Chương 1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC CỦA ĐẢNG TRƯỚC NĂM 2006
1.1. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC CÁCH MẠNG
1.1.2. Khái quát nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức và xây dựng đội ngũ trí thức trong từng thời kỳ cách mạng
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho tới nay về công tác xây dựng ĐNTT là một quá trình liên tục, từ những nhận định, đánh giá còn hạn chế, chủ quan, các đường lối chính sách còn riêng lẻ đến nhận định mang tính khách quan, các đường lối, chính sách đã mang tính hệ thống.
Ngay từ khi thành lập, Đảng ta đã có những nhận định quan trọng về vị trí và vai trò của ĐNTT trong sự nghiệp cách mạng. Trong các văn kiện Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lƣợc vắn tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đƣợc thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định trí thức là bộ phận trong lực lượng quần chúng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Trong Sách lƣợc vắn tắt có nêu rõ: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tƣ sản, trí thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt,.v.v. để kéo họ đi về phe vô sản giai cấp” [15, tr.3].
Trong quá trình lãnh đạo, xuất hiện một số chủ trương về tầng lớp trí thức không phù hợp với thực tế khi coi trí thức là lực lƣợng phản cách mạng nhƣ trong Chủ trương thanh Đảng của Xứ ủy Trung Kỳ (1930–1931) đã nêu “thanh trừng trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”[16, tr.157]. Chủ trương coi nhẹ tầng lớp trí thức của Đảng kéo dài trong nhiều năm, suốt từ tháng 12 năm 1930 đến tháng 3 năm
14
1935, Đảng không có bất cứ một chủ trương nào đề cập đến vai trò của tầng lớp trí thức đối với cách mạng. Phải cho đến năm 1935, chủ trương tập hợp tầng lớp trí thức đứng về phe cách mạng mới đƣợc Đảng đề cập đến. Chính vì vậy trong thời kỳ Mặt trận dân tộc dân chủ Đông Dương 1936–1939, Đảng đã lôi cuốn đông đảo tầng lớp trí thức tham gia vào phong trào quần chúng đấu tranh. Trong Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 nêu rõ đường lối xây dựng nền văn hóa Việt Nam mang tính dân tộc, khoa học và đại chúng, xác định văn hóa là một mặt trận đấu tranh, chống chính sách văn hóa nô dịch của thực dân và văn hóa phong kiến. Đó là kim chỉ nam định hướng cho trí thức con đường đi tới trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, trí thức đã tham gia đấu tranh trên mặt trận văn hóa, đóng góp trực tiếp vào thắng lợi chung của dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám 1945.
Sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nước về đào tạo ĐNTT ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời thông qua việc khai giảng lại các trường đại học có sẵn và mở thêmBan Văn khoa Đại học...để đào tạo ra ĐNTT cách mạng phục vụ sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ đất nước. ĐNTT được đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả trong trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Vai trò và vị trí của ĐNTT cách mạng được Đảng nhận định lên một bước mới.
Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (họp từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 2 năm 1951, tại xã Vinh Quang huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang) vấn đề trí thức đã đƣợc giải quyết một cách cơ bản. Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày đã nêu rõ quan điểm, tư tưởng của Đảng về vấn đề trí thức: “Về thành phần, Đảng Lao động Việt Nam sẽ kết nạp những công nhân, nông dân, lao động trí óc thật hăng hái, thật giác ngộ cách mạng” [18, tr.37]. Trong Chính sách của Đảng Lao động Việt Nam đối với trí thức in trên báo Nhân dân ngày 29–8–1957, Đảng chỉ rõ trí thức là một vốn quý của dân tộc. Không có trí thức hợp tác với công nông thì cách mạng không thể thành công và sự nghiệp một nước Việt Nam mới sẽ không hoàn thành được.
