Chương 3 NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU
3.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM
3.2.2. Chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo để tạo ra ĐNTT có trình độ cao
Nhận thức sâu sắc vai trò của giáo dục - đào tạo là động lực, là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế - xã hội, các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm việc đầu tƣ trọng điểm vào chiến lƣợc phát triển giáo dục - đào tạo gắn với chiến lƣợc trí thức, nhân tài. Tập trung đầu tƣ ngân sách để phát triển hệ thống giáo dục quốc gia. Các nước Anh, Pháp, Đức, Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc... có tỉ lệ chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo trong tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) luôn ở mức cao so với mức bình quân của thế giới (4%). Chẳng hạn, Hàn Quốc là 16,48%, Đức là 9,77% vào năm 2004; Hoa Kì là 13,72%, Nhật Bản là 9,17% vào năm 2005 [53, tr.23]. Xây dựng hệ thống giáo dục đại học có chất lượng đào tạo hàng đầu trên thế giới. Ở nước Anh có Trường Đại học Oxford với hơn 21.000 sinh viên hàng năm, gồm hơn 11.000 sinh viên đại học và hơn 9.000 cao học, nghiên cứu sinh. Đến nay, Đại học Oxford đã đào tạo được 29 vị Thủ tướng nước Anh, còn Đại học Cambridge cũng đã đào tạo được 63 người đoạt giải Nobel. Đây là hai trường đại học không chỉ nổi tiếng ở xứ sương mù mà còn nổi tiếng trên thế giới trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.Kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới đều chú trọng vào công tác giáo dục và đào tạo để xây dựng đƣợc ĐNTT có chất lƣợng cao.
Trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện CNH, HĐH, Đảng ta đặc biệt chú trọng đào tạo, xây dựng ĐNTT với quan điểm phát triển GD-ĐT, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài là đầu tƣ phát triển, là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đưa đất nước vượt qua khó khăn, tạo tiền đề cho sự phát triển vững chắc.Đảng ta không chỉ coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, mà còn nhấn mạnh ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất
74
người học, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Vấn đề trí thức bắt nguồn từ giáo dục, muốn đổi mới công tác trí thức phải đổi mới công tác giáo dục, trước hết là trong tư duy giáo dục. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác giáo dục “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo là đầu tƣ cho phát triển”[27, tr.77]. Đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo là đầu tƣ khôn ngoan nhất vì sẽ tạo ra đƣợc một ĐNTT có trí thức, chất lƣợng cao.
Tăng cường ngân sách cho giáo dục và đào tạo.Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước vẫn quan tâm dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tƣ cho giáo dục. Với nguồn ngân sách đó, lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã đạt đƣợc.Bên cạnh nguồn đầu tƣ lớn từ ngân sách Nhà nước, công tác đào tạo đã huy động được nhiều nguồn đầu tư lớn từ các nguồn lực khác nhau.
Các loại hình đào tạo đƣợc đa dạng hóa, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Bên cạnh các loại hình đào tạo chính quy trong nhà trường, phong trào tự học, tự đào tạo phát triển rộng khắp tại các thành phố lớn. Sinh viên ra trường tự tìm việc làm đúng với chuyên ngành học tập, nhu cầu công việc. Trong những năm 2006 - 2013, Bộ Giáo dục và đào tạo mở rộng loại hình đào tạo liên kết với các trường đại học nước ngoài và mời chuyên gia giỏi đầu ngành trong và ngoài nước về giảng dạy.
Để nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà nước đã đầu tư nguồn lực lớn cho việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, đào tạo lại tránh chồng chéo kiến thức…Đổi mới biện pháp, cách thức dạy và học, lấy người học làm trung tâm, học đi đôi với hành. Đổi mới cơ cấu đào tạo các ngành nghề, cấp học.
