Từ ngữ trực tiếp chỉ về giới nam qua ý nghĩa từ vựng

Một phần của tài liệu giới trong thành ngữ tục ngữ tiếng việt (Trang 41 - 53)

Chương 2: Ngôn ngữ về giới và quan niệm về số lượng giới được phản ảnh trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt

2.2. Ngôn ngữ về giới và quan niệm về số lượng giới của con người

2.2.1. Nhận xét về từ ngữ và tần số xuất hiện của từ ngữ trực tiếp chỉ giới bằng ý nghĩa từ vựng

2.2.1.1. Từ ngữ trực tiếp chỉ về giới nam qua ý nghĩa từ vựng

Từ ngữ chỉ giới nam trực tiếp chủ yếu là các danh từ. Từ ngữ chỉ giới trực tiếp qua ý nghĩa từ vựng có 1261 lượt xuất hiện trong tổng 1794 đơn vị thành ngữ, tục ngữ chúng tôi thu nhập được. Từ ngữ trực tiếp về giới nam trong bộ phận thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt xuất hiện trong các đơn vị thành ngữ, tục ngữ chỉ chứa yếu tố giới nam và cả trong các đơn vị thành ngữ, tục ngữ chứa cả hai yếu tố về giới (nam và nữ). Qua các từ ngữ đó, chúng ta khá dễ dàng nhận biết đặc điểm giới tính được phân biệt trong đó do ý nghĩa từ điển của chúng đã có sự phân biệt giới rõ ràng. Sau đây là những từ ngữ chỉ giới trực tiếp cùng với tần số xuất hiện cụ thể của chúng.

Bảng 2.1. Từ ngữ trực tiếp chỉ giới nam qua ý nghĩa từ vựng

Số thứ tự Từ ngữ Tần số xuất hiện

1. tăng 1

2. anh 51

3. anh em 20

4. anh em cọc chèo 1

5. anh em rể 4

6. anh em trai 1

7. anh hùng 15

8. bác 8

9. bố 14

10. bố chồng 3

11. bố vợ 3

12. cậu 6

13. cha 195

14. chàng 2

15. chàng em vợ 1

16. chồng 409

17. chú 28

18. con trai 3

19. công tử 4

20. cùng đinh 1

21. đàn anh 3

22. đàn ông 44

23. đinh 1

24. huynh 1

25. huynh đệ 5

26. kim đồng 1

27. lang quân 1

28. nam 23

29. nam nhi 2

30. ngư ông 1

31. ông 119

32. ông bà 1

33. ông ba mươi 1

34. ông Ba Vì 1

35. ông bành tổ 1

36. ông cả 1

37. ông cai 1

38. ông chúa 1

39. ông con trưởng 1

40. ông cống 1

41. ông Di Lặc 1

42. ông Gia Cát 1

43. ông Hộ Pháp 1

44. ông mã 1

45. ông mãnh 1

46. ông nghè 2

47. ông nội 1

48. ông pháo 1

49. ông sấm 1

50. ông sao 1

51. ông sét 1

52. ông sư 4

53. ông thần 1

54. ông thánh 1

55. ông tơ 2

56. ông từ 1

57. ông vải 9

58. ông xã 2

59. phò mã 1

60. phu 13

61. phụ 14

62. phú ông 1

63. quan tri 1

64. quân tử 7

65. rể 19

66. chàng Ngưu 2

67. thằng 45

68. thằng Ngô 1

69. thầy 13

70. thầy đề 1

71. thầy đồ 1

72. thầy tăng 1

73. thầy tu 3

74. thiếu niên 1

75. trai 125

Tổng tần số 1261

Chúng tôi nhận thấy tất cả các từ ngữ về giới nam phổ biến đều được sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt cùng với một số từ ngữ ít gặp hơn.

Trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt có từ ngữ chỉ giới nam, có 75 từ ngữ chỉ giới nam xuất hiện với tần số 1261. Trong đó, từ ngữ chỉ giới nam “chồng” xuất hiện với tần số cao nhất, đến cha, trai, ông; những từ ngữ “thiếu niên, thầy tăng, thầy đề, thầy đồ, thằng Ngô, sư, quan tri, phú ông, phò mã, ông từ, ông thánh, ông thần, ông sét, ông sao, ông sấm, ông sáo, ông nội, ông mãnh, ông mã, ông Hộ Pháp, ông cống, ông di lặc, ông con trưởng, ông chúa, ông cai, ông cả, ông bành tổ, ông ba vì, ông ngư, ông ba mươi, lang quân, kim đồng, huynh, công tử, chàng em vợ, anh em trai, anh em cột chèo, chàng Ngưu” xuất hiện với tần số ít hơn.

Chồng” được Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê định nghĩa như sau:

người đàn ông đã kết hôn, trong quan hệ với vợ

Cha” được định nghĩa như sau: “người đàn ông đã có con trong quan hệ vớ con.

Từ “chồng” xuất hiện với tần số cao nhất chứng tỏ trong quan niệm của người Việt Nam về vai trò của “giới tính đực” trong xã hội cộng đồng là vai trò của người chồng trong mối quan hệ với vợ được quan tâm nhất. Kế đến là từ “cha

là người sinh thành và dẫn đầu của một thế hệ vì vậy cũng được nhắc đến tương đối nhiều.

Có rất nhiều từ cũng có nghĩa là “người đàn ông có con, trong quan hệ với con” như bố, thầy, ba,… Nhưng trong thành ngữ, tục ngữ, “cha” vẫn xuất hiện với tần số cao hơn những từ ngữ cùng mang những nét nghĩa như vậy. Điều này do tính chất toàn dân của từ “cha” mang lại.

Ngược lại, những từ ngữ chỉ giới nam xuất hiện với tỉ lệ thấp nhất (1) được nêu trên đều có cùng nét chung là phạm vi sử dụng trong đời sống cộng đồng rất thấp. Những từ ấy ngoài những nét nghĩa chỉ “giới nam” (giống đực) còn kèm theo những sắc thái riêng biệt chỉ sử dụng ở những trường hợp nhất định. Trong đó có từ ngữ mang tính tôn giáo như ông Di Lặc, ông thánh, ông thần, ông thánh, ông táo, thầy tăng, thầy chùa,…những tên riêng như ông Gia Cát, ông từ, những từ ngữ Hán – Việt với sắc thái trang trọng như lang quân, huynh, kim đồng, phú ông, phò ; những từ ngữ mang tính giai tầng xã hội như, thầy đề, ông cai, ông cả, ông cống, đinh; những từ ngữ mang vai vế huyết thống như ông con trưởng, anh em cột chèo, chàng em vợ, ….

Có những từ ngữ chỉ mang đặc điểm của giống đực như “ông ba mươi, ông Ba Vì, ông sao, ông sấm, ông sét,… Những từ này không phải là những từ ngữ chỉ giới thuần tuý mà chỉ là những từ có tên gọi mang giống. “Ông ba mươi” chẳng qua là tên gọi của cọp, hổ kèm theo sắc thái kính nễ, nguy hại; “ông Ba Vì”

chẳng qua là tên của ngọn núi được nhân hoá mang những đặc tính của giống đực;

tương tự, “ông sao, ông sấm, ông sét” cũng là những trường hợp nhân hoá những sự vật. Nhân hoá trong những trường hợp này đều mang những đặc tính của giống đực:

mạnh mẽ, bản lĩnh,…

Từ trong tiếng Việt không phân chia giống đực – cái nhưng một số sự vật cũng thường được gọi tên với đặc điểm của giống. Trong những trường hợp này, người Việt thường xem những sự vật này chủ yếu mang giống đực, chính vì thế mới có tên gọi ông sao, ông sấm, ông ba mươi,… chứ không gọi bà sao, bà sấm, bà ba mươi,… Chính đặc điểm này cũng khẳng định một phần đặc điểm giới trong tiếng

Việt nói chung và trong thành ngữ, tục ngữ: giới nam được đánh giá cao hơn và mang tính tích cực hơn, khi cần nêu lên một đặc điểm giới nào đó, người Việt thường sử dụng “tính nam”. Đặc điểm này cũng thấy xuất hiện trong tiếng Hán, rất hiếm trường hợp từ ngữ mang tính tích cực có kết hợp của bộ nữ, hay thuộc tính nữ.

