Chương 2 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (2006-2013)
2.3. THỰC TRẠNG CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2013
2.3.3. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
Trước yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, ĐNTT nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém.
Nghị quyết Hội nghị lần thứbảy BCH Trung ƣơng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chỉ ra những hạn chế của ĐNTT.
“Số lƣợng và chất lƣợng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự phát triển đất nước. Cơ cấu đội ngũ trí thức có những mặt bất hợp lý về ngành nghề, độ tuổi, giới tính... Trí thức tinh hoa và hiền tài còn ít, chuyên gia đầu ngành còn thiếu nghiêm trọng, đội ngũ kế cận hẫng hụt; chƣa có nhiều tập thể khoa học mạnh, có uy tín ở khu vực và quốc tế. Nhìn chung, hoạt động nghiên cứu khoa học chƣa xuất phát và gắn bó mật thiết với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Trong khoa học tự nhiên và công nghệ, số công trình đƣợc công bố ở các tạp chí có uy tín trên thế giới, số sáng chế đƣợc đăng ký quốc tế còn quá ít. Trong khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu lý luận còn thiếu khả năng dự báo và định hướng, chƣa giải đáp đƣợc nhiều vấn đề do thực tiễn đổi mới đặt ra, chƣa có những công trình sáng tạo lớn, nhiều công trình còn sơ lƣợc, sao chép.Trong văn hóa, văn nghệ còn ít tác phẩm có giá trị xứng tầm với những thành tựu vẻ vang của đất nước, sự sáng tạo và hy sinh lớn lao của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật còn nhiều hạn chế.
Trình độ của trí thức ở nhiều cơ quan nghiên cứu, trường đại học tụt hậu so với yêu cầu phát triển đất nước và so với một số nước tiên tiến trong khu vực, nhất là
59
về năng lực sáng tạo, khả năng thực hành và ứng dụng, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và sử dụng công nghệ thông tin.
Một bộ phận trí thức, kể cả người có trình độ học vấn cao, còn thiếu tự tin, e ngại, sợ bị quy kết về quan điểm, né tránh những vấn đề có liên quan đến chính trị.
Một số giảm sút đạo đức nghề nghiệp, thiếu ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng, có biểu hiện chạy theo bằng cấp, thiếu trung thực và tinh thần hợp tác. Một số trí thức không thường xuyên học hỏi, tìm tòi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, thiếu chí khí và hoài bão. Nhiều trí thức trẻ có tâm trạng thiếu phấn khởi, chạy theo lợi ích trước mắt, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên về chuyên môn”[22, tr.85-86].
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đã bộc lộ một số hạn chế, trước hết ở khâu quản lý từ trung ương đến các trường, nội dung giảng dạy chưa gắn kết giữa lý thuyết với đời sống xã hội, chƣa gắn kết với nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, chất lƣợng giảng dạy, nhìn chung, còn thấp. Các đề án, đề tài, dự án, chiến lƣợc, chương trình, tài liệu, tuy có nghiên cứu, nhưng chất lượng còn thấp.
Đặc biệt, giáo dục đại học – cơ sở chủ yếu đào tạo trí thức, còn rất nhiều hạn chế. Tổ chức “Diễn đàn kinh tế thế giới” xếp giáo dục đại học của Việt Nam đứng thứ 93/131 nước, sau cả Boolivia, Xri Lanca, Thái Lan (xếp thứ 44), Philíppin (xếp thứ 62), Inđônêxia (xếp thứ 65). Qua đánh giá này, phản ánh phần nào thực trạng của giáo dục và đào tạo Việt Nam hiện tại.
