Gia tăng các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh đăk nông (Trang 20 - 25)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUÂN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN

1.2 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN

1.2.2. Gia tăng các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp

- Bên cạnh việc phát triển số lƣợng các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc gia tăng các yếu tố nguồn lực các loại hình KTTN có ý nghĩa quan trọng. Gia tăng các yếu tố nguồn lực doanh nghiệp là gia tăng các yếu tố đầu vào của sản xuất nhƣ: vốn, lao động, cơ sở vật chất, trình độ công nghệ của máy móc thiết bị, năng lực trình độ quản lý, thương hiệu…, tức là các yếu tố này được đưa và quá trình sản xuất nhiều hơn. Sử dụng có hiệu quả nguồn lực là với các nguồn lực sẵn có doanh nghiệp tìm cách khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn.

- Chúng ta cần gia tăng các yếu tố nguồn lực vì khi yếu tố đầu vào gia tăng sẽ làm cho sản lƣợng đầu ra cũng tăng theo và làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng nhu cầu vô hạn phục vụ cho đời sống con

12

người. Còn chúng ta sử dụng có hiệu quả nguồn lực sẽ làm việc sử dụng hợp lý, tránh lãng phí nguồn tài nguyên, làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

a. Nguồn vốn

- Nguồn vốn theo nghĩa hẹp là tiền huy động vào sản xuất nhằm mục đích sinh lợi, hay nói cách khác, tiền chỉ là vốn khi được đưa vào sản xuất lưu thông. Vốn theo nghĩa rộng là giá trị những tài sản dùng làm phương tiện trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất: công xưởng, nhà máy, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hàng tồn kho, phương tiện vận tải…

- Vốn là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tất cả các doanh nghiệp. Vốn đƣợc quan niệm là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu cũng nhƣ bổ sung trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nhƣ vậy, vốn là yếu tố quan trọng số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Có vốn các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai. Vậy yêu cầu đặt ra đối vớicác doanh nghiệp là họ cần phải có sự quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển và vững mạnh.

b. Nguồn lao động

- Gia tăng yếu tố lao động là gia tăng về số lƣợng và chất lƣợng lao động trong các doanh nghiệp. Gia tăng về số lƣợng là doanh nghiệp tuyển dụng nhiều lao động hơn trước. Phát triển chất lượng nguồn lao động là gia tăng về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tác phong làm việc, đạo đức trong lao động.

- Với sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật, ngày nay máy móc thiết bị dần thay thế vai trò con người. Nên doanh nghiệp được xem là phát triển không thống nhất thiết phải tăng số lao động. Tuy nhiên, trong trường

13

hợp các yếu tố khác không đổi thì việc doanh nghiệp sử dụng số lao động tăng lên cũng nói lên rằng có sự tăng trưởng của khu vực KTTN.

- Ngày nay, các doanh nghiệp chuyển sang dùng máy móc thiết bị hiện đại nên cần đến lực lƣợng lao động có tay nghề cao thuận tiện cho quá trình sản xuất. Do đó, người lao động và doanh nghiệp cần có các chính sách phù hợp để nâng cao chất lƣợng nguồn lao động nhằm tăng nguồn thu nhập cho cả hai phía.

- Để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngoài nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển kỹ năng thì chúng ta cần chú trọng đến thái độ làm việc. trình độ nhận thức, tác phong công việc, đạo đức nghề nghiệp của họ.

-Phát triển nguồn nhân lực bằng cách đào tạo nâng cao tay nghề và kỹ năng làm việc cho người lao động trong doanh nghiệp, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, quản lý, cán bộ kỹ thuật. Hơn nữa, cần phải quan tâm phát triển và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động với kiến thức và trình độ phù hợp để có thể tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm giảm nhẹ cường độ lao động, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả.

c. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất của doanh nghiệp bao gồm: đất đai, mặt bằng kinh doanh, nhà xưởng, tài sản, trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, các phương tiện vận chuyển bảo quản hàng hoá, vật tư hàng hoá. Đó là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất quyết định kết quả của chu kỳ kinh doanh.

Trong yếu tố cơ sở vật chất ta phân tích các yếu tố cơ bản sau:

- Mặt bằng sản xuất kinh doanh: là nơi để doanh nghiệp đặt nhà máy, văn phòng, cửa hàng. Nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh. Các tiêu chí để đánh giá mặt bằng sản xuất kinh doanh gồm:

14

+ Vị trí: nếu mặt bằng sản xuất kinh doanh thuận lợi thì thu hút đƣợc khách hàng, giảm chi phí vận chuyển nên nó là một lợi thế so sánh, tạo ra thế mạnh không nhỏ cho doanh nghiệp.

