Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Hoàng Thế Sinh

Một phần của tài liệu Sáng tác của Hoàng Thế Sinh trong văn suôi Yên Bái đương đại (Trang 28 - 33)

Chương 1. VĂN XUÔI YÊN BÁI VÀ TÁC PHẨM CỦA HOÀNG THẾ SINH 1.1. Diện mạo văn xuôi Yên Bái

1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Hoàng Thế Sinh

Hoàng Thế Sinh có bút danh là Thế Sinh hay còn có bút danh khác là Hoàng Tử Sơn, sinh ngày 16/9/1952. Ông quê ở Ân Thi, Hưng Yên. Là người

dân tộc Kinh, và hiện ông đang thường trú tại thành phố Yên Bái. Ông được kết nạp là hội viên của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2003, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006.

Năm 1971, ông tham gia bộ đội, là thương binh hạng 4/4. Sau khi ra quân ông tiếp tục đi học và tới năm 1977 thì tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Việt Bắc. Trong khoảng thời gian từ khi ra trường đến năm 1990, ông dạy học ở Yên Bái. Ông tốt nghiệp thạc sĩ văn học tai trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào năm 1998. Hoàng Thế Sinh chuyển sang làm nghề báo từ năm 1992, ông nguyên là Phó Tổng biên tập báo Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Hoàng Thế Sinh đã ấp ủ nghiệp văn từ khá sớm, ngay từ khi còn học ở trường sư phạm Việt Bắc đã có những bài thơ đầu tiên. Nhưng những kí tự, những dấu ấn đầu tiên của cái tên Thế Sinh chỉ thật sự được ghi nhớ trong làng văn có lẽ là vào những năm 1986 – 1988.

Khoảng thời gian đó đã có khá nhiều tên tuổi đã thành danh và cả những tên tuổi cũng đang cố gắng để tự khẳng định mình. Báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn lúc bấy giờ đang là một ngọn cờ vẫy gọi đối với tất cả các cây bút, có tác phẩm in trên báo Văn nghệ là cái đích mà người viết nào cũng muốn đạt được.

Nhờ sự nhiệt thành với văn với đời mà Rét lộc đã ra đời và là tác phẩm đầu tiên của Hoàng Thế Sinh được in trên báo Văn nghệ - một tờ báo lớn của Hội Nhà văn, nó như là một chứng chỉ cho đường văn của ông. Từ đó Hoàng Thế Sinh ngày càng gắn bó với nghiệp văn chương hơn.

Hoàng Thế Sinh suy nghĩ về nghề văn như sau: “Tôi cảm nhận, viết văn – đó là một nghề “giời đày”, một nghề lao động sáng tạo khắc nghiệt và thật hạnh phúc. Tác phẩm phải gắn với thân phận con người, gắn với vận mệnh đất nước, nếu không, chẳng có nghĩa gì cả”. Điều này chi phối tất cả các sáng tác của ông thành một phong cách riêng.

1.2.2. Tác phẩm và vị trí của Hoàng Thế Sinh trong văn xuôi Yên Bái

Hoàng Thế Sinh là cây bút đang sung sức. Số lượng tác phẩm của ông khá đồ sộ. Có một điều thật đáng quý ở nhà văn đó là ông đặc biệt thủy chung gắn bó với núi rừng Yên Bái, tuy không phải là quê gốc, nhưng ông đã ăn đời ở kiếp cùng xứ sở này. Văn chương của ông đi vào đời sống tinh thần của người Yên Bái theo một cách thật tự nhiên và thú vị. Không ít các danh xưng đã trở nên thân thuộc của núi rừng Yên Bái lại được đi ra từ các tác phẩm của Hoàng Thế Sinh. Ông là người đầu tiên gọi mảnh đất Yên Bái là “xứ mưa”. Ông cũng là người đầu tiên đặt tên cho một cái động đá là động Thủy Tiên, gọi một hòn đảo trong lòng hồ Thác Bà là đảo Trinh Nam. Cái danh xưng “bụi hồ” tuy không hẳn do ông là người đầu tiên gọi, nhưng sau tiểu thuyết Bụi hồ, đặc biệt là khi tiểu thuyết ấy được chuyển thể thành phim, người dân Yên Bái có cách nói cửa miệng “bụi hồ”... Đó chính là sức sống của tác phẩm Hoàng Thế Sinh.

Các tác phẩm chính viết về miền núi của Hoàng Thế Sinh: tiểu thuyết Bụi hồ - NXB Công an nhân dân, 1992; Tiểu thuyết Xứ mưa – NXB Quân đội nhân dân, 2000; tập truyện ngắn Luật của rừng – NXB Lao động, 2002; tập truyện ngắn Hoang thủy – NXB Lao động, 2006; tiểu thuyết Rừng thiêng – NXB Quân đội nhân dân, 2007; Tập truyện ngắn Sao tổn khuống – NXB Hội Nhà văn, 2009; tập bút kí và ghi chép Lên Phan Si Păng – NXB Hội Nhà văn, 2008; tiểu thuyết Thuốc phiện và lửa – NXB Công an nhân dân, 2013.