Ngày 13 – 12 – 2006, báo An ninh thủ đô đăng bài của Tiến sĩ Mork A, Aosbwill: “Thế giới lo cho giáo dục đại học Việt Nam. 72 dự án đào tạo nước ngoài được cấp phép, một thị trường tự do không có nghĩa là các trường được lợi dụng. lừa đảo khách hàng…” hay “thật khó mà nói thêm nữa về sự nghiêm trọng của những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong giáo dục đại học. Chúng tôi cho rằng nếu không có những cải cách nhanh và tận gốc dành cho giáo dục đại học, Việt Nam, sẽ không thể phát huy tiềm năng to lớn của họ”; “Việt Nam không có một trường đại học chất lượng được công nhận. Không một trường đại học nào của Việt Nam nào đƣợc ghi nhận trên bất kỳ bảng xếp hạng quen thuộc các đại học hàng đầu châu Á. Về mặt này Việt Nam thua kém cả các quốc gia Đông Nam Á về phần đông họ có thể
60
giới thiệu một số học viện có đẳng cấp. Đại học Việt Nam nói chung bị lọt ra ngoài dòng kiến thức quốc tế” [30].
Giáo trình giảng dạy trong các trường đại học còn gặp phải nhiều vấn đề, gây bức xúc trong dƣ luận, kiến thức chồng chéo, kiến thức chuyên ngành bị cào bằng.
Trình độ ngoại ngữ yếu kém. Chất lƣợng giáo dục thấp đã dẫn đến hậu quả khoảng 50% sinh viên Việt Nam tốt nghiệp đại học không thể tìm thấy việc làm đúng với chuyên ngành của mình, tỉ lệ thất nghiệp cao [11].
Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ thiếu, có sự chênh lệch về giới tính, độ tuổi. Phần lớn nguồn nhân lực chất lƣợng cao là nam và đã trên 45 tuồi (giáo sƣ, tiến sĩ khoa học nam chiếm 98,55% và 95,52% là trên 45 tuổi). Những con số này đã phản ánh tình trạng lão hóa của đội ngũ trình độ cao trong các tổ chức khoa học và công nghệ. Tình trạng nguồn nhân lực chất lƣợng cao có học hàm giáo sƣ, phó giáo sƣ, có học vị Tiến sĩ, tiến sĩ khoa học có xu thế giảm, nguồn nhân lực trẻ lại không mặn mà với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Khả năng thích ứng với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ Việt Nam không cao. Khả năng hoạt động khoa học và công nghệ của nước ta là 2,3/10 xếp theo thang điểm 10 và thích ứng với khả năng phát triển của khoa học công nghệ là 2/10.Theo hai tác giả Lê Văn Út và Thái Lâm Toàn “từ năm 2006 - 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế đƣợc đăng kí tại Hoa Kì. Trong khi đó Nhật Bản là 46.139, Hàn Quốc là 12.262, Singapore là 647, Malaysia là 161, Thái Lan là 53, Philippin là 27. Về công bố quốc tế, theo thống kê của Viện Thông tin khoa học (ISI), trong 15 năm qua (1996 - 2011), Việt Nam chỉ có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tạp san quốc tế, bằng khoảng 1/5 của Thái Lan (69.637), 1/6 của Malaysia (75.530), 1/10 của của Singapore (126.881).
Chỉ số chất lƣợng nhân lực của Việt Nam còn thấp mới chỉ đạt 3,79/10, trong khi đó Trung Quốc đạt 5,73/10; Ấn Độ 5,76/10; Nhật Bản 6,5/10; Singapo 6,81/10.
Tỉ lệ nhân lực nghiên cứu khoa học trên 100 dân, Việt Nam đạt 0,18, trong khi đó Hàn Quốc 2,19, Đức là 2,83.
Tình trạng “chảy máy chất xám” ở đội ngũ trí thức hiện nay là tình trạng đáng báo động, nó biểu hiện rõ là trí thức ra nước ngoài làm việc và trí thức trong các cơ
61
quan công lập bỏ ra làm tư. Chính phủ và nhiều địa phương thi hành chính sách trải thảm đỏ thu hút và giữ nhân tài trong khu vực công nhƣng làn sóng dịch chuyển lao động từ cơ quan và doanh nghiệp nhà nước sang khu vực tư nhân vẫn diễn ra âm thầm, mạnh mẽ và chƣa có dấu hiệu giảm. Theo Báo cáo số 174/BC/CP ngày 5-11- 2008 thì trong thời gian từ tháng 7-2003 đến tháng 12-2007 đã có 16.314 cán bộ, công chức, viên chức thôi việc. Trong tổng số người xin thôi việc trên, số tốt nghiệp đại học, cao đẳng trở lên chiếm 84%. Đặc biệt theo tiến sĩ Ngô Thành Can, sẽ không có gì để nghiên cứu nếu như những người rời khỏi khu vực nhà nước có trình độ tay nghề “tầm tầm bậc trung” hay “yếu yếu”, đằng này “những người ra đi là những người giỏi và khá về chuyên môn, năng động, dám nghĩ, dám làm [9] và “Hiện tượng công chức có năng lực, có kinh nghiệm xin thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đang có xu hướng gia tăng. Những công chức này chủ yếu là những người đã được đào tạo chính quy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ luật từ các quốc gia có hệ thống pháp luật phát triển nhƣ Oxtraylia, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản” [55].