+ Diện tích: thuận tiện trong việc kinh doanh, dễ dang bốc dỡ hàng hóa và là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp mở rộng sản xuất.

+ Kết cấu hạ tầng: yêu cầu đồng bộ, hiện đại.

Nếu mặt bằng sản xuất kinh doanh thỏa mãn tốt thì doanh nghiệp rất thuận lợi trong sản xuất kinh doanh.

Chính vì vậy, nhà nước cần có các chính sách đất đai hợp lý thuận tiện cho các doanh nghiệp nhƣ: cấp đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đền bù và thu hồi, quản lý thị trường nhà đất… Về phía doanh nghiệp phải kịp thời cập nhật thông tin về các chính sách đất đai của Nhà nước để có mặt bằng sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề của mình.

- Máy móc thiết bị: yêu cầu máy móc thiết bị hiện đại khi đó đầu ra của sản phẩm mới có thể thỏa mãn nhu cầu của thị trường, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

- Nguyên vật liệu: để sản xuất sản phẩm đúng tiêu chuẩn chất lƣợng, đáp ứng công suất của máy móc thì nguồn nguyên vật liệu phải dồi dào, đạt chất lƣợng.

d. Khoa học công nghệ

- Trang thiết bị khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng của sản phẩm, giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều quan trọng đối với các cơ sở KTTN là khu vực có các hộ, doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, tiềm lực tài chính có hạn là việc lựa chọn và ứng dụng công nghệ thích hợp với khả năng về vốn, trình độ công nhân cũng nhƣ trình độ

15

quản lý của chủ hộ, doanh nghiệp, chứ không nhất thiết phải là công nghệ hiện đại.

- Vấn đề trang thiết bị và trình độ công nghệ hiện nay là một trong những điểm yếu cần được lưu tâm đối với các cơ sở KTTN.

- Khả năng đầu tƣ máy móc thiết bị của các doanh nghiệp KTTN có liên hệ tỷ lệ thuận với tiềm lực tài chính và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Hiện nay, so với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước thì doanh nghiệp KTTN, phần lớn có trình độ khoa học công nghệ và trang thiết bị thấp hơn, chủ yếu đang sử dụng các công nghệ truyền thống, số các DNTN trang bị máy móc hiện đại tiên tiến chƣa nhiều, thiết bị chủ yếu đƣợc mua trong nước, hoặc tìm kiếm sản phẩm trung bình từ các nước phát triển đã loại ra.

- Việc đầu tư máy móc thiết bị sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, gắn với nó là khả năng bảo vệ môi trường, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động. Phát triển máy móc thiết bị sẽ giúp hộ, doanh nghiệp tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm sản xuất được nâng cao, đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, giảm bớt chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, từ đó mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.

- Khi nói tới sức mạnh của doanh nghiệp, trước hết phải nói tới trình độ công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, dịch vụ. Để thành công trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi, cải tiến công nghệ, máy móc thiết bị. Sự phát triển về công nghệ, máy móc thiết bị là biểu hiện khả năng nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nói riêng và trình độ trang bị máy móc thiết bị biểu hiện bộ mặt phát triển của một khu vực kinh tế nói chung.

e. Trình độ quản lý doanh nghiệp

16

- Trình độ quản lý doanh nghiệp đƣợc thể hiện qua trình độ chuyên môn. khả năng quản lý, khả năng điều hành của chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp là người đầu tư vốn và là thành phần quan trọng nhất của doanh nghiệp vì đó là người ra quyết định về tất cả các chiến lược kinh doanh, quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

- Hiện nay, năng lực quản lý trong khu vực KTTN không đồng đều, các công ty TNHH hoặc công ty cổ phần có những người lãnh đạo giỏi được đào tạo bài bản. Trong khi các chủ doanh nghiệp tƣ nhân ít đƣợc đào tạo, họ lãnh đạo theo kinh nghiệp là chính. Vì tầm quan trọng của công tác quản lý, điều hành nên nâng cao trình độ quản lý là một tiêu chí giúp chúng ta tìm hiểu, đánh giá sự phát triển của KTTN.

- Để nâng cao trình độ quản lý thì chính bản thân doanh nghiệp phải tự đầu tƣ kinhh phí cho việc đào tạo đội ngũ quản lý. Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần có các chương trình bỗi dưỡng về kỹ năng điều hành của nhà quản trị doanh nghiệp.

- Tiêu chí đánh giá

+ Vốn sản xuất kinh doanh bình quân một doanh nghiệp qua các năm + Tốc độ tăng của vốn đầu tƣ

+ Tỷ trọng doanh nghiệp theo mức vốn

+ Số lƣợng lao động trong khu vực kinh tế tƣ nhân + Số lƣợng lao động bình quân

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động + Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh đăk nông (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)