Lý thuyết về giới

Một phần của tài liệu giới trong thành ngữ tục ngữ tiếng việt (Trang 33 - 37)

Chương 1: Cơ sở lý luận

1.2. Lý thuyết về giới

Để có cơ sở tìm hiểu về vấn đề giới trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt trước tiên chúng tôi xin trình bày về một số cách hiểu về hai khái niệm giới tính (sex) và giới (gender) đang tồn tại trong tình hình hiện nay.

1.2.1. Khái niệm Giới tính (sex)

Theo Ann Oakley thì “giới tính (sex): nhắc đến những khác biệt sinh lý căn bản nhất giữa đàn ông và đàn bà, khác biệt về cơ quan sinh dục và những khả năng sinh sản.” [87; tr.147].

Như vậy việc phân biệt giới tính (con trai – con gái) được xác định về mặt gien, và có tính phổ quát rộng rãi; còn phân biệt giới dựa trên những đặc điểm về văn hóa và dễ biến đổi.

Một số tác giả khác nhấn mạnh đến yếu tố sinh học và gien trong khi định nghĩa “giới tính là những đặc điểm sinh học của phụ nữ và giới nam được xác định bởi gien”.

Luật bình đẳng giới (2006) định nghĩa “giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ”.

Còn các nhà xã hội học sử dụng thuật ngữ giới tính để chỉ những đặc điểm nhận dạng bên ngoài phân biệt một người nam với một người nữ, cần thiết cho sự tái sản xuất sinh học của con người. Người ta chú ý đến hình thức của giới tính (tức

là hình dạng của cơ quan sinh dục bên ngoài và những đặc điểm giới tính khác có thể thấy được như bộ ngực đã phát triển ở phụ nữ). Mặt khác các nhà khoa học còn phân biệt nam nữ dựa trên giới tính sinh sản giao tử (sự hiện diện của buồng trứng ở giới nữ và tinh hoàn ở giới nam) và giới tính nhiễm sắc thể (hai nhiễm sắc thể X ở giới nữ, một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y ở giới nam). Đồng thời, những nghiên cứu liên văn hóa đã cho thấy những chỉ số cơ thể về sự khác biệt giới tính không cho phép chúng ta đoán trước được những vai trò mà giới nam hay giới nữ sẽ đảm nhận trong một xã hội cụ thể nào đó. Do vậy các nhà nhân học xã hội phân biệt giữa giới tính và giới, với cách hiểu giới là sản phẩm của văn hóa liên quan đến những quan niệm và hành vi được xem là phù hợp với mỗi giới tính.

Theo Nguyễn Như Ý trong “Đại từ điển tiếng Việt” giới tính là một danh từ dùng để chỉ “những đặc điểm riêng của nam hoặc nữ, của giống đực hay giống cái”.

Theo Nguyễn Lân trong “Từ và ngữ Việt Nam”giới tính (với giới: phân cách, tính: tính chất) là đặc điểm về cấu tạo hoặc tâm lí khiến nam hoặc nữ khác nhau”.

Vĩnh Tịnh trong “Từ điển tiếng Việtgiới tính là những đặc điểm chung để phân biệt nam và nữ.

Trong dự thảo luật bỡnh đẳng giới 2006 giải thớch về giới tớnh như sau: ôGiới tớnh là sự khỏc biệt giữa giới nữ và giới nam về mặt sinh học ằ

Như vậy, giới tính tựu trung lại được hiểu là thuật ngữ dùng để chỉ đến những khác biệt giữa nam và nữ về mặt tâm sinh lý, là sự khác biệt về mặt sinh học giữa giới nam và phụ nữ. Giới tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có và không thể thay đổi được.

1.2. 2. Khái niệm Giới (Gender)

Đây là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Sau đây là những cách hiểu phổ biến.

Trong Dự thảo Luật Bình đẳng giới của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam năm 2006 ôGiới chỉ đặc điểm, tớnh cỏch, vai trũ, trỏch nhiệm, quyền lợi của giới nữ và giới nam do xó hội quy định. ằ

Trong Luật bình đẳng giới 2007: “Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Theo Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam “Giới: là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa giới nam và giới nữ. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và giới nam các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được”.

Ngoài ra trên trang web của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày 15/ 09/

2010 cũng có sự giải thích về giới và giới tính như sau:

Giới và giới tính

Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ

Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Những khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ là không thể thay đổi được.

Những đặc điểm có thể hoán đổi cho nhau giữa nam và nữ được coi là thuộc về khía cạnh Giới.

