Trong công tác đào tạo và bồi dƣỡng và sử dụng, phát triểnđội ngũ trí thức

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức từ năm 2006 2013 (Trang 49 - 53)

Chương 2 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (2006-2013)

2.2. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỌI NGŨ TRÍ THỨC

2.2.2. Trong công tác đào tạo và bồi dƣỡng và sử dụng, phát triểnđội ngũ trí thức

Trong lĩnh vực văn hóa, Quyết định số 958/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020", với mục tiêu phấn đấu xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đảm bảo chất lƣợng, đủ số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu; có trình độ chuyên môn cao và năng lực thực tiễn; có khả năng tiếp cận, làm chủ và chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến, sáng tạo và truyền bá tinh hoa dân tộc và thế giới trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, gia đình, thể dục thể thao và du lịch nói riêng và đời sống xã hội nói chung; sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa nghệ thuật có chất lƣợng, đạt đƣợc đỉnh cao nghệ thuật, kỷ lục thể thao quốc gia và quốc tế, thu hút nhiều khách du lịch; không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế tri thức của đất nước.

2.2.2.Trong công tác đào tạo và bồi dƣỡng và sử dụng, phát triểnđội ngũ trí thức

Chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đƣợc cải thiện.

Đảng và Nhà nước đã có chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, chính sách sử dụng và đãi ngộ, chính sách tiền lương mới. Trong hệ thống cơ chế, chính sách tuyển chọn, bố trí và sử dụng cán bộ được từng bước bổ sung, điều chỉnh, ít nhiều tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo dục công tác thuận lợi.

Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội X và các Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ƣơng Đảng, Nhà nước đã đưa ra các chương trình, đề án nhằm xây dựng ĐNTT trên mọi lĩnh vực.

Thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ–CP của Chính Phủ “Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, giai đoạn 2006 – 2020”, nhiều đề án và chương trình được thực hiện nhằm thực hiện được các mục tiêu củaNghị quyết đề ra.

43

Để phát triển và nâng cao hoạt động của hệ thống trường đại học, cao đẳng có chất lượng, đào tạo ra được lực lượng lao động chất lượng cao, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Đề án về “Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020”, tại tờ trình số 6526/TTr-BGDĐT ngày 25 tháng 6 năm 2007. Đề án này của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được Thủ tướng Chính phủ phê chấp nhận và ra Quyết định số 121/2007/QĐ–TTg, ngày 27–7–2007 “Về quy hoạch mạng lưới các trường đại học cao đẳng” đã được triển khai rộng rãi khắp cả nước. Nhiều định hướng phát triển giáo dục đại học được nghiên cứu và áp dụng.

Tháng 10 – 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính Phủ bản đề án “Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trướng đại học của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015”. Đề án của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ra quyết định số 1505 /QĐ –TTg Phê duyệt Đề án "Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015".

Sau 9 năm thực hiện Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 – 2010, giáo dục đại học nước ta đã từng bước phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo, nguồn lực xã hội đƣợc huy động nhiều hơn và đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần quan trọng tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế thắng lợi.

Để đánh giá việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác GD-ĐT, nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo đại học, cao đẳng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình các Báo cáo liên quan như Báo cáo ngày 12 – 4 – 2010 (kèm theo các phụ lục) của Đoàn Giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học; Báo cáo số 34/BC – CP, ngày 14 -4 – 2010 (kèm theo các phụ lục) của Chính Phủ, về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tƣ bảo đảm chất lƣợng đào tạo đối với giáo dục đại học; Báo Cáo ngày 15-4- 2010( kèm theo các phụ lục) của Đoàn Giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết

44

quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư bảo đảm chất lƣợng đào tạo đối với giáo dục đại học.

