Chương 2 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (2006-2013)
2.3. THỰC TRẠNG CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2013
2.3.2. Những đóng góp của ĐNTT vào sự phát triển của đất nước
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa X “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” khẳng định những đóng góp to lớn của ĐNTT đối với sự phát triển đất nước.
Nhìn vào những đóng góp của đội ngũ tri thức đối với sự phát triển đất nước, vai trò của đội ngũ trí thức đƣợc thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, đội ngũ trí thức xây dựng những luận cứ khoa học góp phần quan trọng trong việc hoạch định, phản biện và hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trí thức trong lĩnh vực lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn đã xây dựng được những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần làm sáng tỏ con đường phát triển của đất nước và giải đáp những vấn đề mới như xây dựng lý luận về những nguyên tắc đổi mới, lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bước đi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lý luận về xây dựng Đảng thời kỳ đổi mới…từ những tổng kết lý luận và thực tiễn, đóng góp của ĐNTT trong lĩnh vực này đã lý giải ngày càng rõ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, góp phần xây dựng hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới.
ĐNTT nói chung và ĐNTT hoạt động trong lĩnh vực lý luận, tư tưởng đã góp phần khẳng định và bảo vệ đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giữ gìn, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.
54
Đội ngũ trí thức hoạt động trên lĩnh vực văn hóa đã góp phần không nhỏ vào việc soạn thảo các văn bản pháp quy về văn hóa nhƣ: Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Di sản văn hóa, Luật Điện ảnh, Pháp lệnh thƣ viện…
Đến nay hoạt động tƣ vấn, phản biện và giám định xã hội đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, nhằm giúp các ngành, các cấp, có thêm cơ sở, luận cứ khoa học trong quá trình xác định, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các đề án.
Với sự nhiệt tình hăng say, ý thức trách nhiệm, tinh thần khách quan khoa học, hoạt động tƣ vấn phản biện và giám sát xã hội của Liên hiệp hội Việt Nam phản ảnh trung thực, khách quan ý kiến của đội ngũ trí thức đóng góp vào việc xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật và thực hiện có hiệu quả các dự án quan trọng về kinh tế - xã hội của đất nước. Hoạt động này là kênh quan trọng, đáng tin cậy giúp các cơ quan Đảng và Nhà nước có được những thông tin phản ánh trung thực ý kiến của quần chúng nhân dân, dƣ luận xã hội. Một số hoạt động nổi bật nhƣ tư vấn, phản biện Dự án thuỷ điện Sơn La; tư vấn phản biện dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua Vườn quốc gia Cúc Phương; đánh giá hiệu quả khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh; đánh giá chương trình đào tạo nghề 1 tỷ USD của Thủ tướng Chính phủ; góp ý dự án “Quy hoạch hai bờ sông Hồng đoạn qua Hà Nội”; phản biện chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân; đánh giá hiệu quả chương trình khai thác bauxit tại Tây nguyên; phản biện Luật thủ đô; phản biện Dự án khu du lịch Tam Đảo 2 tại vùng lõi Vườn quốc gia Tam Đảo; tư vấn góp ý dự án “đường sắt cao tốc Bắc - Nam”; tƣ vấn góp ý đề án “Quy hoạch thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050”;
phản biện báo cáo của Công ty Poyry về thủy điện Xayabury - Lào; đánh giá sự cố thuỷ điện Sông Tranh; đề án “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”; việc Xây đập Xayabury trên sông Mê Kông; đề án “Đổi mới chương trình sách giáo khoa, giáo dục phổ thông sau năm 2015”; dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi.
Các kết quả của hoạt động tƣ vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao, góp phần thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời nâng cao vị thế và vai trò của hệ thống tổ chức Liên hiệp Hội [56].
