Nội dung của pháp luật về gia đình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay (Trang 42 - 50)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIA ĐÌNH,

2.1.3. Nội dung của pháp luật về gia đình

Pháp luật về gia đình là một bộ phận trong hệ thống pháp luật nói chung, nhưng đồng thời với vị trí, vai trò là một lĩnh vực pháp luật chuyên ngành, có những

đặc điểm riêng, có đối tượng và phương pháp điều chỉnh đặc thù, đến lượt mình, pháp luật về gia đình cũng là một hệ thống có hình thức biểu hiện khá phong phú với những bộ phận hợp thành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bao gồm:

Thứ nhất: Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về gia đình

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về gia đình là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán xuyến và xuyên suốt trong tổng thể hệ thống quy phạm pháp luật về gia đình. Các nguyên tắc này bao gồm: 1) Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; 2) Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; 3) Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con; 4) Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình;

5) Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

Thứ hai: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ về gia đình Xét ở góc độ chung, hệ thống các quy phạm pháp luật về gia đình bao gồm các nhóm lớn để điều chỉnh các nhóm quan hệ tương ứng là các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và các con và giữa những người thân thích, ruột thịt khác trong gia đình; và nhóm quan hệ xã hội mà gia đình là chủ thể. Quan hệ nhân thân là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình về những lợi ích nhân thân. Đó là các quan hệ như: Quan hệ giữa vợ và chồng về sự thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau, về việc xác định chỗ ở chung, quan hệ giữa cha mẹ và các con về việc xác định chế độ pháp lý nhân thân của con chưa thành niên... Quan hệ tài sản là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình về những lợi ích tài sản. Đó là những quan hệ như: Quan hệ cấp

dưỡng lẫn nhau giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và các con, giữa các thành viên khác trong gia đình, quan hệ về sở hữu giữa vợ và chồng...

Xét ở mức độ cụ thể, hệ thống các quy phạm pháp luật về gia đình bao gồm các nhóm quy phạm sau:

- Các quy định của Hiến pháp. Hiến pháp là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lý cao nhất, những quy định của Hiến pháp là cơ sở để hình thành và phát triển hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về gia đình nói riêng. Các Hiến pháp của nước ta đều có các quy định chung về những nguyên tắc, những giá trị mà Hiến pháp và pháp luật bảo vệ và bảo đảm thực hiện, về các quyền cơ bản của con người, quyền công dân và những quy định trực tiếp về gia đình là cơ sở cho việc xây dựng và phát triển gia đình. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 có rất nhiều quy định cụ thể về các nguyên tắc và về những quyền cơ bản của của con người, công dân làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về gia đình. Ví dụ, Điều 26 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt.

Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới...nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”. Điều 36 quy định: “1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn.

Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. 2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ, trẻ em”. Điều 61, khoản 3 quy định: “Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạn phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân”...

- Các quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Đây là hệ thống các quy phạm pháp luật chuyên ngành thể hiện một cách toàn diện và có hệ thống để điều chỉnh các nhóm quan hệ cụ thể trong lĩnh vực gia đình. Ở Việt Nam, đó là các Luật hôn nhân và gia đình được ban hành qua các thời kỳ: Luật hôn nhân và gia đình các năm 1959, 1986, 2000, 2014. Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, hệ thống các quy phạm pháp luật này được thể hiện trong 9 chương, 133 điều, với các nội dung toàn diện và cụ thể bao gồm: Những quy định chung gồm 7 điều (từ Điều 1 đến Điều 7); các quy định về kết hôn gồm 8 điều (từ Điều 8 đến Điều 16); các quy định

về quan hệ giữa vợ và chồng gồm 34 điều (từ Điều 17 đến Điều 50), quy định bình đẳng về quyền giữa vợ và chồng, về tình nghĩa vợ chồng, bảo vệ quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng; Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng, về tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội;

về đại diện giữa vợ và chồng; về chế độ tài sản của vợ chồng; các quy định về chấm dứt ly hôn gồm 17 điều (từ Điều 51 đến Điều 67) quy định cụ thể về ly hôn, về yêu cầu và trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn; về nguyên tắc và cách thức giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng sau ly hôn; các quy định về mối quan hệ giữa cha mẹ và con gồm 35 điều (từ Điều 68 đến Điều 102), quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, về xác định cha, me, con; các quy định về quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình gồm 4 điều (từ Điều 103 đến Điều 106); các quy định về cấp dưỡng gồm 14 điều (từ Điều 107 đến Điều 120); các quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài gồm 10 điều (từ Điều 121 đến Điều 130); và, các quy định về điều khoản thi hành gồm 3 điều (từ Điều 131 đến Điều 133).

- Các quy phạm được ghi trong các văn bản pháp luật khác có chứa các quy định có liên quan để điều chỉnh quan hệ về gia đình. Ví dụ, các quy định có liên quan được quy định trong Bộ luật dân sự, Luật giáo dục, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình... Về nguyên tắc, các quy định của Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình trong trường hợp Luật này không quy định.

- Các quy định được thể hiện trong các nghị định của Chính phủ để hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình hoặc để cụ thể hóa và bổ sung những quy định cụ thể, cần thiết để kịp thời điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh trong lĩnh vực gia đình như: Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội; Nghị định số

87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài); Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch; Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/02/2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học; Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật hôn nhân và gia đình dối với các dân tộc thiểu số.