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không ít trí thức Việt Nam chưa thật sự hướng về giai cấp công nhân và giai cấp nông dân mà đang có xu hướng ngả về các doanh nhân. Điều này thể hiện sự đi về các nhà máy, đồng ruộng của trí thức ngày càng trở lên thƣa vắng, mà muốn “đổ xô” vào các công ty, tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn ở các thành phố và các đô thị[53].
Những nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế của trí thức Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, về cơ chế chính sách, công tác trí thức cũng đƣợc Đảng chỉ rõ tại các Đại hội và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng, Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 5 khóa X của Đảng (tháng 7 – 2007) đã kiểm điểm: “chƣa có cơ chế, chính sách phù hợp để phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, trọng dụng người tài đức, có tài, thay thế kịp thời những người yếu kém về phẩm chất và năng lực”[24, tr.110].
Thiếu cơ chế, chính sách cụ thể để thực sự phát huy dân chủ trong công tác cán bộ, phát hiện và sử dụng người tài, chậm đổi mới cơ chế, phương pháp và quy trình đánh giá, bổ nhiễm, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chương chưa đƣợc khắc phục. Công tác cán bộ thiếu tầm nhìn xa. Chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng
62
cán bộ thấp. Môi trường làm việc, chính sách cán bộ chưa tạo được động lực để khuyến khích, thu hút, phát huy năng lực, sự cống hiến của cán bộ, chƣa cổ vũ ý chí phấn đấu vươn lên, tận tụy của cán bộ đối với công chức [27, tr.173–174].
Năng lực xây dựng thể chế, quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật còn yếu. Tổ chức bộ máy ở nhiều cơ quan chƣa hợp lý, biên chế cán bộ, công chức tăng thêm, chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan chƣa đủ rõ còn chồng chéo [27, tr.171-172].
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tuyển dụng cán bộ, công chức còn nhiều bất cập. Theo Báo cáo giám sát pháp lệnh cán bộ, công chức của Ủy ban pháp luật tháng 9-2008 cho biết chúng ta có quá nhiều quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành pháp lệnh tuy nhiên hiệu lệnh thực tế của các văn bản đó chƣa cao vì thực hiện chậm, không phù hợp với pháp luật, nhiều văn bản chưa được hướng dẫn thi hành, thậm chí mâu thuẫn nhau.
Trong quá trình tuyển dụng, đánh giá và sử dụng cán bộ, chƣa phát huy đầy đủ tính dân chủ, tính công khai và minh bạch. Chính sách đãi ngộ chƣa đồng đều, chƣa đủ sức thu hút nhân tài vào công tác trong hệ thống chính trị…Những hạn chế đó đã dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám và nhiều người tài dời khỏi khu vực công sang khu vực tư. Bên cạnh đó, việc sử dụng người không đúng người, không đúng việc, giao việc không phù hợp với chuyên môn, năng lực, sở trường dẫn đến việc trù dập người giỏi, người tài không được cất nhắc sử dụng đúng mục đích.
Thứ hai, chính sách đào tạo và sử dụng trí thức chƣa đi đôi với nhau, chúng ta mới chỉ coi trọng và đặt lên “hàng đầu” những giải pháp đầu vào (giáo dục đào tạo) mà ít quan tâm đến chính sách sử dụng, đãi ngộ nhân tài, nhân lực chất lƣợng cao (giải pháp đầu ra) và chƣa tập trung giải quyết mối quan hệ giữa đào tạo, sử dụng, đãi ngộ nguồn lực này. Chính vì vậy tỷ lệ thất nghiệp hiện nay của sinh viên quá nhiều.
