Chương 2 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (2006-2013)
2.2. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỌI NGŨ TRÍ THỨC
2.2.1. Đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức tiếp tục được cụ thể hóa, pháp chế hóa bằng các chính sách, văn bản pháp luật
Một số bộ luật được Quốc hội ban hành trước đó như Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học và Công nghệ đến nay đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với thực tế đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Luật Giáo dục đại học được ban hành, nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục và đào tạo nhƣ đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nhân tài. Đặc biệt, điều 32 về quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa ho ̣c và công n ghê ̣, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lƣợng giáo dục đại học. Sự kiện này đƣợc xem là một bước tiến quan trọng trong quan điểm quản trị đại học của Nhà nước Việt Nam nói chung và Bộ Giáo dục nói riêng, vì đây là lần đầu tiên quyền tự chủ của trường đại học đƣợc đƣa vào văn bản pháp luật.
Thực hiện mục tiêu xã hội hóa giáo dục, nhiều chính sách của Nhà nước được triển khai mạnh mẽ trong thực tế để khuyến khích mọi người dân tham gia học tập để nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nhân tài. Tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong xã hội với nhiều hình thức khác nhau, các cấp, các ngành và toàn dân đã tăng cường trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục, huy động các lực lƣợng tham gia vào quá trình đa dạng hóa các hình thức học tập và các loại hình nhà trường; huy động xã hội đầu tƣ các nguồn lực cho giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, để hỗ trợ cho những học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, con em của gia đình chính sách, có công với cách mạng, Nhà nước đã ban hành các chính sách miễn giảm học phí, cấp học bổng khuyến khích…đƣợc thực hiện hàng năm.
Chính sách về miễn , giảm học phí , hỗ trợ chi phí học tập là một trong những chính sách lớn đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hiện nay , vì nó thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác giáo du ̣ c, đào ta ̣o. Cụ thể hóa chủ trương xã hội hóa giáo dục, Chính phủ đã đưa ra Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 và Nghị
39
định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP. Hai Nghị định này của Chính phủ đã nhận đƣợc sự đồng thuận và ủng hộ mạnh mẽ từ phía người dân.
Xây dựng ĐNTT phát triển đồng đều ở tất cả các vùng miền trong cả nước, đặc biệt là ĐNTT người dân tộc thiểu số là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng để đào tạo ra đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao dân trí cho dân tộc thiểu số. Nhiệm vụ nặng nề đó được giao cho những người trí thức của chính các dân tộc thiểu số. Ngày 14/11/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký ra Nghị định số 134/2006/NĐ-CP “Về Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”.
Nhằm mở rộng hợp lý quy mô đào tạo đại học, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa và hiện đại hóa; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và tiềm lực khoa học công nghệ của đất nước; góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nhân tài; thực hiện điều chỉnh cơ cấu hệ thống đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo, thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội; gắn công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học và đời sống xã hội, Chính phủ đã ra Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg, ngày 27 – 7 – 2007 “Về quy hoạch mạng lưới các trường đại học cao đẳng”đã được triển khai rộng rãi khắp cả nước. Nhiều định hướng phát triển giáo dục đại học đƣợc nghiên cứu và áp dụng.
Nhiều chỉ thị, chương trình hành động của Chính phủ để cụ thể chủ trương của Đảng trong phát triển GD-ĐT đặc biệt là đào tạo đại học, cao đẳng. Ngày 27 – 2 – 2010 Thủ tướng Chính Phủ đã ra Chỉ thị số 296/CT- TTg: “Về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012”, đánh giá tổng quát về tình hình giáo dục đại học ở nước ta hiện nay là từ khi thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với nỗ lực to lớn của toàn dân tộc, nước ta đã phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có giáo dục và đào tạo.
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 35/2009/QH12 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.
40
Để hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ đƣợc phát triển mạnh mẽ, có giá trị pháp lý cao, ngày 6-4-2007, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra Quyết định số 08/2007/QĐ-BKHCN về việc ban hành quy định và tiêu chuẩn xác định tổ chức khoa học và công nghệ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lƣợc và chính sách phục vụ quản lý nhà nước; Quyết định số 11/2007/QĐ-BKHCN ngày 4-6-2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học, xã hội và nhân văn cấp nhà nước và Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày 11-5-2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đến đội ngũ cán bộ làm khoa học. Một số văn bản về vấn đề này đã đƣợc ban hành, trong đó có Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg, ngày 31-12-2008, của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm chức danh, phó giáo sư. Từng nhiệm kỳ, Thủ tướng Chính phủ đều ra quyết định thành lập Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ra quyết định số 3932/QĐ-BGDĐT, ngày 2-6-2009, về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng chứ danh giáo sư nhà nước, các hội đồng chức danh giáo sƣ ngành, liên ngành và Hội đồng chức danh giáo sƣ cơ sở.
Để khắc phục tình trạng “công trình tập thể” đã diễn ra trong nghiên cứu khoa học nhiều năm, Chính phủ đã ra Nghị định 115/2005/NĐ-CP, ngày 5-9-2005 giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp khoa học công nghệ công lập. Để Nghị định 115 có giá trị thực tiễn, phù hợp với thực tiễn, Chính phủ đã ra Nghị định số 96/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Đây là một chủ trương đúng đắn, mang tính đột phá trong hoạt động khoa học-công nghệ được nhiều cơ quan, ban, ngành, địa phương và các tổ chức khoa học-công nghệ tích cực triển khai thực hiện. Tuy nhiên, việc thực
41
hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm chƣa thực sự đi vào cuộc sống và có phần chậm trễ.
Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 16-4-2010 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Ngày 25/6/2010, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã ra Thông báo 353-TB/TW giao nhiệm vụ cho Ban Cán sự Đảng các bộ, ban, ngành phối hợp với Đảng đoàn Liên hiệp hội Việt Nam xây dựng năm đề án triển khai thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW, với thời hạn báo cáo là quý II và quý III trong năm 2011.
Những văn bản trên thể hiện tinh thần đổi mới và những nhận thức sâu sắc của Đảng và Nhà nước về tầm quan trọng phải tập hợp và phát huy cao nhất trí tuệ của ĐNTT cho công cuộc CNH, HĐH đất nước, đặc biệt là đẩy mạnh nền kinh tế trí thức.
Việc đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ đã từng bước giải phóng tiềm năng, phát huy tính chủ động của ĐNTT trong nghiên cứu khoa học.
Đối với đội ngũ trí thức nữ, Đảng và Nhà nước đã thể hiện sự quan tâm của mình, Luật Bình Đẳng Giới Quốc hội Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XI, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 21/11/2006 có ghi “Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ” (Điều 13. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động). Chính phủ đã ban hành Chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, trong đó mục tiêu 1 về “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị”. Với mục tiêu tăng tỷ lệ lao động nữ đƣợc đào tạo nghề và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần tăng sức cạnh tranh của nguồn nhân lực; tạo điều kiện để phụ nữ có thể tìm kiếm việc làm thu nhập ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ…Chính phủ đã có đề án quy mô lớn về “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015”, giao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành thực hiện.
Nhằm khuyến khích đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ tham gia vào phát triển kinh tế xã hội đƣợc tốt hơn, Đảng và Chính phủ đã xem xét việc hỗ trợ đối với các nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Kết luận số 59-
42