- Các quy phạm pháp luật về gia đình còn được thể hiện trong các văn bản khác của các cơ quan có thẩm quyền như: Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT ngày 3/1/2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội; Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000…

- Bên cạnh hệ thống các quy phạm pháp luật có tính truyền thống của pháp luật về gia đình được phân tích ở trên, trong những thập kỷ gần đây, để phù hợp với trình độ phát triển chung của pháp luật về gia đình của nhiều nước trên thế giới và phù hợp với các công ước quốc tế về bình đẳng giới, về phòng chống bạo lực gia đình và tăng cường trách nhiệm của nhà nước, các quốc gia có xu hướng tăng cường các giải pháp hài hòa hóa, bổ sung và hoàn thiện các nhóm quy phạm về bình đẳng giới; về phòng chống bạo lực gia đình; về trách nhiệm của nhà nước trong việc quản lý và ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình; cung cấp các dịch vụ gia đình và hỗ trợ các gia đình khó khăn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội…

Như vậy, xét về nội dung, pháp luật về gia đình điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội như sau:

Nhóm 1: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ về bình đẳng giới trong gia đình.

Nhóm 2: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ về phòng, chống bạo lực gia đình.

Nhóm 3: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ về trách nhiệm của gia đình trong ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình

Nhóm 4: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ về dịch vụ gia đình.

Nhóm 5: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn;

Nhóm 6: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ phát triển kinh tế gia đình.

Nhóm 7: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về gia đình.

Như trong phần phạm vi nghiên cứu đã nêu, Luận án tập trung nghiên cứu 4 nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ 1,2,3,7 bởi vì việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh 4 nhóm quan hệ này trực tiếp góp phần hoàn thành mục tiêu quan trọng hàng đầu được nêu trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, đó là: “Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình” [156].

Tóm lại, pháp luật về gia đình rất phong phú, sâu sắc và có tính đặc thù riêng. Hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật về gia đình được ghi nhận trong Hiến pháp và được cụ thể hóa trong Luật hôn nhân và gia đình một cách toàn diện, có hệ thống và được bảo đảm thực hiện có hiệu quả. Đồng thời, các quy phạm pháp luật về gia đình còn được thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác, thể hiện rõ sự tương tác giữa pháp luật về gia đình với các lĩnh vực pháp luật khác.

Trong lĩnh vực gia đình và pháp luật về gia đình, bên cạnh các yếu tố truyền thống tiếp tục được củng cố và phát triển thì dưới sự tác động của toàn cầu hóa và

hội nhập quốc tế, các yếu tố hiện đại và xu hướng quốc tế hóa một số quan hệ về gia đình cũng diễn ra nhiều hơn và mạnh mẽ hơn. Từ đây, đặt ra vấn đề là cần thiết phải có sự nghiên cứu theo hướng mở rộng một cách hợp lý những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về gia đình và giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật về gia đình, đáp ứng nhu cầu khách quan đang đặt ra hiện nay và trong tương lai gần.

2.1.4. Vai trò của pháp luật về gia đình

Lĩnh vực gia đình là một hoạt động mang tính đặc thù, nó luôn gắn liền với hoạt động sống của con người, nó có thể là hoạt động mang tính thường xuyên, liên tục, chuyên biệt đối với một số nhóm đối tượng nhất định trong xã hội nhưng đôi khi nó lại là hoạt động mang tính cộng đồng, với sự tham gia của rất nhiều đối tượng khác nhau không phân biệt giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội…

Có thể nói rằng, đối tượng chịu sự tác động của quy phạm pháp luật về gia đình là tương đối lớn, các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Vì vậy, pháp luật về gia đình ra đời có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực gia đình. Vai trò của pháp luật về gia đình được thể hiện như sau:

Một là: Pháp luật về gia đình là phương tiện để thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, là đội tiên phong của gia cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Đảng lãnh đạo toàn diện trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và trong lĩnh vực gia đình nói riêng. Các Nghị quyết của Đảng đã đề cập nhiều đến vấn đề gia đình, thể hiện quan điểm và tư tưởng chỉ đạo về chính sách xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch ra định hướng phát triển của gia đình Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng, đồng thời Đảng đã có những văn bản chỉ đạo đối với những vấn đề liên quan trực tiếp đến gia đình như: hôn nhân và gia đình, chính sách về dân số, về trẻ em, về xóa đói, giảm nghèo, về phát triển kinh tế trang trại, hộ gia đình... Trong công tác gia đình, sự lãnh đạo của Đảng không những mang tính định hướng và còn

giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam. Gần đây, Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ:

Gia đình là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách góp phần chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính [61, tr.76-77].

Có thể nói rằng, pháp luật về gia đình cũng là một trong những phương tiện để truyền tải những quan điểm, chủ trương của Đảng đối với nhà nước và toàn thể xã hội. Các văn bản quy phạm pháp luật về gia đình thể chế hóa những quan điểm, chủ trương của Đảng về gia đình, là kênh quan trọng nhất để đưa những quan điểm, định hướng của Đảng được thực hiện trong thực tiễn cuộc sống.

Hai là: Pháp luật về gia đình là phương tiện bảo đảm hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về gia đình.

Ngày 03/01/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2013/NĐ-CP về công tác gia đình, theo đó, Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình trên phạm vi toàn quốc. Đây là một Bộ quản lý đa ngành nên phạm vi quản lý rất rộng lớn, quản lý nhà nước về gia đình là một bộ phận trong hoạt động quản lý chung đó. Pháp luật về gia đình tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về gia đình của Bộ, Sở, Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, để các cơ quan này thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình. Đồng thời, pháp luật về gia đình là cơ sở để tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức hữu quan trong công tác gia đình. Vì vậy, nó có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về gia đình.

Ba là: Pháp luật về gia đình là phương tiện góp phần xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ, làm nền tảng cho cộng đồng xã hội văn minh.

Pháp luật về gia đình là phương tiện thiết lập môi trường gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi cá nhân, làm nền tảng cho môi trường xã hội lành mạnh. Pháp luật về gia đình góp phần giáo dục cho mọi cá nhân ý thức lương thiện, trung hiếu, lễ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam hiện nay (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)