Trong chính sách tiền lương và đãi ngộ còn nhiều bất cập. Sự cào bằng tiền lương giữa các tầng lớp trí thức đã dẫn đến sự cào bằng về đánh giá giá trị của tài năng, điều đó đã làm cho một số bộ phận trí thức chán nản không muốn cống hiến.
Chính nguyên nhân này đã dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám của các khu vực công, những cán bộ, trí thức có năng lực thật sự lại không mặn mà với khu vực công,
63
nên đã dịch chuyển vị trí làm việc của mình sang khu vực tƣ để nhận đƣợc sự đãi ngộ cao hơn.Nguyên nhân được cho xuất phát từ tiền lương và chính sách đãi ngộbởi
“Một công chức tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ nước ngoài khi trở về công tác chỉ có mức thu nhập từ 2 – 2,5 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, ngay sau khi tốt nghiệp trở về công chức đó có thể được các công ty “mời chào” với mức lương 1200 – 1500 usd/tháng” [55].
Thứ ba, về bố trí sử dụng cán bộ trí thức còn bất cập. Không ít trường hợp được đề bạt non, đưa những người chưa đủ tiêu chuẩn tài và đức vào cương vị quản lý các cấp, trong khi đó những người xứng đáng hơn lại không được bổ nhiệm.
Thứ tư, trong công tác xây dựng các hội trí thức, một số cơ quan Đảng, Nhà nước còn chưa nhận thức thật đầy đủ về quan điểm, đường lối của Đảng đối với vị trí, vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam ở Trung ương và các địa phương trong việc tập hợp, đoàn kết và phát huy trí tuệ của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam ở trong và ngoài nước. Mặc dù trên các văn bản chính thức của Đảng, Liên hiệp Hội ở Trung ương và địa phương được coi là tổ chức chính trị - xã hội của trí thức khoa học và công nghệ, nhưng việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng đối với Liên hiệp Hội Việt Nam chưa đầy đủ, chưa kịp thời. Nhà nước vẫn chưa tạo điều kiện để các hội nghề nghiệp thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao phù hợp với năng lực của các hội. Điều kiện hoạt động của Liên hiệp Hội ở Trung ương và các địa phương tuy đã được cải thiện hơn so với trước song vẫn còn nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, bộ máy tổ chức và cơ sở vật chất.
Thứ năm, bản thân người trí thức ít chịu rèn luyện, học tập để vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Không ít trí thức nảy sinh tƣ tưởng cơ hội, thực dụng, không thực chất trong nghiên cứu khoa học, rơi vào tình trạng lo cho nghiên cứu khoa học thì ít, mà lo cho sự hưởng thụ thì nhiều.
Tiểu kết chương 2
Trong những năm đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp CNH, HĐH đất nước (2006 - 2013), Đảng ta tiếp tục nhất quán chủ trương xây dựng ĐNTT phục vụ cho sự nghiệp
64
cách mạng. Chủ trương của Đảng về ĐNTT đã có bước phát triển mạnh mẽ. Đảng đã ra một nghị quyết riêng về trí thức, điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng đối với công tác xây dựng ĐNTT. Khẳng định rõ xây dựng ĐNTT là một đòi hỏi mang tính thời sự trong bối cảnh mới của nền kinh tế toàn cầu. Những chủ trương của Đảng đối với công tác trí thức đƣợc thể hiện rõ ở nhiều chỉ thị, nghị quyết của Trung ƣơng.
Công tác xây dựng ĐNTT của Đảng từng bước đạt được những kết quả quan trọng. ĐNTT từng bước trưởng thành, ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong sự phát triển của đất nước. ĐNTT là lực lượng quan trọng tham gia vào tư vấn, phản biện các vấn đề xã hội, tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách lớn của đất nước, cùng với các tầng lớp nhân dân khác trong xã hội tiến hành đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đạt được những thắng lợi quan trọng.
Chương 3