55
Tri thức ngành trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tƣ pháp đã giúp Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu soạn thảo nhiều văn bản pháp quy. Quốc hội khóa XII đã đƣa vào 24 dự án luật, 6 dự án pháp lệnh về lĩnh vực tƣ pháp, chiếm tỷ lệ 23,43% trogn tổng số 128 dự án luật, pháp lệnh. Tính từ tháng 6 -2005 đến tháng 2-2009, Quốc hội đã thông qua 14 luật, bộ luật mới, 5 pháp lệnh, 8 nghị quyết về lĩnh vực tƣ pháp.
Chính phủ, các cơ quan tư pháp trung ương đã ban hành gần 20 văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về tư pháp trong cả nước. Các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành đã thể chế một bước chủ trương, chính sách của Đảng về hình sự, dân sự, tố tụng tư pháp, bổ trợ tư pháp. Các văn bản tƣ pháp của Chính phủ và các cơ quan tƣ pháp trung ƣơng, ban hành khá kịp thời, cụ thể, có chất lƣợng, phù hợp với các văn bản luật, bảo đảm các quy định của luật, pháp lệnh, nghị quyết đƣợc thống nhất, nhanh chóng đi vào cuộc sống. Trong đó, bộ phận tiêu biểu trí thức là đại biểu Quốc hội là bộ phận cấu thành hết sức quan trọng, giữ vị trí trung tâm trong toàn bộ hoạt động của Quốc hội, là thành tố không thể thiếu trong hoạt động của Quốc hội.
Đội ngũ trí thức hoạt động trên lĩnh vực báo chí đã có bước trưởng thành cùng với công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều phóng viên ngày đêm lăn lộn với đời sống xã hội, thể hiện nhiều bài báo có giá trị, phản ánh đúng cuộc sống. Nhiều phóng viên, biên tập viên đã dũng cảm phanh phui những vụ việc tiêu cực, tham nhũng góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ.
Thứ hai, đội ngũ trí thức là nguồn lực lao động trí tuệ cao đóng góp không nhỏ công cuộc đẩy mạnh đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đất nước đang thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là một công việc có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển của đất nước, là nhiệm vụ trung tâm của thời lỳ đổi mới. Trước những đòi hỏi lớn lao đó, đội ngũ các nhà khoa hoc, công nghệ phải đóng góp vai trò động lực, đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ trên nhiều lĩnh vực…Theo định hướng của Đại hội X, để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nước ta cần phải
“tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
56
gắn với phát triển kinh tế trí thức. Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển mạnh các ngành kinh tế và các sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa và trí thức [22, tr.28-29].
Hiện nay, giáo dục đại học, cao đẳng là mối quan tâm đặc biệt của xã hội vì, vì đây là cơ sở chủ yếu để đào tạo trí thức. ĐNTT này đóng góp lớn vào việc cung cấp nguồn nhân lực trọng yếu cho nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế - xã hội, phần nào cải thiện đời sống nhân dân.
ĐNTT hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đã góp phần rất lớn làm ra giá trị sản xuất công nghiệp, bình quân mỗi năm khoảng 1.500 nghìn tỷ VNĐ, góp phần cùng với các ngành kinh tế khác, tạo ra năng suất lao động, và chất lƣợng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.
ĐNTT hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 2% so với tổng số lao động trong ngành nông nghiệp. Trong những năm gần đây, đội ngũ trí thức (trong đó có các chuyên gia) trong lĩnh vực nông nghiệp đã tạo ra 142 giống cây trồng mới có chất lượng và năng suất cao. Chương trình giống mới đã mang lại hiệu quả lớn: trên 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, 100% diện tích điều trồng mới đƣợc sử dụng [54, tr.263].