Thực hiện Nghị quyết số 05- NQ/BCSĐngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010- 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết với những nhiệm vụ cụ thể nhƣ Tổ chức nghiên cứu, thảo luận trong toàn ngành và xã hội “Làm gì để đảm bảo và nâng cao chất lƣợng đào tạo”; rà soát các chỉ tiêu phát triển giáo dục đại học giai đoạn 2010-2020; hoàn thiện và triển khai thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học; đổi mới quản lý trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo; phân công, phân cấp quản lý các trường đại học, cao đẳng, đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội; quy hoạch xây dựng các đại học trong các tỉnh, các khu đại học tập trung, quy hoạch và xây dựng ký túc xá sinh viên; nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

Với những chính sách cụ thể, ĐNTT trong ngành giáo dục đã trưởng thành nhanh chóng về cả số lượng và chất lượng qua từng năm, từng bước đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Năm học 2007-2008, là năm học đầu tiên thực hiện chống bệnh thành tích trong học tập và thi cử. Tỷ lệ tốt nghiệp các cấp học và xếp loại giỏi và khá đều giảm ở các địa phương từ 10-20% so với năm học trước. Điều này đã giúp ngành giáo dục đánh giá thực chất về chất lƣợng giáo dục, đào tạo.

Bên cạnh giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà có chính sách đầu tƣ khuyến khích, hỗ trợ. Nhiều quyết định, chỉ thị, chương trình, đề án nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển khoa học, công nghệ được thực hiện.

Tiềm lực khoa học và công nghệ được nâng lên. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ từng bước được đổi mới. Hệ thống pháp luật về khoa học và công nghệ đƣợc chú trọng hoàn thiện. Tính đến tháng 6-2008, tại 1.177, trong tổng số trên 1.300 tổ chức khoa học và công nghệ trên phạm vi cả nước, cho thấy có 474 tổ chức khoa học và công nghệ thuộc các bộ, ngành và hai viện trực thuộc Chính phủ (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ

45

Việt Nam), 366 tổ chức khoa học và công nghệ công lập tại 62/64 tỉnh, thành phố, 337 tổ chức khoa học và công nghệ thuộc các hội, trong đó có Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

Đội ngũ các nhà khoa học ở Việt Nam bao gồm các giáo sƣ, phó giáo sƣ, tiến sĩ, thạc sĩ và một số là viện sĩ. Đội ngũ giáo sƣ, phó giáo sƣ, tiến sĩ phát triển nhanh, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Năm 2010, Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước phong tặng 71 giáo sư và 507 phó giáo sư. Năm 2012, Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước phong tặng 41 giáo sư và 426 phó giáo sư [54, tr.165].

Thị trường khoa học và công nghệ được hình thành và bước đầu phát huy tác dụng. Trong 2007 các tổ chức khoa học và công nghệ, bình quân có 145,46 người/1 sáng chế và 69,27 người/1 giải pháp.

Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, lƣợng nữ chiếm một tỷ lệ đáng kể 42,2%. Nhiều nữ trí thức đã được Đảng và Nhà nước trao cho những giải thưởng cao quý, nhiều nhà khoa học nữ được nhà nước tôn vinh là anh hùng lao động, cấp bằng lao động sáng tạo, các giải thưởng trong và ngoài nước. Giải thưởng Kovalevskaia đƣợc trao hàng năm là một minh chứng cho việc tôn vinh nữ trí thức Việt Nam. Kể từ khi thành lập đến nay (1985), Ủy ban Giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam đã xét, chọn và trao giải thưởng cho 30 cá nhân và 14 tập thể các nhà khoa học nữ xuất sắc, tiêu biểu nhất trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Trong đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trí thức trẻ, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm đến công tác phát hiện, đào tạo, bồi dƣỡng nhân tài; đầu tƣ đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo cả về nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất,… nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện. Tích cực tuyển chọn, gửi nhiều tài năng trẻ đi học tập, nghiên cứu, đào tạo ở nước ngoài, nhanh chóng tiếp cận các công nghệ hiện đại, tiên tiến của thế giới, có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với các nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc, các văn nghệ sĩ tài năng, các cán bộ khoa học trẻ. Thực hiện chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ, xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao và hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tài năng cống hiến trưởng thành. Mặt khác, để đào tạo, bồi dưỡng tài

46

năng trẻ, nhất là tài năng trẻ trong đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ phục vụ các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, trọng điểm, Chính phủ đã phê duyệt và bắt đầu thực hiện đề án cử người đi học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước từ năm 2000. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các bộ, ban, ngành liên quan tuyển chọn đƣợc hàng chục ngàn lưu học sinh và thực tập sinh đi học tập, nghiên cứu ở các trường đại học danh tiếng trên thế giới.

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức từ năm 2006 2013 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)