Do đó hình thành ngôn ngữ mang tính chất nam tính mạnh mẽ hơn ngôn ngữ mang tính chất nữ tính. Vì trong văn hoá chung của nhân loại, giới nữ mang những đặc trưng của giống gieo rắc tai hoạ. Người viết sẽ trình bày rõ vấn đề này ở những phần sau.

Xét về mặt nghĩa từ điển trong 75 từ ngữ chỉ giới nam xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ có cả những từ mang tính tích cực, tiêu cực và trung hoà, nhưng chủ yếu là những từ ngữ mang tính tích cực hoặc trung hoà. Trong đó từ ngữ mang sắc thái tích cực nhiều hơn cả.

Những từ ngữ mang nét nghĩa tích cực gồm: anh, anh hùng, bác, bố, chàng, chồng, con trai, công tôn, công tử, kim đồng, lang quân, nam nhi, ông xã, phú ông, quan tri, thầy, thiếu niên; những từ mang tính trung hoà như trai, sư, rể, ông, huynh, đàn ông, chú, bố chồng; những từ ngữ mang sắc thái tiêu cực như đinh, thằng,…

2. 2. 1. 2. Từ ngữ trực tiếp chỉ về giới nữ qua ý nghĩa từ vựng

Tương tự như từ ngữ chỉ về giới nam trực tiếp từ ngữ chỉ về giới nữ trực tiếp cũng chủ yếu là danh từ. Từ ngữ chỉ về giới nữ trực tiếp qua ý nghĩa từ vựng xuất hiện 1268 lần trong tổng 1794 đơn vị thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt về giới. Cụ thể trong bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2. Từ ngữ chỉ giới nữ trực tiếp qua ý nghĩa từ vựng Số thứ tự Từ ngữ Tần số xuất hiện

1. nhà trò 1

2. phụ 1

3. ả 8

4. bà 67

5. bà bác 1

6. bà chúa 6

7. bà cô 6

8. bà cốt 4

9. bà dì 1

10. bà đồng 2

11. bà già 5

12. bà góa 1

13. bà hoàng hậu 2

14. bà la sát 1

15. bà lang 1

16. bà lão 4

17. bà ngoại 2

18. bà nguyệt 2

19. bà nội 1

20. bà sư 1

21. bà vãi 4

22. cái 4

23. chị 31

24. chị dâu 1

25. chị em 6

26. chị em dâu 5

27. chị em gái 5

28. cô 16

29. cô ả 1

30. cô đồng 2

31. con chị 8

32. thục nữ 1

33. con dâu 4

34. con Đát kỷ 1

35. con đĩ 2

36. con em 7

37. con gái 33

38. con mẹ 1

39. con mụ 1

40. dâu 37

41. dì 14

42. dì ghẻ 2

43. đàn bà 64

44. đĩ 49

45. gái 187

46. gái đĩ 2

47. gái già 1

48. gái góa 2

49. gái nạ dòng 1

50. giai nhân 2

51. liệt nữ 1

52. mạ 6

53. mẫu 5

54. mẹ 221

55. mẹ chồng 24

56. mẹ già 10

57. mẹ vợ 2

58. mợ 1

59. mụ 3

60. mụ gia 6

61. nạ 2

62. nạ dòng 3

63. nàng 4

64. nàng dâu 10

65. nàng hầu 3

66. nhi nữ 1

67. nữ 27

68. nữ nhi 1

69. o 7

70. phụ 8

71. thê 5

72. thím 1

73. tiểu thư 1

74. vãi 1

75. vợ 300

76. vợ lẽ 2

77. vợ mọn 2

Tổng tần số 1268

Có 77 từ ngữ chỉ giới nữ xuất hiện với tần số 1268. Trong đó, vợ xuất hiện với tần số cao nhất (300), đếnmẹ(221) còn những từ vải, tiểu thư, thím, nữ nhi, mợ, liệt nữ, gái nạ dòng, đứa, con mụ, con Đắc Kỉ, thục nữ, cô ả, chị dâu, bà sư, bà nội, bà la sát, bà goá, bà dì, bà bác, phụ, gái, nhà trò xuất hiện với tỉ lệ thấp.

Trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, “vợ” được định nghĩa là

người phụ nữ đã kết hôn, trong quan hệ với chồng”.

“Mẹ” được định nghĩa như sau: “người đàn bà có con, trong quan hệ với con

Theo định nghĩa trên của từ “vợ”,người viết nhận thấy tính chất của từ này mang nghĩa tốt. Từ đó có thể khẳng định một đặc điểm của từ ngữ chỉ giới

nữ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt. Giới nữ được đánh giá tốt nhất với vai trò của người vợ, trong quan hệ với chồng; người mẹ người nữ có con, trong quan hệ với con. Nhưng dù “vợ” có là từ tốt nghĩa đi nữa nhưng nếu đi vào những quan niệm xấu thì nghĩa tốt ấy càng làm khẳng định sự định kiến giới trong thành ngữ, tục ngữ. Những vấn đề này sẽ được làm rõ ở những vấn đề sau.

Ngược lại, những từ ngữ xuất hiện với tần số thấp nhất đã được nêu ra ở trên cũng được định nghĩa gồm cả những nét nghĩa xấu và cả những nét nghĩa tốt.

Những từ ngữ mang nghĩa tốt như: nữ nhi, thục nữ, liệt nữ, tiểu thư; những từ mang nét nghĩa xấu như gái nạ dòng, con mụ, cô ả, bà goá, bà la sát, nhà trò; những từ mang nét nghĩa trung tính như dì, mợ, bà bác, phụ, vãi, bà nội, chị dâu, bà dì, Những từ ngữ này vừa mang sắc thái trang trọng như những từ Hán - Việt thục nữ, liệt nữ, tiểu thư, phụ; những từ mang tính tôn giáo như vãi; đa số là những từ chỉ quan hệ thân tộc như bà nội, bà dì, bà bác, chị dâu, mợ, dì; một số từ mang sắc thái đánh giá mạnh như mụ, bà la sát, bà goá; cụm từ mang tính tượng trưng cao như con Đát kỷ.

Dựa vào nét nghĩa của 77 từ ngữ chỉ giới nữ, người viết nhận thấy trong 77 từ ngữ đó, chủ yếu là những từ ngữ mang nét nghĩa tiêu cực. Những từ ngữ mang sắc thái tiêu cực gồm ả, bà già, bà goá, bà la sát, cô ả, con Đát kỷ, con đĩ, con mụ, dì ghẻ, gái đĩ, mụ, mụ gia, vợ lẽ, vợ mọn; những từ ngữ mang sắc thái tích cực như vợ, giai nhân, tiểu thư, liệt nữ; những từ ngữ mang sắc thái trung tính nội, bà ngoại, chị dâu, dì, cô,

2. 2.1. 3. Vai trò của từ ngữ trực tiếp chỉ giới trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt

Từ ngữ chỉ giới xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt chủ yếu là những từ ngữ trực tiếp bằng ý nghĩa từ vựng. Có 152 trường hợp, chiếm 59,84 % trong tổng số từ ngữ chỉ giới xuất hiện trong nguồn ngữ liệu. Những từ này có vai trò nhất định trong việc tạo nên ý nghĩa của toàn đơn vị. Mỗi thành tố trong đơn vị thành ngữ, tục ngữ đều mang tính biểu trưng. Ở đây, mức độ biểu trưng của từ ngữ

chỉ giới tường minh dừng lại ở nghĩa trung tâm và nó cũng góp phần tham gia tạo nên những quan niệm mang tính biểu trưng cao, những vấn đề giới tính được phản ánh.

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có những trường hợp sau:

Thứ nhất, các từ ngữ chỉ giới kết hợp với một số yếu tố khác mang tính biểu trưng trực tiếp cho những quan niệm cụ thể nào đó về giới. Trường hợp này, người viết nhận thấy đa số đơn vị thành ngữ, tục ngữ thuộc dạng này.

