Đặc điểm của tục ngữ

Một phần của tài liệu giới trong thành ngữ tục ngữ tiếng việt (Trang 30 - 33)

Chương 1: Cơ sở lý luận

1.1. Lý thuyết chung về thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt

1.1.2. Lý thuyết về tục ngữ tiếng Việt

1.1.2.3. Đặc điểm của tục ngữ

Tục ngữ ra đời bắt nguồn từ những nhận xét, phán đoán, suy luận của con người về các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Những nhận xét, phán đoán này cần

phải được đúc rút lại thành những kinh nghiệm chân lý thì mới có giá trị, mới có thể tồn tại được qua thời gian. Hơn nữa, những kinh nghiệm này cần phải được lưu giữ, phổ biến từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác….Nhưng sự lưu giữ này chủ yếu bằng con đường truyền miệng. Do đó, tục ngữ cần phải thật ngắn gọn, hàm súc mới có thể dễ dàng lưu truyền trong dân gian bằng con đường truyền miệng, ngược lại tục ngữ nếu quá dài dòng sẽ rất khó lưu truyền qua truyền miệng. Ý nhiều lời ít, tiết kiệm ngôn ngữ đến mức tối đa, đó là nguyên tắc lớn nhất, là đặc điểm nổi bật nhất của tục ngữ. Tục ngữ ưa cách nói ngắn, quen nói ngắn, nói ngắn một cách thường xuyên, cũng nội dung ấy mà càng ngắn càng hay. Lời nói ngắn của tục ngữ (xét về hình thức biểu đạt) là cốt để nói nhiều (xét về phương diện nội dung), nghĩa là nhằm làm tăng mức độ khái quát cho bài học kinh nghiệm. Tục ngữ thường là ngắn. Đơn vị ngắn nhất chỉ có ba tiếng: may hơn khôn; túng thì tính,… đơn vị trung bình thường những đơn vị có từ 4 đến tám tiếng: mất con còn cháu; bụt chùa nhà không thiêng; buôn có một, bán có mười; có thờ có thiêng, có kiêng có lành;… Những đơn vị dài nhất chỉ khoảng 15 – 18 tiếng nhưng số lượng này rất ít: đen đông, chớp lạnh, quái vàng hoa bầu, trong ba điều ấy có lành đâu (15 tiếng);dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét (16 tiếng); của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ (18 tiếng),…

b) Tính đối xứng

Đây là một đặc điểm nổi bật của tục ngữ, đặc điểm này ngoài việc giúp cho tục ngữ có được tính ngắn gọn, chặt chẽ mà còn tạo cho tục ngữ tính nhịp nhàng, dễ đến được với người nghe. Kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều đơn vị tục ngữ có tính đối xứng. tục ngữ có tính đối xứng có hai loại: đơn vị đối xứng đơn, đơn vị đối xứng kép.

Đơn vị đối xứng đơn là đơn vị khi xét về mặt lôgic có nội dung là một phán đoán, khi xét về mặt cú pháp mỗi đơn vị tục ngữ là một câu đơn mà mỗi thành phần câu tương đương với một vế. ví dụ: tham thì thâm; con gái là cái bòn,…

Đơn vị đối xứng kép là đơn vị khi xét về mặt lôgic có sự liên kết hai hoặc hơn hai phán đoán, khi xét về mặt cú pháp mỗi đơn vị là một đơn vị phức mà mỗi thành phần đơn vị tương đương với một đơn vị đơn.

Ví dụ: đói ăn vụng, túng làm liều; nhất sĩ, nhì phân, tam cần, tứ giống,…

Trong đó loại đối xứng kép phổ biến hơn, chiếm một số lượng lớn trong toàn bộ kho tàng tục ngữ.

c) Tính vần điệu

Tính vần điệu của tục ngữ là một yếu tố quan trọng để thiết lập cấu trúc của đơn vị tục ngữ về cả hai mặt nội dung và hình thức.

Về vần: vần giúp liên kết các yếu tố, các vế trong đơn vị tục ngữ để tạo nên một phát ngôn hoàn chỉnh, chặt chẽ. Đồng thời vần điệu trong đơn vị tục ngữ cũng chính là yếu tố tạo nên tính mượt mà, dễ nói, dễ nghe, giúp người nghe dễ nhớ dễ thuộc, dễ dàng vận dụng vào thực tế. Tục ngữ có hai loại vần: vần sát và vần cách.

Về nhịp: nhịp trong tục ngữ là một yếu tố quan trọng để tạo nên và góp phần làm rõ tính đối xứng của nó. Nhịp trong tục ngữ vốn rất đa dạng, linh hoạt. Chính vì vậy, chúng ta rất dễ bắt gặp trong cùng một đơn vị tục ngữ nhưng lại có nhiều cách ngắt nhịp.

Ví dụ:

- Dâu hiền hơn/ con gái Dâu hiền / hơn con gái - Rể hiền hơn/ con trai Rể hiền/ hơn con trai

Đồng thời trong một đơn vị tục ngữ nhiều khi có nhiều loại nhịp khác nhau đan xen lẫn nhau.

Ví dụ: lúc thì chẳng có ai/ lúc thì ông xã/ ông cai đầy nhà (nhịp 5/4/4);

ruộng bề bề/ không bằng/ nghề trong tay (nhịp 3/2/3),… Cho dù nhịp có linh hoạt đến đâu cũng phải gắn với ý, có như thế mới thể hiện được ý của tục ngữ. Tính vần điệu của tục ngữ cũng khá đa dạng, phức tạp. Hai yếu tố này luôn có sự gắn bó mật thiết với nhau để làm cho tục ngữ có tính nhạc, có sự hài hòa, có sự cân đối, sự sinh

động. Chính nhịp và vần giúp cho tục ngữ dễ dàng đến được với con người, dễ dàng đi vào trí nhớ người tiếp nhận.

Tục ngữ dân tộc là tài sản quý báu của nhân dân bao đời, đây là những sáng tạo nghệ thuật của nhân dân ta, là nơi đúc kết kinh nghiệm về thiên nhiên cuộc sống con người. Qua tục ngữ các thế hệ con cháu đời sau tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích mà ông cha ta có được trong chính cuộc sống của họ. Tục ngữ dân tộc là một kho kiến thức rộng lớn về thế giới rộng lớn đồng thời cũng là một là một kho mỹ từ của dân tộc, ở đó có nhiều sáng tạo ngôn từ có giá trị. Chính vì vậy, giá trị của tục ngữ qua bao đời vẫn còn nguyên vẹn và ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu giới trong thành ngữ tục ngữ tiếng việt (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)