Thực hiện nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên, giảng viên cho các cấp học từ tiểu học đến sau đại học, nâng cao chất lượng đào tọa trong nước, đồng thời gửi đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt, chú trọng đào tạo đội ngũ giảng viên của các trường đại học và cao đẳng trọng điểm quốc gia, đội ngũ giảng viên, giáo viên này có tầm đặc biệt quan trọng, thực sự là máy cái
75
để tạo nên các thế hệ trí thức không chỉ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải là những người có phẩm chất chính trị tốt, trung thành với Tổ quốc và dân tộc.
Thực hiện xã hội hóa giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện cho mọi công dân đƣợc học tập suốt đời. Đào tạo nhân cách, tạo nên những tinh hoa của trí tuệ và tâm hồn Việt Nam; chú trọng không chỉ nền tảng tri thức khoa học, mà còn phải trau dồi phương pháp khoa học để người học có năng lực tư duy sáng tạo. Quá trình phát triển năng lực luôn gắn với quá trình hoạt động thực tiễn, tổ chức thực hiện công việc. Vì vậy, phương châm gắn học với hành, nhà trường với xã hội, thông qua công việc mà tiếp tục học sẽ mãi có giá trị to lớn và lâu dài.
3.2.3.Đào tạo, bồi dƣỡng phải gắn với sử dụng; đãi ngộ, tôn vinh trí thức, nhân tài là chiến lƣợc ƣu tiên hàng đầu
Muốn đưa đất nước tiến lên ở tầm thời đại, thì vấn đề đặt ra trước hết đối với Nhà nước là phải ra sức khai thác, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài.
Đây là công việc cực kỳ quan trọng và cũng không ít khó khăn bởi vì nhân tài là một sản phẩm đặc biệt.
Hiện nay, ở nước ta giữa chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh trí thức chưa thực sự gắn liền với nhau. Nước ta đang nghiêng nhiều về công tác đào tạo, bồi dưỡng mà coi nhẹ công tác sử dụng. Các quan điểm, chủ trương của Đảng về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ vẫn tập trung đến công tác giáo dục và đào tạo mà ít đề cập đến công tác sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh. Hoặc có đề cập đến thì việc thực hiện hóa các chủ trương vào thực tiễn vẫn còn chậm so với lý luận, giữa quan điểm, chủ trương, đường lối và thực hiện còn khoảng cách khá xa.
Chính vì vậy, hiện tại số lƣợng sinh viên, thạc sĩ và nghiên cứu sinh của Việt Nam rất nhiều song xã hội vẫn thiếu những trí thức thật sự bởi một phần do công tác đào tạo, bồi dƣỡng không đến nơi đến chốn, chƣa tạo ra đƣợc kết quả thực sự, một phần do công tác sử dụng, trọng dụng của các cấp ủy đảng chƣa tốt. Tính chất cào bằng trong chi trả lương cho trí thức, cho cán bộ công nhân viên chức vô hình chung đã cào bằng giá trị của các nhà khoa học, điều này ảnh hưởng không tốt đến tâm tư của các nhà khoa học. Kinh nghiệm của Nhật Bản trong chính sách sử dụng, trọng dụng và tôn vinh trí thức rất đáng để chúng ta học tập “bậc lương của công chức được căn cứ vào
76
trách nhiệm và chức vụ của công chức, mức độ phức tạp của công việc đƣợc giao, cường độ, thời gian làm việc và ảnh hưởng của môi trường lao động. Tiền lương làm cho công chức tự hào về vị trí công việc của mình và tận tụy phục vụ nhân dân, không lợi dụng chức quyền để trục lợi, nếu vi phạm đạo đức công chức sẽ bị mất việc làm suốt đời. Hàng năm, các cơ quan ở Nhật Bản vẫn tiến hành đánh giá phân loại để có chế độ đãi ngộ thỏa đáng, tiến hành bổ nhiệm và bổ nhiệm lại chức danh lãnh đạo.
Nhật Bản còn quy định cấm công chức không được nhận quà biếu dưới mọi hình thức, chống lợi dụng chức quyền để tham nhũng” [35, tr.150-151].
