Phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh đăk nông (Trang 97 - 101)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH ĐẮK NÔNG

3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG TRONG THỜI GIAN ĐẾN

3.2.5. Phát triển thị trường

* Đối với các doanh nghiệp KTTN

- Đẩy mạnh hoạt động Marketing: Trong các cơ sở KTTN nhằm thâm nhập thị trường và chiếm lĩnh thị phần. Hiện nay hoạt động kinh doanh của các cơ sở KTTN trên địa bàn tỉnh tuy có những bước phát triển nhất định song hầu nhƣ nhận thức về hệ thống lý thuyết Marketing là rất yếu, vì vậy khi gặp những thay đổi của thị trường, hay nhu cầu khách hàng các DNTN thường rất lúng túng.

- Mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu vực KTTN cần xây dựng một kế hoạch kinh doanh riêng, phù hợp với khả năng về vốn, năng lực cán bộ và trình độ phát triển, trong đó cần xác định rõ mục tiêu phát triển, căn cứ ngành hàng sản xuất kinh doanh, bán hàng và thị trường, các nguồn lực để thực hiện chiến lƣợc kinh doanh cũng nhƣ kế hoạch và giải pháp tổ chức, thực

89

hiện trong từng giai đoạn. Mọi hoạt động của hộ, doanh nghiệp phải nhằm vào thực hiện mục tiêu cụ thể của chiến lƣợc sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, những thất bại trong kinh doanh hầu hết là do chƣa có chiến lƣợc hoặc chiến lƣợc sai lầm, hạn chế trong việc triển khai một số chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn.

- Để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới các doanh nghiệp KTTN cần xây dựng và tổ chức thực hiện tốt ba chiến lƣợc sau: chiến lƣợc hướng tới khách hàng, chiến lược cạnh tranh, chiến lược thích nghi thông qua tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong đó chiến lược hướng tới khách hàng là quan trọng nhất, bởi vì khi nắm bắt đƣợc nhu cầu đích thực của khách hàng, kết hợp với khả năng nguồn lực của mình để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ tiêu thụ đƣợc nhiều sản phẩm, sản xuất kinh doanh sẽ có lãi và phát triển đi lên.

- Việc nghiên cứu các kênh để nắm bắt các thông tin về thị trường, sẽ giúp các cán bộ, quản lý của doanh nghiệp vạch ra những chiến lƣợc cụ thể trong việc giữ gìn thị trường hiện có và mở rộng kinh doanh sang khu vực khác.

- Để đảm bảo thành công cho chiến lƣợc kinh doanh và cạnh tranh, các doanh nghiệp KTTN cần có thông tin đầy đủ, tin cậy và kịp thời về thị trường, sản phẩm, các điều kiện thương mại, về các dịch vụ hỗ trợ. Phải tiến hành nghiên cứu thị trường, kể cả thị trường trong nước và thị trường thế giới nghiên cứu thị trường có thể gây tốn kém cho đơn vị nhưng lợi thế mà nó mang lại là rất lớn. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, doanh nghiệp nào chưa sẵn sàng đầu tư cho nghiên cứu thị trường thì đồng nghĩa với việc sẽ phải chấp nhận kết quả kinh doanh không đƣợc nhƣ mong muốn.

Không đầu tư để có thông tin sẽ không nắm bắt được nhu cầu thị trường, sẽ thua kém đối thủ cạnh tranh.

90

- Nghiên cứu thị trường không phải là công việc dễ dàng, nó đòi hỏi những kỹ thuật và công cụ khá tốn kém. Các doanh nghiệp KTTN có thể thuê hoặc mua để có kết quả nghiên cứu thị trường, tránh thiệt hại cho việc cập nhật thông tin không đúng, thiếu độ tin cậy. Có thể khai thác các thông tin về thị trường quan mạng Internet, các cơ quan thông tin đại chúng, qua đài báo…

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại: Ngoài công tác nghiên cứu thị trường thì bên cạnh đó các doanh nghiệp KTTN cũng cần hết sức quan tâm tới các hoạt động xúc tiến thương mại. Do tài chính có hạn nên đơn vị cần tăng cường quảng cáo trên các phương tiện truyền tin, khuyếch trương, bằng cách quảng cáo trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình, sử dụng tờ rơi, quảng cáo trên internet…, tham gia các hội trợ quốc tế, giới thiệu sản phẩm. Các doanh nghiệp KTTN cần trang bị kiến thức đầy đủ, có tính nhạy cảm, có đầy đủ thông tin, và xử lý thông tin nhanh trong các hoạt động tác nghiệp của hoạt động xúc tiến thương mại.