Trong những năm 1954–1957, nền giáo dục miền Bắc bước đầu được tổ chức, sắp xếp và phát triển. Các trường đại học, trung học chuyên nghiệp ở Hà Nội do Bộ Giáo dục trực tiếp quản lý đã trở thành trung tâm đào tạo cán bộ khoa học, sinh viên
15
và trí thức cho cả nước. Kể từ năm 1955 trở đi, một số trường đại học mở cửa trở lại và thành lập thêm những trường đại học, cao đẳng mới: Đại học Tổng hợp, Đại học Bách Khoa, Đại học Nông nghiệp… Hệ thống các trường đại học và cao đẳng này đã góp phần đắc lực vào đào tạo ĐNTT bậc cao phục vụ sự nghiệp cách mạng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.Các Văn kiện của Đại hội III đều nhấn mạnh đến việc xây dựng và phát triển KH-KT một cách có trọng điểm, đi theo từng bước vững chắc, đi sâu vào nghiên cứu khoa học ứng dụng: “Cần có kế hoạch dài hạn và toàn diện đào tạo và bồi dƣỡng một đội ngũ lớn mạnh bao gồm hàng vạn cán bộ chuyên môn về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội. Những cán bộ này không chỉ thông thạo trình độ chuyên môn mà phải có phẩm chất chính trị tốt, một lòng một dạ phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản; họ không những phải có năng lực độc lập nghiên cứu mà còn phải biết kết hợp với đông đảo quần chúng lao động trong công tác khoa học”
[20, tr.554].
Trong giai đoạn 1961–1965, công tác đào tạo đại học và chuyên nghiệp đƣợc mở rộng với quy mô lớn. Đến năm học 1964 – 1965, nước ta đã có 16 trường đại học với tổng số 26.100 sinh viên học tập, 128 trường trung học với 95.400 học sinh. Đến năm 1975, miền Bắc có 41 trường, phân hiệu đại học, gấp 10,3 lần so với năm 1955.
Năm học 1974 – 1975, các trường tuyển mới 12.025 sinh viên gấp 18,5 lần so với năm 1955 – 1956. Tổng số sinh viên sinh viên được đào tạo là 55.701 người, gấp 47 lần so với năm học 1955 – 1956 [6; 70]. Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, cả nước có 57 trường đại học, 186 trường trung học chuyên nghiệp và 53 viện nghiên cứu khoa học [33, tr.251].
Trong đường lối cách mạng miền Nam, Đảng chú trọng công tác vận động trí thức nhằm mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất vì mục tiêu hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước. Thực hiện tuyên bố của Mặt trận tại Đại hội lần thứ nhất, trí thức miền Nam đã cùng các tầng lớp nhân dân tiếp tục theo đuổi mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ tự do, dân chủ cho nhân dân. Tháng 4 – 1964, Đại hội giáo dục toàn miền Nam lần thứ nhất đƣợc tổ chức và đã bầu Ban Chấp hành Trung ƣơng Hội gồm 31 vị giáo sƣ do giáo sƣ Lê Văn Huấn là Chủ tịch. Phong trào đấu tranh
16
chính trị của thanh niên học sinh, sinh viên, trí thức phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức phong phú đa dạng.
Suốt 30 năm đấu tranh cách mạng, phẩm chất cao quý và tài năng của trí thức dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng được ngời sáng. Trong cuộc trường chinh vĩ đại vì mục tiêu độc lập tự do: “Chẳng những công nhân, nông dân là gốc cách mạng, đƣợc huy động đông đảo vào trận tuyến đấu tranh, mà tuyệt đại bộ phận các tầng lớp trí thức của dân tộc, từ nhà khoa bảng cao cấp dưới chế độ phong kiến đến các trí thức nổi tiếng được đào tạo dưới thời Pháp thuộc, những giáo sư, học giả, bác sĩ, kỹ sư, các nhà văn, nhà giáo, nhà báo, nhà thơ đều hăng hái đứng dưới lá cờ cứu nước của Bác Hồ” [48, tr.339].
Cùng với công nhân và nông dân, trí thức yêu nước và tiến bộ đã trở thành những thành phần xã hội nền tảng của mặt trận dân tộc và chế độ dân chủ nhân dân.
Họ đã là một bộ phận của khối đại đại đoàn kết toàn dân tộc, mà nền tảng là khối liên minh công – nông – trí.
Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã mở ra trang sử vàng cho lịch sử dân tộc, đất nước thống nhất và quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội IV của Đảng (họp từ ngày 14 đến ngày 20 -12 – 1976 tại Hà Nội) đánh giá cao những hoạt động của đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và cán bộ quản lý có trình độ trên đại học, đại học, trung học chuyên nghiệp. Đại hội đánh giá khá cao đội ngũ trí thức: “Trí thức giữ vai trò ngày càng quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật” [21, tr.598].