Để nâng cao hơn nữa chất lƣợng những đóng góp mà ĐNTT đối với xã hội, Đảng cần quan tâm hơn nữa đến công tác sử dụng, trọng dụng trí thức. Xây dựng chính sách đãi ngộ và tôn vinh trí thức thỏa đáng, tạo điều kiện cơ sở thuận lợi cho đội ngũ trí thức sáng tạo, cống hiến. Để thu hút ĐNTT trong và ngoài nước tận tâm, tận lực vì sự nghiệp đổi mới của đất nước, cần xây dựng chính sách đãi ngộ thỏa đáng, nhất là những chuyên gia đầu đàn. Người có tài phải được trọng dụng, hưởng lương, thưởng nhiều hơn, phải được tin dùng và được làm việc trong môi trường khoa học thực sự, không phân biệt đối xử về tuổi tác, chính trị.
Trong sử dụng và trọng dụng trí thức là tạo cho họ một môi trường xã hội thuận lợi để họ đƣợc phép phát huy tài năng nhƣ tự do suy nghĩ, tự do trao đổi, đƣợc đánh giá công bằng…cùng với việc hỗ trợ về tài chính, cần đặc biệt quan tâm, tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi để nhân tài phát huy tài năng, cống hiến cho địa phương, đất nước. Thực tế cho thấy, thu hút và trọng dụng nhân tài, nếu tuyệt đối hóa ưu đãi về tài chính, lợi ích vật chất, xem nhẹ việc tạo môi trường làm việc dân chủ, tôn vinh sự đóng góp, cống hiến của nhân tài... thì việc thu hút và trọng dụng nhân tài khó có thể đạt hiệu quả như mong muốn; thậm chí người tài đã thu hút được sẽ rời khỏi địa phương. Do đó, cùng với những ưu đãi về vật chất, cần coi trọng tạo lập môi trường cho nhân tài làm việc. Đó là, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng không khí làm việc thân thiện, minh bạch, dân chủ và chế độ thông tin kịp thời; sự quan tâm, gần gũi của người lãnh đạo quản lý; chính sách tôn vinh, khen thưởng kịp thời, xứng đáng với đóng góp của nhân tài.
77
Đối với người trí thức, quan trọng nhất là người lãnh đạo phải có tâm có tầm, phải hiểu và tôn trọng tài năng thực sự của người trí thức, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát triển.Thu hút và trọng dụng nhân tài là một nghệ thuật. Do đó, cấp ủy, nhất là người đứng đầu cấp ủy cần tuân thủ quan điểm của Đảng, đồng thời cần khéo léo trong thu hút và trọng dụng nhân tài. Để đạt đƣợc điều đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải đổi mới phong cách lãnh đạo. Người viết muốn tránh khỏi sự hao phí nhân tài, chúng ta cần phải sửa chữa cách lãnh đạo, hay lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hóa ra tài to. Lãnh đạo không khéo, tài to cũng hóa ra tài nhỏ...
Nguyên tắc trong việc sử dụng, tuyển chọn người tài việc tuyển chọn và sử dụng lao động trí tuệ cần phải lấy công việc làm trung tâm, trên nguyên tắc dùng đúng người tài và dùng đúng lúc. Dùng đúng người tài là phải dựa vào năng lực trí tuệ, vào sở trường và nguyện vọng từng chủ thể trí tuệ mà giao việc phù hợp.
Trí thức phải được sống trong môi trường chính trị thuận lợi và tốt đẹp, môi trường đó làm nảy sinh trí thông minh, giàu óc sáng tạo của người trí thức. Muốn vậy, Nhà nước cần triển khai tích cực công tác phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài; tổ chức mạng lưới đào tạo có chất lượng cả trong và ngoài nước để sớm có một đội ngũ cán bộ khoa học, đội ngũ học giả có trình độ cao trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cần gạt bỏ sự ích kỷ, chỉ vì bon chen chức tước mà dìm đi những người tài thực sự trong các cơ quan công quyền; phải gạt bỏ mọi nghi ngờ đối với các tổ chức ngoài công lập, trên cơ sở đó mà có chính sách đúng đắn để phát huy các hội, viện, trung tâm nghiên cứu.