ĐNTT hoạt động các lĩnh vực tài chính, kinh tế, ngân hàng, có nhiều chuyên gia giỏi đang làm việc tại các ngành công nghệ cao nhƣ điện tử, nguyên tử, tin học, sinh học, vật liệu mới, hàng không vũ trụ…Lĩnh vực lý luận kinh tế, cán bộ trí thức có nhiều đóng góp mới trong soạn thảo các nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước như vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…
Công tác khám chữa bệnh ở nước ta những năm gần đây có những bước phát tiến dài nhờ việc áp dụng thành công nhiều ứng dụng y tế cao nhƣ: can thiệp tim mạch, điều trị ung thƣ, ghép mô, tế bào gốc. Nhiều trí thức của lĩnh vực y tế đã góp chất xám, góp công, góp sức xây dựng hệ thống y tế và y tế cơ sở đƣợc củng cố và phát triển; đề xuất phương hướng tổ chức và thực hiện nhiều giải pháp quan trọng để nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhờ đó mà mức
57
thụ hưởng các dịch vụ y tế của người dân tăng lên rõ rệt; số lần khám bệnh tăng từ 1,87 lần/ người vào năm 2001 lên 2,5 lần/ người vào năm 2009.
Thực hiện Quyết định 1097/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo (đã đƣợc phê duyệt theo Quyết định 170/QĐ-TTgngày 26/1/2011), trong giai đoạn 1 (từ 2011-2012). Khảo sát một số địa phương, vai trò của đội ngũ trí thức trẻ đã được thể hiện rất rõ như.
Tỉnh Bắc Kạn đã tuyển chọn đƣợc 22 tri thức trẻ về làm Phó Chủ tịch UBND xã tại các địa phương của 2 huyện, trong đó huyện Ba Bể có 14 người và huyện Pác Nặm có 8 người. Sau hơn một năm triển khai, các đội viên dự án cơ bản đã nắm rõ vị trí, vai trò trách nhiệm của mình, đã từng bước cùng UBND xã thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phối hợp với các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước...
Bắc Giang có 19 trí thức trẻ trúng tuyển đƣợc bầu và phê chuẩn chức vụ Phó Chủ tịch UBND xã tại huyện Sơn Động. Trong đó có 6 Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách lĩnh vực kinh tế, 13 Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách lĩnh vực văn hoá - xã hội.
Sau 1 năm công tác, các trí thức trẻ đã tiếp cận và giải quyết công việc kịp thời;
thường xuyên xuống thôn, bản nắm tình hình, tích cực tham mưu với Đảng uỷ, HĐND, UBND xã các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội. Nhiều trí thức trẻ mạnh dạn xây dựng các tiểu đề án phát triển mô hình kinh tế nhƣ đƣa giống khoai tây vào sản xuất tại xã Tuấn Đạo, chăn nuôi thỏ quy mô gia đình, ứng dụng quy trình xử lý nước thải tại xã Quế Sơn, thành lập hợp tác xã dịch vụ sản xuất nông nghiệp xã Vĩnh Khương; phát triển đàn ong mật gắn với khu du lịch sinh thái ở xã An Lạc [57].
Thứ ba, vai trò của trí thức Việt kiều đối với phát triển đất nước
Hiện nay có khoảng 4,5 triệu người Việt Nam sống, lao động và học tập tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ. Phần lớn trong số đó có mặt tại các quốc gia, vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển, có điều kiện tiếp cận với các tri thức hiện đại của thế giới, nhƣ Mỹ, Pháp, Úc, Ca-na-đa, Đài Loan, Đức,…
58
Trung bình mỗi năm có khoảng 500 nghìn lượt kiều bào về thăm quê hương, hàng nghìn lƣợt doanh nhân Việt kiều tìm kiếm cơ hội kinh doanh, hàng trăm lƣợt chuyên gia, trí thức về tham gia nghiên cứu, giảng dạy, hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ,… Đến nay, Việt kiều tham gia góp vốn vào 3.500 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký khoảng 8,4 tỷ USD. Kiều hối gửi về nước tăng trung bình 10% - 15%/năm, từ mức 3 tỷ USD năm 2004 tăng lên 7,4 tỷ USD năm 2008, 8,4 tỷ USD năm 2010, riêng 6 tháng đầu năm 2012 đạt khoảng 6,4 tỷ USD.