- Công tác tiếp thị ở các doanh nghiệp KTTN trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển nhất định trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn ít đƣợc đầu tƣ hoặc chƣa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng. Do hạn chế về tài chính nên hầu hết các Doanh nghiệp KTTN chƣa có các chương trình cụ thể hay có một sự chuẩn bị ban đầu về quảng cáo sản phẩm thông qua các quảng cáo ở nước ngoài, tìm hiểu lĩnh vực, cơ hội và các đối tác đầu tư. Các hoạt động định hướng khách hàng trong nước như khuyến mãi, khuếch trương sản phẩm, quan hệ công chúng chưa được các Doanh nghiệp KTTN sử dụng rộng rãi.

- Các doanh nghiệp KTTN cần tích cực, thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm được tổ chức tại tỉnh và trong cả nước. Đặc biệt coi trọng các cuộc hội thảo, hội nghị, tranh thủ tiếp cận các đối tác, bạn hàng, nắm bắt và

91

tận dụng mọi cơ hội để đàm phán, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho cơ sở mình.

- Cần tích cực xây dựng, quảng bá thương hiệu. Khi đã có thương hiệu, lấy đƣợc uy tín, lòng tin đối với khách hàng cần tiếp tục duy trì, bảo vệ thương hiệu của mình. Các doanh nghiệp KTTN cần đăng ký thương hiệu tại các cơ quan có thẩm quyền để đƣợc pháp luật bảo vệ tránh đƣợc hiện tƣợng bị đánh cắp thương hiệu hoặc kiện cáo về sau.

* Về phía cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng lớn đến đặt chi nhánh tại tỉnh.

- Nâng cao nhận thức về phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh cho cán bộ lãnh đạo chính quyền các cấp.

- Giao nhiệm vụ cho các đơn vị như Sở Công thương, Trung tâm xúc tiến đầu tƣ của tỉnh thành lập một phòng chuyên môn có chức năng tổng hợp và cung cấp những thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp.

- Tỉnh cần quan tâm đầu tƣ hơn nữa cho công tác xúc tiến đầu tƣ và thương mại vì vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại có ý nghĩa quan trọng đến việc cung cấp thông tin, hướng dẫn các định chế và thông lệ quốc tế, định hướng thị trường cho DN. Tỉnh nên tổ chức bộ phận chuyên trách và có trang thông tin điện tử riêng về công tác thông tin, dự báo thị trường, giới thiệu, quảng bá sản phẩm doanh nghiệp, hướng dẫn các doanh nghiệp gia nhập thị trường, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa sản xuất; hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động, tích cực tiếp cận thị trường bằng nhiều hình thức để tổ chức sản xuất, kinh doanh theo nhu cầu thị trường.

- Vì tiềm lực các doanh nghiệp KTTN Đắk Nông chƣa mạnh, do đó, tỉnh cần hỗ trợ kinh phí cho DN xuất khẩu (XK) các mặt hàng chủ lực của tỉnh; tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế chuyên ngành ở các thị trường

92

lớn theo hình thức hỗ trợ kinh phí trực tiếp để DN tự tham gia hoặc tổ chức theo hình thức giới thiệu gian hàng chung của cộng đồng DN tỉnh Đắk Nông. Ngoài ra, tỉnh cần hỗ trợ kinh phí cho Trung tâm xúc tiến du lịch, đầu tư và thương mại hợp tác với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức giới thiệu sản phẩm XK của Đắk Nông tại 3 trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại các thị trường Mỹ, Nga và Dubai.

- Đặc biệt là cần sớm xây dựng một trung tâm trƣng bày giới thiệu sản phẩm và thương hiệu của các doanh nghiệp Đắk Nông. Đây cũng chính là một hình thức tập trung quảng bá sản phẩm xuất khẩu của Đắk Nông đến thương nhân và du khách quốc tế đến Đắk Nông; đồng thời, giúp người tiêu dùng Đắk Nông và trong nước biết đến sản phẩm của tỉnh, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa.

- Nâng cao vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh đăk nông (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)