CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH ĐẮK NÔNG
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG TRONG THỜI GIAN ĐẾN
3.2.2. Tăng cường các nguồn lực trong từng DN KTTN tư nhân
* Đối với các doanh nghiệp KTTN
- Hiện nay các kênh huy động vốn rất đa dạng, nhƣng đối với các doanh nghiệp KTTN cần nghiên cứu kỹ lƣỡng, lựa chọn cho mình một kênh huy động vốn hợp lý với chi phí thấp và sử dụng vốn có hiệu quả.
+ Về huy động vốn: Đối với các Doanh nghiệp KTTN có thể sử dụng công cụ huy động vốn truyền thống nhƣ vay Ngân hàng bằng việc thế chấp tài sản hoặc vay vốn thông qua các dự án nằm trong danh mục ƣu đãi đầu tƣ đã đƣợc UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tƣ. Biện pháp huy động khác có thể trong vay vốn nội bộ, sử dụng vốn tự có, một số công ty CP, công ty TNHH có quy mô lớn có thể huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu công ty, hoặc phát hành cổ phiếu qua thị trường chứng khoán... Khi huy động vốn các Doanh nghiệp KTTN cần sử dụng linh hoạt các phương thức huy động. Đối với các Doanh nghiệp KTTN, việc huy động vốn từ các cổ đông hiện hữu bao giờ cũng thuận lợi hơn huy động vốn từ bên ngoài. Nếu huy
80
động từ nguồn sẵn có từ cổ đông của mình, doanh nghiệp không phải tốn các chi phí giao dịch trong làm thủ tục vay vốn, đồng thời tạo sự gắn bó lâu dài của cổ đông với doanh nghiệp. Đối với vay vốn từ Ngân hàng đã thiết lập quan hệ tín dụng, việc tiếp tục các khoản vay cũng giảm đƣợc nhiều chi phí thẩm định và thời gian hoàn tất thủ tục nhận đƣợc các khoản vay cũng ngắn hơn. Vì vậy, trước khi huy động vốn, các Doanh nghiệp KTTN cần đánh giá nguồn lực sẵn có để tận dụng triệt để cho việc huy động vốn.
+ Các doanh nghiệp phải xem lại cơ cấu vốn và quy mô vốn của doanh nghiệp mình một cách hợp lý để tăng nhanh vòng quay của vốn.
* Về phía cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương:
- Đổi mới chính sách tín dụng:
+ Đa dạng hóa thị trường vốn để khu vực KTTN có điều kiện tiếp cận với nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tƣ phát triển.
+ Tạo điều kiện thuận lợi để KTTN có thể tiếp cận với các quỹ đầu tƣ phát triển của tỉnh, thực hiện sự bình đẳng trong thực tế giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong việc vay vốn của nhà nước và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Phải trên cơ sở đánh giá đúng đắn hiệu quả các dự án để xác định đối tƣợng, quy mô cho vay, không nên phân biệt theo thành phần kinh tế.
+ Xây dựng và mở rộng quy mô hoạt động của quỹ tín dụng, khuyến khích các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp, cƣ dân đô thị tham gia CP quỹ tín dụng.
+ Đổi mới cơ chế cho vay, hướng chủ yếu là cho vay trung hạn và dài hạn để đầu tƣ phát triển gắn liền với một lãi suất thích hợp cho từng loại đối tƣợng vay vốn.
+ Hình thành tổ chức đánh giá tài sản cố định và cấp giấy chứng nhận sở hữu tài sản (nhà xưởng, máy móc, phương tiện vận tải…) để DNTN có
81
cơ sở pháp lý về tài sản để đƣợc thế chấp vay vốn.
+ Có chính sách bảo hộ cho DNTN vay vốn của các tổ chức tín dụng nước ngoài theo các dự án về mở rộng sản xuất và đổi mới công nghệ.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp KTTN trong sử dụng tài sản, quyền sử dụng đất để thế chấp khi vay vốn
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực KTTN vay đƣợc nhiều hơn các nguồn tín dụng thương mại chính thức.
+ UBND tỉnh phải có chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngành mũi nhọn của tỉnh.
