CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KTTN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh đăk nông (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUÂN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KTTN

Khu vực KTTN chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có môi trường kinh doanh thích hợp. Một số nhân tố của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến sự phát triển của từng doanh nghiệp nói riêng và khu vực KTTN nói chung :

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Những thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đem lại lợi thế so sánh không nhỏ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tận dụng tốt vị trí, điều kiện tự nhiên sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, đầu ra, chi phí sản xuất kinh doanh... nâng cao năng lực cạnh tranh.

27

Ngày nay, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tuy không còn đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân nhƣng vẫn còn đóng một vai trò hết sức quan trọng.

a. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố cung cấp đầu vào cho sản xuất. Những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, dầu mỏ, rừng, nguồn nước. Một địa phương có nguồn tài nguyên dồi dào sẽ là nền tảng để phát triển KTTN tỉnh đó có điều kiện phát triển nhanh. Đất đai rộng lớn sẽ cung cấp mặt bằng sản xuất, phát triển ngành nông nghiệp, cung cấp lương thực cho các ngành khác được dồi dào.

b. Địa hình

Các loại địa hình nhƣ miền núi, miền xuôi, vùng duyên hải…ảnh hưởng đến dân số sống tại khu vực đó, mà dân số đông đúc hay thưa thớt là yếu tố quyết định thì trường tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất kinh doanh của mình ở vùng ngƣợc hay vùng suôi sẽ bị tác động lớn bởi vấn đề chi phí vận chuyển, tốc độ lưu thông của hàng hóa.

Do đó, các loại hình khác nhau sẽ tác động đến sự phát triển của các vùng khác nhau. Thế nên, doanh nghiệp phải nghiên cứu địa hình dể lực chọn nơi tiến hành sản xuất cho phù hợp.

c. Thời tiết, khí hậu

Thời tiết khí hậu phụ thuộc vào vị trí địa lý, có các kiểu thời tiết nhƣ sau: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. Mỗi kiểu thời tiết khác nhau sẽ ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt, giải trí của toàn xã hội nói chung, bao gồm cả khu vực KTTN. Khu vực KTTN phải nắm bắt đƣợc các lợi thế và sử dụng một cách phù hợp nhằm có thể hạn chế đƣợc những hậu quả do thiên tai mang lại, đồng thời tận dụng những thuận lợi do thời tiết mang lại để nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

28

1.3.2. Điều kiện xã hội a. Truyền thống, tập quán

Truyền thống tập quán gắn liền với mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Các yếu tố truyền thống, tập quán ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, lối sống của người dân, từ đó tác động đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của vùng đó. Các doanh nghiệp phải nghiên cứu và vận dụng yếu tố truyền thống, tâp quán vào chiến lƣợc kinh doanh để mang lại lợi ích kinh tế cao nhất.

b. Dân số

Dân số của vùng sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với khu vực KTTN thì trình độ dân trí rất quan trọng, trình độ dân trí cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN ở đó phát triển.

c. Lao động

Lao đồng là yếu tố không thể thiếu của tất cả các doanh nghiệp. Số lƣợng, trình độ, độ tuổi của nguồn lao động là một trong các nhân tố quan trong quyết định hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Một vùng có nguồn cung lao động dồi dao, chất lƣợng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp KTTN.

1.3.3. Điều kiện kinh tế

a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế là đo lường sự tăng trưởng tổng sản lượng của một Quốc gia hay địa phương theo thời gian. Chỉ tiêu này cao hay thấp ảnh hưởng đến nhiều các vấn đề khác như: giá cả, việc làm, thị trường tiêu thụ, tâm lý tiêu dùng trong dân chúng, tiết kiệm, đầu tƣ….đó cũng là môi trường kinh tế vĩ mô. Những nhân tố này tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của khu vực này. Nếu môi trường vĩ mô phát triển theo chiều

29

hướng tốt, thuận lợi thì tác động tích cực đến sự phát triển KTTN và ngược lại.

b. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay được chia thành 3 ngành: Nông nghiệp, công nghiệp, thương mai dịch vụ. Đặc điểm của nước ta, tỷ trọng cơ cấu kinh tế đang dịch chuyển theo hướng: tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp, khu vực dịch vụ tăng nhƣng chƣa ổn định, còn tỷ trọng của ngành nông nghiệp thì giảm xuống. Cơ cấu kinh tế phản ánh phân công các nguồn lực của xã hội, cho biết trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất. Điều này đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nào để tiến hành sản xuất của KTTN.

Cũng nhƣ thông qua sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế các ngành của khu vực này ta đánh giá đƣợc KTTN phát triển thế nào.

c. Kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng bao gồm: hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, viễn thông, các khu công ngiệp…chức năng của cơ sở hạ tầng là phục vụ phát triển cho các ngành. Nếu cơ sở hạ tầng phát triển, đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN phát triển theo.

Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước tiến hành xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế này của địa phương.

c. Chính sách kinh tế

Chính sách kinh tế là hành động của Chính phủ áp dụng vào lĩnh vực kinh tế. Nhƣ chính sách vĩ mô, chính sách điều tiết hoạt đông kinh tế, chính sách kinh tế đối ngoại, đất đai, thuế, tín dụng, tiền tệ, chính sách phát triển kinh tế. Những chính sách này thuận lợi hay khó khăn tác động mạnh mẽ đến phát triển KTTN vì tùy vào giai đoạn, tùy vào thể chế chính trị mà Nhà nước có khuyến khích phát triển khu vực mình hay không.

30

e. Thông tin kinh tế

Nói đến yếu tố thông tin là đề cập đến khả năng tiếp cận thông tin của người sản xuất. Các thông tin ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định sản xuất báo gồm: thông tin về thị trường sản phẩm, về đối thủ cạnh tranh, khoa học công nghệ, chính sách của Nhà nước….khả năng tieeso cận thông tin được đánh giá ở mức độ khó khăn hay dễ dàng.

Đặc biệt, trong thời kỳ hội nhập quốc tế cùng với sự phát triển nhanh cua internet, mạng xã hội, khi đó cơ hội mở ra cho người sản xuất nhiều hơn nhƣng đồng thời thách thức cũng càng lớn. Doanh nghiệp nào tiếp cận đƣợc thông tin kịp thời, chính xác sẽ có quyết định đúng đắn và tất yếu đi đến thành công.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh đăk nông (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)