Với khối lượng tác phẩm như vậy, Hoàng Thế Sinh đã đạt được không ít các giải thưởng văn học lớn nhỏ khác nhau: Giải đặc biệt của Hội văn học nghệ thuật Yên Bái năm 1993 dành cho tiểu thuyết Bụi hồ, tác phẩm này đã được Đài truyền hình Hà Nội dựng thành phim truyện “Bụi hồ” 2 tập; giải đặc biệt của Hội văn học nghệ thuật Yên Bái năm 2002 trao cho tiểu thuyết Xứ mưa; Giải nhất của Hội văn học nghệ thuật Yên Bái năm 2008 cho tập truyện ngắn Hoang thủy và tập bút kí và ghi chép Lên Phan Si Păng; Tiểu thuyết Rừng thiêng là tác phẩm xuất sắc tham gia cuộc vận động sáng tác tiểu thuyết, trường ca về đề tài chiến tranh Cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân 2006- 2008, Tổng cục

Chính trị QĐND Việt Nam tặng ngày 7/1/2009; Tập truyện ngắn Sao tổn khuống đạt giải nhì Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam 2009; giải B (không có giải A) của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2014 cho tiểu thuyết Thuốc phiện và lửa.

Hoàng Thế Sinh là cây bút xuất hiện từ thời bao cấp, cái thời của những đói cùng khổ. Nhưng cũng chính đói khổ và những hệ lụy của nó lại sinh ra những con người dũng khí. Những con người này có một phẩm chất hàng đầu là biết bất bình trước cái hư đốn của đời sống, và ở mức cao hơn, biết chiến đấu để tẩy trừ chúng, mặc dù có khi đơn độc, thậm chí thất bại. Lên tiếng chống cái hư đốn, cái ác độc của đời sống thế sự là cảm hứng lớn của nền văn học Việt Nam trong thời điểm giao thời, đổi mới. Và văn Hoàng Thế Sinh từ khi xuất hiện đến nay vẫn bền bỉ nằm trong mạch cảm hứng nóng bỏng đó với hệ thống những nhân vật nhỏ bé, yếu thế nhưng đầy dũng khí.

Trong tác phẩm, Hoàng Thế Sinh luôn để cho các nhân vật phẫn nộ trước bao nhiêu lừa lọc, tham nhũng, giả trá, phản bội, đểu cáng... của chính con người. Bất bình và dám đấu tranh cho sự bất bình chính là phẩm chất của những người có dũng khí. Là cây bút trung thực và bản lĩnh, Hoàng Thế Sinh luôn tỏ ra yêu quý và tôn vinh những người có dũng khí. Điều này được thể hiện trong phần lớn các tác phẩm của ông, như tiểu thuyết Bụi hồ, Rừng thiêng, Thuốc phiện và lửa, các truyện ngắn như Người nông dân nhỏ bé, Đảo chanh đào, Chuyện ở Mường Văn, Hát về một bản tình ca, Chim gâu đôi...

Có lẽ vì cái gốc là tôn vinh những con người có dũng khí mà nhân vật trong các tác phẩm của Hoàng Thế Sinh luôn được xây dựng và ứng xử theo tinh thần triết lý dân gian “ác giả ác báo”. Hay nói cách khác, nhân vật được ông phân chia thành hai tuyến tốt – xấu phân minh. Bên cạnh đó, truyện của Hoàng Thế Sinh còn có những chi tiết độc đáo, sắc nét, ám ảnh, gợi lên nhiều lớp nghĩa.

Hoàng Thế Sinh là người miền xuôi, nhưng ông đã sống và gắn bó với mảnh đất vùng cao Yên Bái gần trọn một đời. Chính vì thế mà nếp cảm, nếp

nghĩ, tư duy và ngôn ngữ của người miền núi như ăn sâu vào gốc rễ, ông am hiểu đời sống văn hóa, lao động và sinh hoạt của người miền núi, các chi tiết trong truyện cũng nhờ vậy mà được ông miêu tả hết sức chính xác.

Hoàng Thế Sinh là tác giả trong nền văn học đương đại, là một tác giả hiện đang sung sức với các tác phẩm luôn thủy chung, gắn bó với núi rừng Yên Bái.

Mảnh đất văn chương Yên Bái đương đại đã có được những tên tuổi quen thuộc với bạn đọc và đang sung sức. Và các sáng tác của Hoàng Thế Sinh là một giọng điệu vạm vỡ góp phần làm cho văn chương xứ sở này có sức lan xa, tỏa sức sống cùng với văn chương cả nước. Và có thể nói, cứ nhắc đến văn xuôi Yên Bái hiện nay không phải chỉ có Hoàng Thế Sinh, nhưng cũng lại không thể thiếu được cái tên này.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Sáng tác của Hoàng Thế Sinh trong văn suôi Yên Bái đương đại (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)