- Đổi mới chính sách thuế
+ Lựa chọn các loại thuế, xác định cơ cấu thuế hợp lý, vừa bảo đảm tăng thu cho ngân sách, vừa đảm bảo tính hiệu quả và công bằng, làm cho thuế có tác dụng phát triển nguồn thu để tăng thu.
+ Xem xét để sớm thu hẹp thuế khoán đang áp dụng phổ biến hiện nay, tiến tới thực hiện một phương pháp nộp thuế VAT thống nhất.
+ Đề nghị áp dụng mức thuế suất thống nhất giữa các đối tƣợng chịu thuế VAT, xóa bỏ việc điều tiết tỷ lệ % theo ngành nghề khi hộ cá thể, doanh nghiệp nộp thuế VAT thấp hơn thuế doanh thu trước đây, mà chủ yếu điều tiết qua thuế thu nhập.
+ Tiếp tục nghiên cứu để xác định hợp lý mức thuế thu nhập phù hợp với các đối tƣợng kinh doanh.
+ Có chính sách miễn thuế cho phần thu nhập đƣợc sử dụng để đầu tƣ phát triển hoặc đóng góp vào các phúc lợi xã hội của cộng đồng.
+ Trong nông nghiệp bên cạnh các loại thuế hiện hành mà nông dân đã chấp nhận cần quy định và quản lý các hình thức “lệ phí” tràn lan, khắc phục tình trạng “phụ thu, lạm bổ” đang diễn ra khá trầm trọng ở nông thôn.
b. Tăng cường phát triển nguồn nhân lực
82
* Đối với các doanh nghiệp KTTN
- Cần có cách thức sắp xếp bố trí các nguồn lực một cách khoa học, hợp lý để sử dụng các nguồn lực có hạn một cách hiệu quả nhất, phục vụ cho việc thực hiện các mục đích đặt ra.
- Cơ cấu tổ chức phải ổn định lâu dài, vừa đảm bảo tính năng động, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ. Đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp, cần áp dụng chế độ khuyến khích đặc biệt, gắn liền với hiệu quả kinh doanh, đó là các yếu tố về tiền lương, bảo hiểm, điều kiện làm việc…Nên tránh hiện tƣợng đƣa các thành viên trong gia đình vào tham gia quản trong công ty mặc dù họ không có trình độ, chúng ta nên chọn những người có trình độ, có năng lực, nhạy bén có khả năng mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp ở từng vị trí.
- Cần có chiến lƣợc thu hút lao động, đặc biệt là lao động có trình độ và tay nghề cao thông qua các chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến…
- Trong doanh nghiệp cần xây dựng chức năng, nhiệm vụ cho từng vị trí từ đó đặt ra yêu cầu về trình độ đào tạo, kinh nghiệm, giới tính, độ tuổi…Việc đào tạo lại, bổ sung nghiệp vụ để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cần đƣợc cân nhắc kỹ lƣỡng.
* Về phía cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, nhất là các luật, quy định liên quan đến phát triển, hoạt động của doanh nghiệp nhƣ Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ, Luật Hợp tác xã, Luật Đấu thầu, Luật Thuế, Luật Đất đai, Luật Lao động, Luật Thương mại…, UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan.
- Phải mở các lớp đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ cho chủ doanh
83
nghiệp, nhân viên trong doanh nghiệp về nghiệp vụ quản lý, chuyên môn, khoa học, kỹ thuật, tài chính doanh nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy các nhà quản lý DNTN phần đông hoạt động thiếu bài bản, dựa nhiều vào kinh nghiệm, chạy theo thị hiếu thị trường, không có phân tích khoa học nên không ít doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả. Vì vậy, việc nâng cao trình độ cho các nhà quản lý phải đƣợc đƣa vào kế hoạch và tiến hành ngay.
- Rà soát, tập hợp và công bố công khai các chương trình hỗ trợ đào tạo lao động cho các đơn vị đào tạo và doanh nghiệp biết.
- Thực hiện đánh giá tình trạng lao động, nhu cầu lao động và đào tạo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và công bố công khai, tiến tới xây dựng hệ thống đăng ký lao động, nhu cầu lao động và đào tạo lao động một cách thường xuyên để xây dựng cơ sở dữ liệu về lao động.
