [116].

2.4.2.6. Nht Bn

Nhật Bản ban hành Luật Cơ bản về một xã hội bình đẳng giới (có hiệu lực từ 23/6/1999) với mục đích thúc đẩy một cách toàn diện và có hệ thống việc xây dựng một xã hội bình đẳng giới, trong đó đề ra các nguyên tắc cơ bản, trách nhiệm của nhà nước, chính quyền địa phương và công dân và các quy định khác nhằm tạo nền tảng cho chính sách thúc đẩy xây dựng một xã hội bình đẳng giới… [49].

2.4.2.7. Hàn Quc

Năm 2002, Luật cơ bản về phát triển của phụ nữ của Hàn Quốc được ban hành nhằm ủng hộ sự phát triển của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng nam, nữ trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Luật quy định các chính sách, biện pháp cơ bản đối với phát triển của phụ nữ; trách nhiệm của Hội trưởng Hội LHPN, của thủ trưởng cơ quan hành chính trung ương, địa phương, của Nhà nước và các đoàn thể tự quản địa phương, của Tổng thống, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan Nhà nước và các đoàn thể tự quản địa phương thực hiện các biện pháp đối với vấn đề phát triển phụ nữ Hàn Quốc.

Năm 2005 Hàn Quốc xóa bỏ quy định về chủ hộ gia đình, tạo cơ sở xây dựng gia đình văn hóa mới, dân chủ và bình đẳng giới [53].

2.4.2.8. Cng hòa Dân ch nhân dân Lào

Luật về Sự phát triển và bảo vệ phụ nữ được Quốc hội thông qua năm 2005 nhằm công nhận và đề cao vị trí vai trò của phụ nữ, quy định nội dung cơ bản, tiêu chuẩn của sự phát triển và bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ, trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của gia đình đối với phụ nữ, khuyến khích sự bình đẳng giữa nữ và nam, thủ tiêu mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, ngăn ngừa và chống việc mua bán phụ nữ và trẻ em, chống các hành vi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong gia đình, tạo điều kiện để phụ nữ được tham gia và trở thành lực lượng trong sự nghiệp phát triển của đất nước…

Phụ nữ có quyền được bảo vệ, khám sức khoẻ và tiêm chủng theo quy định từng độ tuổi, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Phụ nữ sinh con phải có bác sỹ hoặc bà đỡ chăm sóc theo điều kiện thực tế. Nghiêm cấm cá nhân hoặc tổ chức bắt buộc phụ nữ có thai sinh đẻ trong rừng, nơi hoang vắng. Cấm các hành động bạo lực đối với

phụ nữ do việc mê tín dị đoan của cá nhân hoặc vì lý do khác. Trong thời gian vợ sinh con hoặc ốm đau, chồng có quyền xin nghỉ việc theo chế độ để trông nom chăm sóc sức khoẻ của vợ và con… [113].

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)