Đặc điểm thành ngữ tiếng Việt

Một phần của tài liệu giới trong thành ngữ tục ngữ tiếng việt (Trang 21 - 25)

Chương 1: Cơ sở lý luận

1.1. Lý thuyết chung về thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt

1.1.1. Lý thuyết về thành ngữ tiếng Việt

1.1.1.3. Đặc điểm thành ngữ tiếng Việt

Biểu trưng là đặc điểm nổi bật của thành ngữ. Mỗi thành ngữ vẽ nên một bức tranh sinh động. Tính biểu trưng trong thành ngữ thể hiện ở việc lấy những vật thật việc thật làm biểu tượng để nêu lên những hiện tượng sự vật có tính chất trừu tượng khái quát.

Biểu trưng là đặc điểm góp phần quan trọng vào việc thể hiện giá trị biểu đạt của thành ngữ. Nó nêu lên ý nghĩa khái quát mà thành ngữ muốn nói đến.

Nhờ vào tính biểu trưng mà thành ngữ có tính khái quát cao và đạt được tính hàm hàm súc cao. Những ý nghĩa khái quát trừu tượng của thành ngữ được tạo nên từ các sự vật riêng lẻ, cụ thể, cá biệt.

Ví dụ :

Má đào mày liễu Mặn phấn tươi son

Tính biểu trưng của thành ngữ được tạo nên từ các phương thức so sánh, ẩn dụ, hoán dụ là chủ yếu.

Ví dụ :

Hoa trôi bèo dạt - ẩn dụ về số vất vả của giới nữ

Má đào mệnh bạc - hoán dụ tượng trưng cho sự lận đận của đời người phụ nữ

Đẹp như chị Hằng - so sánh ý nói vẻ đẹp không gì tả nổi, đẹp như tiên nữ (vì thường tiên được xem là có sắc đẹp tuyệt vời)

Nghĩa biểu trưng làm cho thành ngữ mang nội dung định danh, có sắc thái biểu cảm và có tính khái quát cao trong giao tiếp. Các biểu trưng được thiết lập mang hiệu quả nghệ thuật cao, nêu lên một nhận định có tính khái quát và được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ dân tộc.

b) Tính hình tượng

Tính hình tượng (hay còn gọi là tính hình ảnh) của thành ngữ gắn liền với tính biểu trưng. Nhờ vào tính biểu trưng mà quy định thành ngữ đó có tính hình tượng như thế nào. Thành ngữ từ những sự vật hiện tượng, hình ảnh cụ thể tạo nên ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc, người nghe. Với những hình tượng cụ thể đó và thông qua đó dân gian muốn gửi gắm vào một khái niệm có ý nghĩa sâu xa.

Tính hình tượng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị biểu cảm. Có những hình tượng tạo được thiện cảm ở người nghe nhưng cũng có trường hợp chính từ hình tượng đó mà gây phản cảm.

Nữ kê tác quái Cú đậu cành mai

Thành ngữ nữ kê tác quái thì nữ kê dùng để chỉ những người có phụ nữ dữ dằn; trong cú đậu cành mai thì biểu tượng nói về những người xấu. Ngoài ra thành ngữ này còn kèm theo thái độ của người nói, đó là thái độ xem thường, khinh miệt.

Những hình ảnh trong thành ngữ tồn tại độc lập song song với ý nghĩa thành ngữ vì thế thành ngữ có giá trị gợi tả.

Mượn gió bẻ măng - chỉ sự thừa cơ hội.

Có nếp có tẻ - chỉ sự đầy đủ.

Tính hình tượng của thành ngữ có liên quan mật thiết với văn hóa dân tộc, nó phản ánh phong tục tập quán của người dân.

c) Tính dân tộc và tính cụ thể

Ngôn ngữ của mỗi một dân tộc kết tinh những giá trị đời sống vật chất và tinh thần dân tộc ấy. Vì vậy đặc trưng văn hóa phản ánh một cách sâu sắc trong ngôn ngữ.

Với thành ngữ cũng vậy, nó chứa đựng dấu ấn của cả một quốc gia. Thành ngữ chỉ hình thành ở những phạm vi mà sự phản ánh đòi hỏi có tính bình giá, biểu cảm. Phạm vi phản ánh đó tùy thuộc vào từng hoàn cảnh sống, vào kinh nghiệm và vào cách tiếp nhận của từng dân tộc.

Tính dân tộc trong thành ngữ tiếng Việt thể hiện ở việc phản ánh các truyền thống, phong tục, các hành vi cử chỉ, cách ứng xử, và đời sống sinh hoạt của người Việt Nam.

Việt Nam là một nước nông nghiệp, những hình ảnh gợi ra trong thành ngữ cũng là những hình ảnh liên quan đến nền sản xuất đó như: sượng mẹ bở con; cọc đi tìm trâu,… Trong thành ngữ Tiếng Việt còn ẩn hiện những đặc diểm của văn hóa ứng xử của lịch sử dân tộc.

