Phát triển số lƣợng các doanh nghiệp KTTN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh đăk nông (Trang 84 - 88)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH ĐẮK NÔNG

3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG TRONG THỜI GIAN ĐẾN

3.2.1. Phát triển số lƣợng các doanh nghiệp KTTN

a. Quy hoạch phát triển ngành kinh tế hợp lý, cung cấp đầy đủ thông tin cho doanh nghiệp

- UBND tỉnh Đắk Nông rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy hoạch nhƣ:

quy hoạch về giao thông, quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch công nghiệp chế biên lâm sản cho phù hợp.

- Công bố công khai các quy hoạch đã xây dựng và ban hành trên địa bàn tỉnh. Công bố có thể thực hiện tại cơ quan có liên quan và đồng thời trên trang website của tỉnh.

- Đa dạng hoá các kênh cung cấp thông tin về chính sách cho doanh nghiệp nhƣ: Thông tin điện tử qua internet; báo, đài; hệ thống một cửa ở cơ quan Nhà nước; các hiệp hội kinh doanh; trung tâm tư vấn xúc tiến đầu tư, các trung

76

tâm hỗ trợ doanh nghiệp, v.v… Trong đó tập trung vào việc tăng khả năng cung cấp thông tin cho doanh nghiệp qua các kênh mang tính đại chúng nhƣ internet, báo chí.

- Duy trì thường xuyên các cuộc gặp mặt, đối thoại giữa các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp; hàng năm tổ chức tôn vinh, khen thưởng các doanh nghiệp, doanh nhân giỏi.

- Chú trọng đến việc thu nhận thông tin phản hồi của doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh, để có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đều gặp khó khăn sau khi đăng ký kinh doanh và bắt đầu triển khai hoạt động kinh doanh. Bởi vậy, việc giúp đỡ của chính quyền là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp KTTN mới thành lập. Biện pháp là triển khai xây dựng một Quy chế quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh cụ thể và hợp lý nhằm tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin cho doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh của tỉnh và qua Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh.

- Ngoài các giải pháp trên thì cần có những chính sách cụ thể để tuyên truyền phổ biến đến người dân và doanh nghiệp về việc sử dụng các hệ thống dịch vụ công trực tuyến, tăng cường mức độ sử dụng internet của người dân và doanh nghiệp.

b. Cải cách hành chính

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, trước hết cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính tại các bộ phận “một cửa”, một cửa liên thông; nhất là trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tƣ, đất đai; nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống dịch vụ công theo hướng “đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, tin cậy” nhƣng vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ quy định của pháp luật. Để thực hiện điều đó thì UBND tỉnh Đắk Nông phải:

77

- Giao Sở Nội vụ nghiên cứu tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ công chức, viên chức về việc xử lý các thủ tục hành chính cũng nhƣ cập nhật kiến thức chuyên môn nhằm nâng cao năng lực cán bộ để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của các cơ quan công quyền.

- Định kỳ phải lập đoàn kiểm tra công vụ để xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp tiêu cực, nhũng nhiễu với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

- UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn để đầu tƣ máy móc, thiết bị công nghệ thông tin, thiết lập mạng nội bộ cũng nhƣ mạng internet cho các cơ quan, đơn vị đang thực hiện cơ chế “một cửa” và những cơ quan, đơn vị chuẩn bị thực hiện cơ chế “một cửa”.

- UBND phải thường xuyên chỉ đạo các đơn vị thực hiện hiện quy chế một cửa, một cửa liên thông, rà soát điều chỉnh, sửa đổi quy chế hoạt động của bộ phận tiếp nhận, xử lý và trả kết quả cho phù hợp với đặc điểm của từng ngành một cách khoa học và đúng thời gian quy định.

- Giảm các chi phí khởi nghiêp và vận hành kinh doanh:

+ UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tƣ nghiên cứu đơn giản hoá quy trình đăng ký kinh doanh qua mạng, tin học hoá việc cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh, nghiên cứu loại bỏ bớt các giấy phép không cần thiết, các điều kiện kinh doanh không phù hợp với quy định của pháp luật do địa phương ban hành và công khai các loại giấy phép còn hiệu lực thi hành, nghiên cứu giảm thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tƣ.

+ UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu đơn giản hoá quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Công khai quy chế và tiêu chí đƣợc ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ, đơn giản hoá thủ tục cấp ƣu đãi đầu tƣ.

c. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ DN ra đời và phát triển

78

- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ của chính quyền đối với doanh nghiệp KTTN sẽ thúc đẩy sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể, có các giải pháp sau:

+ Xây dựng các chương trình và chính sách hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm của tỉnh. Chương trình hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp, gồm các hoạt động như: chương trình huấn luyện ngắn hạn với các nội dung thiết thực nhất, hướng dẫn khai thác các nguồn thông tin điện tử trong nước, thương mại điện tử, tham quan các doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh đã thành công, cung cấp các địa chỉ và cơ quan nhà nước giải quyết các vướng mắc mà doanh nghiệp thường xuyên gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh. Cần chú trọng tập trung vào các hoạt động hỗ trợ sau:

+ Có các hoạt động hỗ trợ về kiến thức kinh doanh, các vấn đề cơ bản cần thiết khác khi khởi sự doanh nghiệp cho các đối tƣợng có nhiều khả năng thành lập doanh nghiệp trong tương lai như là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, các hộ kinh doanh cá thể và lực lƣợng thanh niên ở nông thôn, v.v…

+ Tăng cường các hoạt động tư vấn và hỗ trợ pháp luật về việc thành lập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp đƣợc Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ của tỉnh hỗ trợ về các thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn phải làm lại hồ sơ nhiều lần do có nhiều sai sót về hồ sơ thủ tục.

Về lâu dài, tỉnh cần phải có các chính sách cũng nhƣ những hỗ trợ thích hợp để có nhiều công ty tƣ vấn luật và văn phòng luật sƣ đƣợc thành lập. Bởi vì, chỉ có các công ty tƣ vấn luật và văn phòng luật sƣ mới thực hiện đúng và nhanh chóng các thủ tục đăng ký kinh doanh. Các doanh nghiệp có thể thông qua các công ty này để thuê làm các thủ tục đăng ký kinh doanh thay vì tự thực hiện, từ đó giảm bớt đƣợc thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp khi bắt đầu khởi sự doanh nghiệp.

79

+ Hỗ trợ những hộ kinh doanh cá thể, thợ thủ công làng nghề tiểu thủ công nghiệp, chủ các trang trại có điều kiện chuyển đổi thành doanh nghiệp để tổ chức sản xuất với quy mô lớn hơn, sử dụng đƣợc các công cụ quản lý hiện đại vào sản xuất.

+ Có biện pháp quản lý hiệu quả các doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh. Hằng năm xây dựng chương trình kiểm tra các doanh nghiệp, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh và kịp thời công bố các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh nhƣng không hoạt động, hoặc hoạt động các ngành nghề khác với ngành nghề đã đăng ký để có biện pháp ngăn ngừa và xử lý có hiệu quả hơn, làm cho môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng và trong sạch hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh đăk nông (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)