Đặc biệt, Đại hội IV đã đặt vấn đề một cách nghiêm túc về việc sử dụng trí thức đã làm việc dưới chế độ cũ ở miền Nam: “Giúp anh chị em chóng trở thành những người trí thức xã hội chủ nghĩa” [21, tr.598] và “Về phần anh chị em trí thức, cần khắc phục những nhƣợc điểm nhƣ chủ quan, tự mãn, xa rời quần chúng, xa rời sản xuất, đánh giá không đúng mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể” [21, tr.599].
Trên nền tảng quan điểm đó, công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ trí thức đƣợc thực hiện trên tinh thần đổi mới trong hệ thống giáo dục quốc dân, theo Nghị quyết số 14/NQ/TW ngày 11–1–1979 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục, tiếp đó ngày 20- 4-1981, Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng ra Nghị quyết 37 về “chính sách khoa học và
17
kỹ thuật”, đề cập toàn diện nhiệm vụ, mục tiêu, chính sách khoa học, kỹ thuật, nguyên tắc, phương châm lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết cũng nhấn mạnh khoa học xã hội phải góp phần làm rõ cơ sở khoa học của việc xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước….
Cùng với Nghị quyết 37, Nhà nước đã xác định 76 chương trình tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong kế hoạch 5 năm (1981 – 1985). Đại hội V của Đảng (họp từ ngày 27 đến ngày 31 – 3 – 1982, tại Hà Nội) tiếp tục tư tưởng của Đại hội IV là đẩy mạnh công tác khoa học, kỹ thuật. Trong 5 năm, kể từ Đại hội IV đến Đại hội V, số lƣợng trí thức tăng thêm 78%. Tính đến thời điểm năm 1982, cả nước hiện có trên 260 nghìn cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học. Để phát huy đƣợc vai trò của trí thức, khoa học phát triển, tổ chức và quản lý trở thành vấn đề quan trọng. Vì vậy, Hội đồng Bộ trưởng đã có Nghị định số 51/HHĐBT, ngày 17-5-1983, nhấn mạnh:
Kết hợp chặt chẽ KH-XH, KH-TN và KH-KT, tập trung lực lƣợng vào mục tiêu trọng điểm, tạo ra sức mạnh tổng hợp góp phần tích cực tổ chức lại sản xuất, đổi mới hệ thống quản lý khoa học. Đó là những định hướng, là cơ sở pháp lý rất quan trọng để xây dựng và phát huy mạnh mẽ vai trò, vị trí của trí thức dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong 5 năm, kể từ Đại hội IV đến Đại hội V, số lượng trí thức tăng thêm 78%. Tính đến thời điểm năm 1982, cả nước hiện có trên 260 nghìn cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học.
Bước sang thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ngày càng coi trọng vai trò và vị trí chính trị, xã hội của các hội trí thức, quan tâm xây dựng và phát triển các hội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các hội từng bước kiện toàn tổ chức và đổi mới hoạt động, bảo đảm tính chất là những tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp độc lập, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đại hội VI của Đảng đã ghi dấu mốc đổi mới toàn diện, trong đó, đã mở ra cho trí thức một hướng đi mới, thể hiện vấn đề dân chủ đối với trí thức, “Đối với trí thức, điều quan trọng nhất là bảo đảm quyền tự do sáng tạo. Đánh giá đúng năng lực và tạo điều kiện đƣợc sử dụng đúng và phát triển. Phá bỏ những quan niệm hẹp hòi, không thấy tầng lớp trí thức ngày nay là những người lao động xã hội chủ nghĩa, được Đảng giáo dục và lãnh đạo, ngày càng gắn bó chặt chẽ với công nhân, nông dân” [12, tr.115].
