Chương 1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC CỦA ĐẢNG TRƯỚC NĂM 2006
1.2. KHÁI QUÁT ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1930-2006)
1.2.1. Đội ngũ trí thức từng bước trưởng thành, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của đất nước
Trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, nhiều thanh niên trí thức sớm giác ngộ và tham gia vào cuộc kháng chiến chung của dân tộc. Học thuyết mác xít đã đƣợc phổ biến rộng rãi và có những ảnh hưởng lớn về mặt tư tưởng đối với tầng lớp trí thức Việt Nam qua cao trào cách mạng 1930 -1931 và phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương 1936 -1939. Trong cuộc vận động tiến tới Cách mạng Tháng 8, đông đảo trí thức đã đứng vào mặt trận quần chúng đấu tranh, tham gia các phong trào do Việt Minh tổ chức.
Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ĐNTT đã từng bước trưởng thành. Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân tài của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều người trong thành phần công, nông, binh đã trở thành trí thức; những người trí thức cũ được học tập chính trị. Tham gia kháng chiến, được Đảng dìu dắt, rèn luyện trở nên cách mạng hóa. Đến năm 1954, miền Bắc có trên 500 người có trình độ đại học và 3.000 người có trình độ trung học chuyên nghiệp, chủ yếu làm việc các lĩnh vực y tế, văn hóa [45, tr.69]. Đến năm 1964, số người có trình độ đại học và trung học chuyên nghiệp đã tăng lên 30.709 người; gấp 10 lần so với năm 1954 [6].
23
Nhiều trí thức được cử đi học tập tại các nước XHCN đã trở lại tham gia vào cuộc trường chinh của dân tộc. Đây là đội ngũ quan trọng trong cuộc kháng chiến, họ có những đóng góp lớn trong các lĩnh vực nhƣ quân sự, y tế, ngoại giao…Một số nhà trí thức tiêu biểu nhƣ Trần Đại Nghĩa, Đặng Văn Ngữ, Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng…
Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH ở miền Bắc, đội ngũ trí thức cách mạng đã có những đóng góp to lớn nhƣ chế tạo và cải biến thành công nhiều loại vũ khí quân sự đảm bảo cho sự chủ động của quân và dân ta trên chiến trường; góp phần tuyên truyền đường lối chủ chương, chính sách của Đảng đến sâu rộng các tầng lớp nhân dân, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc nhất là với thế hệ trẻ. Không chỉ đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu, tuyên truyền cổ động, mà hàng nghìn những trí thức, học sinh sinh viên sẵn sàng “xếp bút nghiên lên đường chiến đấu” theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, nhiều người đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.
Đất nước thống nhất, hai miền Nam Bắc chung về một mối cùng thực hiện cuộc cách mạng xây dựng XHCN và bảo vệ tổ quốc, ĐNTT dưới sự lãnh đạo của Đảng đã từng bước phát triển trên khắp mọi miền tổ quốc. Số lượng trí thức tăng nhanh. Ngoài ĐNTT sẵn có tại miền Bắc, tiềm lực trí thức của đất nước được bổ sung thêm những trí thức ở các vùng mới giải phóng. Sau ngày giải phóng, các tỉnh miền Nam có trên 10 vạn người có trình độ từ trung học trở lên[5, tr.474].Năm 1989, cả nước có 629,255 người có trình độ cao đẳng, đại học; 9.161 tiến sỹ, phó tiến sỹ và tương đương [1].
Bước vào thời kỳ đổi mới, đại bộ phận thế hệ trí thức mới được đào tạo trong nhà trường XHCN, xuất thân từ công nông, được chế độ mới đào tạo thành trí thức, đƣợc giáo dục và rèn luyện qua thực tiễn chiến đầu và lao động sáng tạo trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn. Trải qua thực tiễn công cuộc xây dựng CNXH đầy khó khăn do đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, khủng hoảng KT-XH trầm trọng, đa số trí thức đã thể hiện được lòng yêu nước, bản chất chính trị vững vàng với Đảng, cách mạng. Đến năm 1992, cả nước có trên 700 nghìn người đạt trình độ đại học và cao đẳng, gần 7.000 phó tiến sỹ và gần 400 tiến sỹ, 2.176 phó giáo sƣ, 459 giáo sƣ trong đó có những chuyên gia đầu ngành đạt trình độ quốc tế[3].
24
Với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, đất nước đã từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong những năm đầu đổi mới. ĐNTT nước ta tiếp tục được bổ sung lực lượng mới, số người có trình độ trung cấp trở lên tăng từ 3,1 triệu người (năm 1989) lên khoảng 4 triệu người (năm 1995). Trong đó, có trên 1,2 triệu người có trình độ trung cấp, 700 nghìn người có trình độ đại học , cao đẳng, gần 10 nghìn tiến sỹ, phó tiến sỹ và thạc sỹ, Trong tổng số người có trình độ đại học, cao đẳng, nữ chiếm 38%, trong tổng số người có trình độ trên đại học, nữ chiếm 15%[1].
Tâm trạng chung của trí thức tin tưởng, phấn khởi, thiết tha mong muốn được Đảng và Nhà nước tin dùng, tạo môi trường để tự do sáng tạo, đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Số trí thức Việt kiều có nguyện vọng về nước đóng góp cho đất nước tăng lên. Tuy nhiên, chính sách của Đảng và Nhà nước về Việt kiều thời gian này vẫn hạn chế nên nhiều kiều bào gặp khó khăn trong việc quay trở về nước để làm việc.
Sau 10 năm đổi mới, ĐNTT đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước. ĐNTT được quy tụ trong các hội trí thức, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các trường, viện…Vai trò tư vấn và phản biện xã hội của trí thức bước đầu được đề cập và phát huy tác dụng. Kết quả đạt được trong công tác đào tạo, xây dựng ĐNTT những năm đầu đổi mới là khá toàn diện.
Bước sang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, quan điểm của Đảng về xây dựng ĐNTT tiếp tục nhất quán: Tôn trọng, tôn vinh trí thức, trọng dụng nhân tài là vốn quý của quốc gia. Coi đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực nói chung, trí thức nói riêng, là đầu tƣ phát triển.
Cùng với sự phát triển toàn diện của đất nước, trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng ĐNTT từng bước đƣợc thực hiện. ĐNTT tăng nhanh cả về số lƣợng và nâng cao về trình độ, năng lực.
ĐNTT phân bố đồng đều khắp cả nước. Cho đến năm 2005, cả nước có hơn 1.800 nghìn người có trình độ đại học, cao đẳng, 16 nghìn thạc sĩ, 14 nghìn tiến sĩ và tiến sỹ khoa học, đạt 210 người có trình độ cao đẳng trên 1 vạn dân. Số giáo sư là 1.131, phó giáo sư là 5.253 [4]. Các Hội trí thức phát triển từ trung ương đến các địa phương, lực lượng nữ trí thức, trí thức trẻ có những bước phát triển đáng kể.
25
ĐNTT phát triển mạnh mẽ đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội. ĐNTT trong lĩnh vực khoa học cơ bản đã coi trọng việc ứng dụng chuyển giao các thành tựu khoa học tiên tiến phục vụ sự phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường và đời sống dân sinh; phổ biến khoa học kỹ thuật vào sản xuất. ĐNTT thực hiện nhiệm vụ phản biện và giám định xã hội cho các cơ quan của Đảng và Nhà nước. ĐNTT trí thức kiều bảo đã có những đóng góp tích cực cho đất nước.