Ví dụ: Phụ nữ cũng có thể mạnh mẽ và quyết đoán. Phụ nữ có thể trở thành lãnh đạo, phi công, thợ máy/kỹ sư… Ngược lại giới nam có thể dịu dàng và kiên nhẫn, có thể làm đầu bếp, nhân viên đánh máy, thư ký…

Những đặc điểm có thể hoán đổi đó là những khái niệm, nếp nghĩ và tiêu chuẩn mang tính chất xã hội. Đó là sự khác biệt về Giới và nó thay đổi theo thời gian, không gian…

Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất (nam và nữ khắp nơi trên thế giới đều có chức năng/cơ quan sinh sản giống nhau), không thể thay đổi được (giữa nam và nữ), do các yếu tố sinh học quyết định. Chúng ta sinh ra là đàn ông hay đàn bà:

chúng ta không thể lựa chọn và không thể thay đổi được điều đó.

Giới phản ảnh sự khác biệt giữa nam và nữ về khía cạnh xã hội. Những sự khác biệt này là do quá trình học mà thành, đa dạng, và có thể thay đổi. Chúng thay đổi theo thời gian, từ nước này sang nước khác, từ nền văn hoá này sang nền văn hoá khác trong một bối cảnh cụ thể của một xã hội, do các yếu tố xã hội, lịch sử, tôn giáo, kinh tế quyết định. (Địa vị của người phụ nữ phương Tây khác với địa vị của người phụ nữ phương Đông, địa vị xã hội của phụ nữ Việt Nam khác với địa vị xã hội của phụ nữ Hồi giáo, địa vị của phụ nữ nông thôn khác với địa vị của phụ nữ vùng thành thị).

Quá trình thay đổi các đặc điểm Giới thường cần nhiều thời gian bởi vì nó đòi hỏi một sự thay đổi trong tư tưởng, định kiến, nhận thức, thói quen và cách cư xử vốn được coi là mẫu mực của cả xã hội. Sự thay đổi về mặt xã hội này thường diễn ra chậm và phụ thuộc vào mong muốn và quyết tâm thay đổi của con người.”

Hoàng Bá Thịnh trong “Xã hội học về giới” định nghĩa giới như sau: “Khái niệm giới không chỉ đề cập đến nam và nữ mà cả mối quan hệ giữa nam và nữ.

Trong mối quan hệ ấy có sự phân biệt về vai trò, trách nhiệm, hành vi hoặc sự mong đợi mà xã hội đã quy định cho mỗi giới. Những quy định/ mong đợi xã hội này phù hợp với các đặc điểm văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo; vì thế nó luôn biến đổi theo các giai đoạn lịch sử và có sự khác biệt giữa các cộng đồng, xã hội.”

Trong Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa giới như sau: “giới: một lớp người trong xã hội, có chung những đặc điểm nhất định”.

Nguyễn Lân trong “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” định nghĩa giới là “tầng lớp người cùng một nghề nghiệp một xu hướng hoặc một cương vị xã hội”.

Bên cạnh hướng nghiên cứu giới có sự phân biệt hai khái niệm giới tính và giới thì trong thực tế cũng có nhiều người quan niệm chỉ có một và một khái niệm giới. Đối với những người theo quan niệm này thì họ cho rằng nếu phân biệt rạch ròi hai khái niệm giới và giới tính cũng tức là có sự phân biệt rạch ròi hai yếu tố tự nhiên và xã hội. Và thực tế, hai ếu tố này không hề tách biệt rạch ròi nhau. Như vậy, việc nghiên cứu giới trong ngôn ngữ chúng ta cũng có thể vận dụng một khái niệm

giới mà không cần phân biệt với giới tính, bởi giới vốn đã bao hàm giới tính trong đó. Giới là một khái niệm có sự liên quan đến một hệ thống của các vai trò và các mối quan hệ giữa phụ nữ và giới nam được xác định không chỉ bởi sinh học mà còn bởi bối cảnh xã hội, chính trị, và kinh tế. “Giới là những tập hợp người được xếp loại và phân biệt trên cơ sở đặc điểm giải phẫu cơ thể (trước hết và chủ yếu là cơ quan sinh dục, nhưng không chỉ có các cơ quan này), và được đông đảo các thành viên trong cộng đồng, một xã hội hay một nền văn hóa chỉ định cho những kiểu hành vi riêng, trách nhiệm và quyền lợi riêng. Giới còn là mối quan hệ (giới nam xác định trong quan hệ với nữ và ngược lại). Quan hệ giới là sự tác động qua lại giữa nam và nữ theo những mẫu hình xã hội nhất định, và quan hệ này được nhìn nahanj khác nhau ở những xã hội khác nhau”. [5, tr.18]

Trên đây là khái niệm về giới có thể dùng làm tiền đề cho việc nghiên cứu giới trong khoa học xã hội nói chung và trong ngôn ngữ học xã hội giới nói riêng.

Vận dụng những hiểu biết cơ bản trên về giới vào việc nghiên cứu tìm hiểu giới trong các đơn vị thành ngữ, tục ngữ sẽ giúp tạo ra được một cơ sở vững chắc cho vấn đề cần tìm hiểu.

Một phần của tài liệu giới trong thành ngữ tục ngữ tiếng việt (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)