18
Bước sang Đại hội VII của Đảng, thành phần trí thức trong Đại hội chiếm đa số như trong 1176 đại biểu tham dự có 158 người là phó tiến sĩ, tiến sĩ, giáo sư cấp I, II. Số người đã qua đào tạo lý luận chính trị và quản lý kinh tế: 840 người chiếm 71,42%, trong đó đạt trình độ lý luận cao cấp là 257 người, chiếm tỷ lệ 21,85 %, đạt trình độ lý luận trung cấp: 461 người, chiếm tỷ lệ 39,2%; đã qua đào tạo quản lý kinh tế: 152 người, chiếm tỷ lệ 12, 93 %. Điều đó chứng tỏ trình độ trí thức trong Đảng đã được nâng lên rất nhiều so với những năm trước đó, phản ánh quá trình nỗ lực học tập của các đảng viên. Văn kiện Đại hội đánh giá cao những đóng góp của giới trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước. Trí thức là là lực lượng chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ.Việc đề cao vai trò, vị trí của trí thức cũng đƣợc khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: “Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, vai trò của giới trí thức đã quan trọng, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội vai trò của giới trí thức ngày càng quan trọng.
Giai cấp công nhân nếu không có đội ngũ trí thức của mình và bản thân công – nông không đƣợc nâng cao kiến thức, không dần dần đƣợc trí thức hóa thì không thể xây dựng xã hội chủ nghĩa đƣợc” [13, tr.70].
Đại hội VIII của Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu mốc phát triển mới trong tiến trình phát triển của nước ta, quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc và tương lai của đất nước. Đây là Đại hội mở đầu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Đại hội tiếp tục khẳng định phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là khâu đột phá trong tiến trình CNH, HĐH.
Từ quan điểm: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [14, tr.85].
Đại hội VIII đã xác định một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ vững mạnh. Phát hiện, bồi dƣỡng và trọng dụng nhân tài trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, văn hóa nghệ thuật, quản lý kinh tế - xã hội và quản trị sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu trước mắt và chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn sau năm 2000” [14, tr.38].
Hội nghị Trung ƣơng 2, khóa VIII, ra Nghị quyết số 02–NQ/HNTW, ngày 24 – 12 – 1996 đã ra Nghị quyết“Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo
19
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000” và Nghị quyết
“Về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”, đặt vấn đề xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa biết kế thừa, tiếp thu tinh hoa truyền thống dân tộc, vừa làm chủ tri thức và khoa học công nghệ hiện đại: “Xây dựng đội ngũ trí thức giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có chí khí và hoài bão lớn, quan tâm đưa đất nước lên đến đỉnh cao mới. Phấn đấu đƣa số lƣợng cán bộ nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ lên gấp rƣỡi so với hiện nay và nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ” [17, tr.48].
Với nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển ĐNTT trên mọi lĩnh vực, ở cả trong và ngoài nước của Đảng và Nhà nước, ĐNTT đã không ngừng lớn mạnh về cả số lƣợng và chất lƣợng, đóng góp những vai trò quan trọng vào công cuộc đổi mới của đất nước. Tính đến ngày 31–12–1994, cả nước có 2.412 nghiên cứu sinh (991 hệ tập trung, 933 hệ tại chức, 488 đào tạo ngắn hạn) và 4915 học viên cao học (3546 hệ tập trung, 1369 hệ tại chức) [1].
Đại hội lần thứ IX của Đảng (họp từ ngày 19 đến ngày 22–4–2001 tại Hà Nội) đặt vấn đề: “Thực hiện tốt chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ, đãi ngộ đặc biệt đối với nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc” [19, tr.37] và “Đối với trí thức, tạo điều kiện thuận lợi để thu nhận thông tin, tiếp nhận các thành tựu mới của khoa học, công nghệ và văn hóa thế giới, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức chuyên môn.
Khuyến khích tự do, sáng tạo, phát minh cống hiến. Phát hiện bồi dƣỡng, sử dụng đúng và đãi ngộ xứng đáng với các tài năng, phát huy năng lực của trí thức trong việc thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu của Nhà nước và xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật” [19, tr.125-126].
Nhất quán quan điểm đối với ĐNTT, văn nghệ sỹ, tại Đại hội IX, Đảng nêu rõ:“Chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần của văn nghệ sỹ, nhất là những người cao tuổi, đãi ngộ thỏa đáng với văn nghệ sỹ tài năng. Chú trọng bồi dƣỡng, đào tạo thế hệ văn nghệ sỹ trẻ” [19, tr.115-116].
Đảng chú trọng vào việc tăng ngân sách đầu tƣ cho phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa nghệ thuật. Đại hội IX nêu rõ: “Tăng cường