Ví dụ:

Cha kính mẹ rái Thờ cha kính mẹ Tôn sư trọng đạo

Tính dân tộc còn thể hiện ở việc lựa chọn hình ảnh biểu trưng. Đó có thể là hình ảnh của những đồ vật như “chén, chăn - gối, áo,…”, hay những cái cây

chanh, mướp,…”, hoặc những con vật như “trâu, chuột, mèo, ốc, cò,…”. Chính từ những hình ảnh quen thuộc mà chúng ta có có cách tiếp cận tìm hiểu dễ dàng.

Ví dụ:

Chén chú chén anh; chăn đơn gối chiếc; cơm nhà áo vợ; cọc đi tìm trâu;

hoài hồng ngâm cho cuột vọc…

Tính cụ thể của thành ngữ thể hiện ở thái độ đánh giá của người nói đối với sự vật và phạm vi sử dụng của từng thành ngữ. Điều đó có nghĩa là mỗi thành ngữ khi được sử dụng luôn kèm theo sắc thái biểu cảm cụ thể. Mỗi thành ngữ là một hiện tượng riêng biệt không giống nhau. Cùng miêu tả trạng thái buồn nhưng buồn như cha chếtkhác với buồn như đĩ về già.

Tính cụ thể của thành ngữ còn biểu hiện ở phạm vi sử dụng, ở sự khác biệt với thành ngữ nước ngoài. Một hiện tượng nào đó chỉ cho phép ta sử dụng một thành ngữ nhất định. Chẳng hạn người Việt Nam xem rồng là biểu tượng thiêng liêng ta có thành ngữ “gái có chồng như rồng có mây”, tuy nhiên ta không thể đem thành ngữ này sử dụng trong một nước phương Tây nào đó. Còn tùy theo từng trường hợp cụ thể ta biết cách lựa chọn phù hợp.

Ví dụ :

Gậy ông đập lưng ông - hại người giờ hại mình Kẻ cắp gặp bà già - chỉ sự gặp nhau giữa hai kẻ xấu

d) Tính biểu thái

Mỗi thành ngữ luôn kèm theo một nội dung bình giá nhất định. Đó có thể là sự tán thành hoặc là chê bai, khinh rẻ hoặc là ái ngại, xót thương. Tính biểu thái của thành ngữ có liên quan mật thiết đến phạm vi sử dụng thành ngữ, đến mục đích sử dụng của người nói và viết. Khi đó thái độ tình cảm của người nói dược bộc lộ cụ thể qua thành ngữ. Ví dụ khi nói “bà chúa đứt tay” vừa diễn đạt sự việc vừa bộc lộ sự không tán thành của người nói.

Qua đó ta thấy thành ngữ tiếng Việt là phương tiện biểu đạt vô cùng hiệu quả trong quá trình giao tiếp. Người nói không cần phải tỏ rõ thái độ của mình một cách thẳng thừng mà chỉ cần mượn một thành ngữ nào đó vẫn bộc lộ hết quan điểm.

e) Tính điệp và đối

Tính điệp và đối của thành ngữ là biểu hiện về mặt hình thức thành ngữ. Tuy là hình thức nhưng nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải nội dung thành ngữ.

Tính điệp giúp cho thành ngữ có được sự hài hòa về mặt vần điệu. Điệp trong thành ngữ thể hiện ở cả mặt ngữ âm và ngữ nghĩa.

Về mặt ngữ âm là sự láy lại một âm hoặc một vần nào đó.

Ví dụ:

Ăn chắc mặc bền; vạ mồm vạ miệng; thất phu thất phụ; dở ông dở thằng…

Trong các đơn vị trên ta thấy đó không chỉ là sự điệp âm mà còn có điệp cả mặt ngữ nghĩa. Điệp về mặt ngữ nghĩa là việc lặp lại các từ đồng nghĩa hay gần nghĩa trong thành ngữ, với những ví dụ trên đó là các từ chắc - bền, mồm - miệng.

Tính đối của thành ngữ thể hiện ở số lượng các từ trong thành ngữ thường là số chẵn. Đa số những thành ngữ tiếng Việt đều có số tiếng chẵn đặc biệt là bốn tiếng. Nếu gọi các từ A, B, C, D là các tiếng của thành ngữ, ta có các cặp đối AB/CD, AC/BD, A/C, B/D.

Ví dụ:

Nam ngoại nữ nội; nam tôn nữ ti; nam trọng nữ khinh sẽ có các cặp đối tương đương nam/ nữ, nội/ ngoại, tôn/ ti, trọng/ khinh. Về ý nghĩa các từ đối nhau phải cùng trường nghĩa. Nếu số tiếng trong thành ngữ là số lẻ thì trục đối nằm ở giữa.

Chẳng hạn như thành ngữ “gậy ông đập lưng ông”, với thành ngữ này trục đối là từ “đập”. Sự cân đối về nội dung có thể dựa trên sự cân đối về âm vận theo quy luật bằng trắc.

Nhờ có tính điệp và đối mà thành ngữ trở nên giàu nhạc tính, cân đối, dễ đọc, dễ nhớ và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

Một phần của tài liệu giới trong thành ngữ tục ngữ tiếng việt (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)