CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUÂN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐẮK NÔNG ẢNH HƯỞNG
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông
35
a. Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Campuchia với 130 km đường biên giới. Tỉnh Đắk Nông có Quốc lộ 14 nối Đắk Nông với Đắk Lắk, Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với Lâm Đồng và Bình Thuận; đồng thời tỉnh nằm trong tam giác phát triển của 3 nước Cămpuchia-Lào-Việt Nam, có 2 cửa khẩu chính là cửa khẩu Bu Prăng và cửa khẩu Đắk Peur, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Nông.
b. Địa hình
Địa hình của tỉnh Đắk Nông đa dạng và phong phú, có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên và núi cao. Địa hình có hướng cao dần từ Đông sang Tây.
c. Khí hậu
Khí hậu tỉnh Đắk Nông vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10, tập trung 90% lƣợng mƣa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa không đáng kể. Nhiệt độ trung bình năm 22-230 C, nhiệt độ cao nhất 350C, tháng nóng nhất là tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất 140C, tháng lạnh nhất vào tháng 12. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2000-2300 giờ. Tổng tích ôn cao 8.0000 rất phù hợp với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm. Lƣợng mƣa trung bình năm từ 2200-2400 mm, lƣợng mƣa cao nhất 3000mm. Tháng mƣa nhiều nhất vào tháng 8, 9; mƣa ít nhất vào tháng 1, 2.
Độ ẩm không khí trung bình 84%. Độ bốc hơi mùa khô 14,6-15,7 mm/ngày, mùa mƣa 1,5-1,7 mm/ngày.
36
d. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất
Theo báo cáo số liệu thống kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh có 651.561,52 ha. Trong đó:
- Đất nông, lâm nghiệp. Có diện tích là 587.927,92 ha, chiếm 91,01%
tổng diện tích tự nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 306.748,89 ha.
Đất lâm nghiệp tổng diện tích là 279.510,15 ha, trong đó diện tích rừng sản xuất là 212.752,74 ha, diện tích rừng phòng hộ 37.499 ha, diện tích rừng đặc dụng 29.257 ha.
- Đất phi nông nghiệp. Diện tích 42.306 ha, chiếm 6,49% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, đất ở diện tích 4.545,87 ha, đất chuyên dùng 22.320,66 ha.
- Đất chƣa sử dụng. Diện tích còn 21.326 ha, chiếm 3,27% diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất bằng chƣa sử dụng 3.332,99 ha, diện tích đất đồi núi chƣa sử dụng 17.993,92 ha.
Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh là 279.510 ha, độ che phủ đạt 43%.
Rừng tự nhiên đƣợc phân bố đều khắp các huyện, tập trung chủ yếu ở vùng núi cao, có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, bảo vệ môi sinh.
Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt do nguồn nước mưa cung cấp, tương đối dồi dào, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt dân cƣ trên địa bàn toàn tỉnh.
- Nguồn nước ngầm phân bố ở hầu khắp cao nguyên bazan và các địa bàn trong tỉnh, có trữ lƣợng lớn ở độ sâu 40-90m. Đây là nguồn cung cấp nước bổ sung cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, được sử dụng phổ biến cho sinh hoạt, làm kinh tế vườn, kinh tế trang trại.
Tài nguyên khoáng sản
37
Theo điều tra đến năm 2010, đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có 178 mỏ khoáng sản với 16 loại khoáng sản chủ yếu: bauxit, wolfram, antimoal, bazan bọt, bazan cột, bazan khối, cát xây dựng, đá bazan, đá granit, sét gạch ngói, than bùn, opal, thiếc sa khoáng, kaolin, nước khoáng, saphir.
Đây là yếu tố thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp phụ trợ.
Tài nguyên phát triển du lịch
- Trên địa bàn tỉnh có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp nhƣ các khu rừng nguyên sinh, các thác nước và các hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo.
Các thác nước đẹp, hùng vĩ, còn nguyên sơ nằm giữa rừng già như thác Trinh Nữ, thác Dray H'Linh, Dray Sáp, thác Dray Nur, thác Diệu Thanh, thác Gấu, thác Chuông, thác Ngầm (trong lòng núi), thác Liêng Nung, Đắk Glung, thác Ba Tầng, thác Gia Long v.v. Những khu du lịch sinh thái và dã ngoại trong vùng nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung (25.000 ha), Tà Đùng (28.000 ha) và thảo nguyên nhỏ Trảng Ba Cây rộng trên 3 km2 phục vụ du lịch thể thao, cƣỡi ngựa, sắn bắn, cắm trại.
- Các buôn làng đồng bào dân tộc ít người với những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo nhƣ hội cồng chiêng, uống rƣợu cần, lễ hội đâm trâu...là những tiềm năng cho phát triển du lịch văn hóa, nhân văn. Đặc biệt là dân tộc M'Nông có truyền thống văn hóa độc đáo, giàu bản sắc dân tộc, có các sử thi, các lễ hội. Đây là yếu tố có thể khai thác phát triển du lịch.