- Tập trung nâng cấp các cơ sở dạy nghề công lập theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, nhất là những ngành nghề liên quan đến các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Khuyến khích các nhà đầu tƣ thành lập các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, khuyến khích các doanh nghiệp cùng phối, kết hợp với các cơ sở dạy nghề trong quá trình đào tạo lao động.
- Khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo phối hợp với các doanh nghiệp trong công tác dạy nghề cũng nhƣ nghiên cứu đƣa ra những sản phẩm mới, công nghệ mới, đặc biệt những công nghệ liên quan đến các sản phẩm chủ lực.
c. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất kinh doanh
Cơ sở vật chất có vai trò quan trọng đối với tăng cường và phát triển nền kinh tế nói chung và KTTN nói riêng. Do đó, để phát triển cơ sở hạ tầng để sản xuất kinh doanh.
* Đối với các doanh nghiệp KTTN
84
Phải ƣu tiên các nguồn vốn để mở rộng, hiện đại cơ sở sản xuất kinh doanh từ các nguồn vốn nhƣ: lợi nhuận, vốn vay..
* Đối với các cơ quan quản lý tại địa phương
- Làm việc với Bộ Giao thông Vận tải để đẩy nhanh việc thực hiện các tuyến Quốc lộ đi ngang qua địa bàn tỉnh, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện dự án đường theo hình thức BOT để nhanh hoàn thành đưa dự án vào sử dụng, nghiên cứu các nguồn vốn để cải tạo hệ thống giao thông tỉnh lộ 1, tỉnh lộ 2, tỉnh lộ 3, tỉnh lộ 4 để tạo điều kiện giao thông thuận lợi, góp phần giảm chi phí vận chuyển, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
- Bố trí vốn để xây dựng hoàn thiện các cụm công nghiệp ở các huyện:
huyện Đắk Song, huyện Tuy Đức, huyện Krông Nô để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuê đất để sản xuất kinh doanh.
- Nghiên cứu các chính sách nhằm huy động tối đa sự tham gia của xã hội vào xây dựng công trình cơ sở hạ tầng.
- Rà soát lại các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tập trung vốn để đầu tƣ các công trình trọng điểm có thể phát huy, tạo cú hích để phát triển kinh tế địa phương như: rà soát lập dự án các tuyến đường đã có ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải..
- Đẩy nhanh công tác quy hoạch sử dụng đất cho các xã, phường, thị trấn, cũng nhƣ công tác cấp giấy CNQSD đất, nhất là đất ở đô thị, thực hiện triệt để việc giao đất lâu dài cho người sử dụng đất tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho người sử dụng đất (trong đó có doanh nghiệp).
d. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ
* Đối với các doanh nghiệp KTTN
- Khai thác những thành tựu của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin để có những chiến lƣợc phù hợp với tình hình và năng lực bản thân. Đổi mới
85
máy móc công nghệ, hạn chế việc sử dụng công nghệ quá cũ và lỗi thời để sản xuất.
- Hiện nay, việc chuyển phát triển từ chiều rộng sang chiêu sâu để đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi một đội ngũ nhân lực có trình độ, do đó, doanh nghiệp cần liên tục nâng cao trình độ của nhà quản lý cũng như của người lao động trong doanh nghiệp thông qua các hình thức đào tạo khác nhau.
- Doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để cải tiến sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng, giá cả hợp lý để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
* Về phía cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương
- Tranh thủ nguồn vốn Trung ƣơng hỗ trợ để ƣu tiên đầu tƣ đổi mới công nghệ, thiết bị theo chiến lƣợc phát triển và mở rộng sản xuất của các loại hình KTTN đối với các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm công nghệ hỗ trợ.
Nâng cao năng lực công nghệ của các loại hình KTTN thông qua chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị cho các các loại hình KTTN, hỗ trợ đánh giá, lựa chọn công nghệ.
- Ngoài trợ giúp của Trung ƣơng, UBND tỉnh cần có kế hoạch và bố trí kinh phí hỗ trợ cho các loại hình KTTN thực hiện đăng ký và bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm và dịch vụ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế khác.
- Có cơ chế khuyến khích hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu, trường đại học và cao đẳng với các doanh nghiệp trong tỉnh với mục tiêu thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ ở một số lĩnh vực ƣu tiên. Đồng thời với việc
86
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước mà tỉnh đang thực hiện, cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin.