Chương 3 NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU
3.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM
3.2.4. Coi trọng phát huy dân chủ thực sự trong hoạt động sáng tạo của trí thức
Vấn đề quan trọng nhất là Đảng phải làm thật tố công tác tư tưởng đối với trí thức. Các cấp ủy đảng thực sự phải đóng vai trò chính ủy đối với trí thức, thương yêu trí thức, chân thành với trí thức, thông cảm với trí thức. Giải quyết đƣợc vấn đề lợi ích bằng chính sách và vấn đề tư tưởng đối với trí thức sẽ quy tụ được đội ngũ trí thưc gắn bó với Đảng. Ở đây, người lãnh đạo phải có cái đầu, cái tâm trong việc nhìn nhận phải trái, đúng sai đối với trí thức. Đặc trưng của công tác tư tưởng hiện nay đối
78
với trí thức là làm sao thể hiện đƣợc sự đồng chiều giữa tƣ duy lãnh đạo của Đảng với tư duy của người trí thức.
Dân chủ đối với trí thức là yếu tố không thể thiếu trong quá trình vận động trí thức tham gia cách mạng. Khi dân chủ được thực hiện đúng đắn sẽ tạo môi trường, động lực thúc đẩy các hoạt động trí tuệ, làm nảy nở tài năng.
Dân chủ là điều kiện cần thiết, là nhu cầu của từng cá nhân và tập thể lao động sáng tạo. Sự phát triển vƣợt bậc của trí tuệ là vô cùng cần thiết, cần đƣợc xã hội thừa nhận, tạo điều kiện môi trường thuận lợi để phát triển, vì trong nhiều trường hợp, đó là mầm mống của những tài năng, những thiên tài và là trung tâm tạo ra chất lƣợng cao của nguồn lực trí tuệ. Chính vì vậy, Lênin đã cho rằng “phải bảo đảm phạm vi hết sức rộng rãi cho sáng kiến cá nhân, cho khuynh hướng cá nhân, cho tư tưởng và sức tưởng tượng, cho hình thức và nội dung” [37, tr.124].Thực hiện quyền dân chủ, quyền tự do lành mạnh trong sáng tạo và được pháp luật bảo vệ sẽ là bước chuyển tiếp để nâng cao về chất cuộc sống của người trí thức Việt Nam trong thời kỳ mới.
Dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi vấn đề. Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì sự phát triển của đất nước.Trong những năm gần đây, mặc dù Đảng và Nhà nước đã chú trọng hơn đến việc tạo lập môi trường dân chủ cho các hoạt động sáng tạo trí tuệ, song đến nay, hành lang pháp lý về vấn đề này chưa được kiện toàn, ảnh hưởng đến sự cống hiến của trí thức.
Trí thức là tầng lớp xã hội có học vấn cao, trình độ chuyên môn sâu, chuyên lao động trí óc có tính sáng tạo. Họ thường có xu hướng có tính độc lập, tự trọng cao, nhƣng dễ tự ái, không thích bị dạy khôn, ƣa thích không khí tự do, dân chủ, công bằng; mọi việc đều có xu hướng thiên về tư duy lý tính. Đặc biệt, niềm tin, tình cảm thường được xây dựng trên cơ sở nhận thức khoa học, không chấp nhận sự áp đặt về tư tưởng, niềm tin, mối quan tâm hàng đầu của trí thức thường là môi trường làm việc, nghiên cứu khoa học tốt, phát huy đƣợc năng lực trí tuệ…Với những đặc thù trên, nên muốn lãnh đạo trí thức có hiệu quả thì không phải chỉ cần quan điểm, đường lối, chủ trương đúng mà còn phải có cách thức lãnh đạo thích hợp, khéo léo. Bỏ qua những đặc thù của đội ngũ trí thức, áp đặt những phương cách lãnh đạo thô thiển thì
79
kết quả lãnh đạo sẽ bị hạn chế, thậm chí còn gây phản ứng tiêu cực từ đối tƣợng lãnh đạo.
Kết quả hoạt động của trí thức chỉ đƣợc công nhận thực sự khi có dân chủ. Khi dân chủ đƣợc phát huy sẽ là động lực trực tiếp của trí thức chân chính. Dân chủ có cơ chế bảo đảm được thực thi, khi thị trường là nơi thể hiện tài năng và là thước đo đích thực sức sáng tạo của người trí thức sẽ tạo điều kiện cho khoa học nảy nở.
Môi trường hoạt động chỉ thực sự dân chủ khi các thể chế dân chủ lấy lợi ích của nhân dân, của dân tộc làm quy chiếu cho mục đích, nội dung của toàn bộ quá trình hoạt động. Môi trường dân chủ của trí thức được xác lập bởi chính sự thể hiện trình độ, năng lực, bản lĩnh chính trị, đạo đức nhân cách của ĐNTT. Dân chủ chỉ thực sự trở thành chìa khóa vạn năng khi nó được phát huy bởi người trí thức chân chính, hướng mọi khả năng của mình vào lợi ích của dân tộc, của nhân dân lao động.
Tiểu kết chương 3
Chủ trương lãnh đạo xây dựng ĐNTT của Đảng từ năm 2006 đến 2013 đã đạt được những kết quả quan trọng. Đây là giai đoạn, quan điểm, chủ trương của Đảng đối với ĐNTT tiếp tục được bổ sung, phát triển so với giai đoạn trước. Đặc biệt, quan điểm của Đảng về công tác trí thức đƣợc nâng lên một tầm cao mới. Đảng đã có nghị quyết chuyên đề riêng về trí thức và công tác xây dựng ĐNTT. Đây là một bước tiến quan trọng trong đường lối của Đảng. Đảng ngày càng nhận thức rõ hơn vị trí, vai trò của ĐNTT đối với sự phát triển của đất nước trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, hướng tới nền kinh tế trí thức.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ĐNTT đã có sự trưởng thành về mọi mặt, tích cực tham gia xây dựng đất nước. Quá trình lãnh đạo của Đảng đối với ĐNTT đã đưa ra nhiều bài học kinh nghiệm quan trọng nhƣ xây dựng ĐNTT là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn xã hội; chú trọng công tác GD-ĐT để tạo ra ĐNTT có năng lực và phẩm chất chính trị tốt; đào tạo, bồi dƣỡng ĐNTT phải đi đôi với sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh xứng đáng; thực hành dân chủ trong hoạt động của trí thức.
Những kinh nghiệm đƣợc rút ra trong quá trình lãnh đạo xây dựng ĐNTT của Đảng từ năm 2006 -2013, sẽ góp phần vào nâng cao hiệu quả việc triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác trí thức.
80
81