Trong trường hợp này, một số từ ngữ chỉ giới kết hợp với nhau theo những đặc điểm tương đồng nhất định nào đó để biểu trưng cho những quan niệm cụ thể nào đó về đối tượng mang một giới tính nhất định được nêu ra. Qua thống kê chúng tôi tìm được một số cặp từ ngữ sau: phụ - phụ; vợ - chồng, ông - bà,…

Ví dụ:

Gian phu dâm phụ

Hai yếu tố chỉ giới phu – phụ xuất hiện trong thành ngữ này chỉ đối tượng cụ thể với tính chất trang trọng và thân thiết xét trong mối quan hệ thân thuộc.

Nhưng tính chất tượng trưng của hai yếu tố “gian, dâm” đã làm mất đi mối quan hệ thân thuộc vốn có, thay bằng những tính chất xấu của đối tượng. Những yếu tố đó kết hợp theo những quy tắc ngữ nghĩa thuần tuý với tính chất cân đối và cân bằng nghĩa tạo nên ý nghĩa của toàn đơn vị.

Thứ hai là những đơn vị có chứa từ ngữ chỉ giới xuất hiện với nghĩa tường minh nhưng mang tính biểu trưng cho một sự việc, hiện tượng khác. Chẳng hạn như Ả chức chàng Ngưu

Những cái tên cụ thể của hai đối tượng giới nam và giới nữ được nêu lên mang tính biểu trưng cao, biểu trưng cho một hiện tượng, một vấn đề nhất định, xuất phát từ những điển cố có liên quan. Đơn vị thành ngữ này dùng để biểu trưng cho sự xa cách, ly biệt của đôi lứa yêu nhau, xuất phát từ điển cố: “Nàng tiên Chức nữ kết duyên cùng chàng trai nghèo ở trần gian, sau đó bay về trời. Chồng nhớ vợ tha thiết, bế con lên trời gặp vợ. Để tránh luật trời, Chức nữ phải đặt chồng con vào cái thúng buộc dây thả xuống hạ giới. Trong thúng còn để một nắm cơm và cái

trống, hẹn khi nào đến đất thì đánh trống để Chức nữ ở trên trời biết mà cắt dây.

Giữa lưng chừng, con đói khóc, người chồng lấy cơm cho ăn. Đàn quạ (chim Ô) bay qua, thấy cơm vãi trên miệng trống sà vào mổ. Chức nữ nghe tiếng trống, cắt dây khiến hai cha con rơi xuống đất chết cả. Ngọc Hoàng thương tình, cho người chồng lên trời chăn trâu bên sông Ngân (do vậy gọi là Ngưu lang, hai vợ chồng được gọi là Vợ chồng Ngâu, ông Ngâu bà Ngâu – đọc chệch của Ngưu). Mỗi năm hai vợ chồng chỉ được gặp nhau vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Đàn quạ có lỗi nên vào ngày ấy phải ngậm đá bắc cầu qua sông Ngân (gọi là cầu Ô)”.

Trong đơn vị thành ngữ này, những từ ngữ chỉ giới xuất hiện mang tên một đối tượng cụ thể. Chính hình ảnh tượng trưng của những từ ngữ này đã mang lại tính biểu trưng của toàn đơn vị.

Tương tự, có rất nhiều đơn vị thuộc dạng này: chồng Đông, vợ Đoài; chồng như đó, vợ như hom; chồng đường, vợ sá; con gái có chồng, đàn ông có vợ;…

Những đơn vị thành ngữ, tục ngữ này có điểm chung là thường xuất hiện theo những cặp nhất định và ý nghĩa biểu trưng của toàn đơn vị được thiết lập thông qua phép liên hội ý nghĩa biểu trưng của thành tố bộ phận.

2.2.2. Nhận xét về từ ngữ và tần số xuất hiện của từ ngữ gián tiếp chỉ giới thông qua các biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu giới trong thành ngữ tục ngữ tiếng việt (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)