Chương 3: Giới và sự kỳ thị giới trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
3.2. Biểu hiện sự kỳ thị giới trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
3.2.1. Biểu hiện của sự kỳ thị đối với giới nữ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
3.2.1.5. Sự kỳ thị giới biểu hiện qua cách khắc họa về giới
Khảo sát 1794 đơn vị thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt về giới chúng tôi nhận thấy sự kỳ thị về giới nữ được biểu hiện qua cách khắc họa, cách nói về giới.
Thành ngữ, tục ngữ phản ánh con người, là nơi phản ánh quan niệm về con người.
Giới nữ gắn với tam tòng, tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh). Giới nam gắn liền với những chuẩn mực xã hội mà chế độ phụ hệ đánh giá cao như khỏe, mạnh mẽ, tài năng, lí trí, có ý chí, chủ động, tự lập, biết làm chủ đối với người và vật, gắn với tinh thần quân tử. Tuy nhiên ngay trong quan niệm về giới thì giới nam luôn được xem trọng, được đánh giá cao hơn giới nữ trong tất cả mọi khía cạnh. Hai hình tượng về giới nam và giới nữ trong thành ngữ, tục ngữ vì vậy mà được khắc họa thành những hình ảnh khác biệt. Đứng trên góc độ kỳ thị giới những quan niệm khác biệt về nam và nữ trong xã hội biểu hiện vào thành ngữ, tục ngữ chính là những biểu hiện của sự kỳ thị về giới. Khảo sát ngữ liệu thu thập được chúng tôi nhận thấy sự khắc họa về nam và nữ khác nhau như sau:
• Người nam được khắc họa như một người gắn với tài năng, người nữ lại gắn với đặc điểm cơ thể, sắc đẹp cơ thể.
Chúng ta xét vấn đề này trong cách dùng cách tính từ miêu tả nam và nữ trong những đơn vị có sự cân đối nam - nữ, hoặc trong những đơn vị miêu tả về giới. Có 114 đơn vị thành ngữ, tục ngữ trong đó đặc tả nữ gắn với đặc điểm cơ thể, giới nam gắn với tài năng.
Về nam gắn với tài năng, nữ gắn với đặc điểm cơ thể qua từ ngữ miêu tả chúng tôi tìm được 14 đơn vị thành ngữ, tục ngữ miêu tả giới nam gắn với tài năng trong 114 đơn vị miêu tả về giới: quân tử gian nan, hồng nhan vất vả; chính nhân quân tử; hiền nhân quân tử; trai anh hùng, gái thuyền quyên; trai có tài vô duyên, gái hồng nhan bạc phận; trai tài gái sắc; tài trai gửi rể; đàn ông miệng rộng thì tài, đàn bà miệng rộng điếc tai láng giềng; tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ lấy một chồng; gái đẹp hay phải khóc, trai tài hay phải oan; gái tham tài, trai tham sắc; gái khéo vá vai, trai tài phủ nóc; trai tài gái đảm, anh hùng xuất thiếu niên; anh hùng thục nữ… Chúng tôi thấy trong những trường hợp vừa nêu giới nam luôn được gắn với chữ “tài” (10); từ dùng chỉ về giới nam cũng là những từ thường có ý nghĩa trang trọng bộc lộ tài năng như “quân tử” (3), “anh hùng” (3).
Về nữ cũng có nhận định về tài năng nhưng tỉ lệ không nhiều, chỉ có 1 đơn vị: cân quắc anh hùng. Nhìn chung tỉ lệ miêu tả giới nam gắn với tài năng vượt trội so với nữ.
Trong gia đình người nữ trong vai trò người mẹ thường được miêu tả với những tính chất hiền, dữ, đảm nhưng không bao giờ được miêu tả, khắc họa về mặt tài năng như giới nam trong vai trò người cha. Khảo sát ngữ liệu chúng tôi tìm được nhiều đơn vị nói về người mẹ như: phúc đức tại mẫu; đức hiền tại mẹ; mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con khôn,…Trong khi đó không có đơn vị nào nêu lên cái tài năng dạng “anh hùng” hay “quân tử” như khi nói về vai trò của người nữ trong vai trò người mẹ, trong khi đó giới nam trong vai trò người cha ngoài những đơn vị thành ngữ, tục ngữ miêu tả những đức tính hiền lành, thương con giống như người mẹ còn có một vài từ ngữ chỉ dùng cho người cha, khắc họa người cha bằng những tính từ trang trọng, xây dựng hình tượng giới nam tài năng, oai phong: cha anh
hùng, con hảo hán; cha cưỡi ngựa vào cổng, con cỡi lợn vào chuồng; cha cầm khoáng, con bẻ măng…
Trong khi đó, chúng tôi nhận thấy thành ngữ, tục ngữ miêu tả về giới nữ không mang đậm dấu ấn tài năng như thế mà đậm dấu ấn về đặc điểm cơ thể, đặc điểm bên ngoài, người nữ được miêu tả gắn với chữ “sắc”,chữ “dung”. Đây là ảnh hưởng quan niệm “tứ đức”của Nho giáo. Trong tứ đức có chữ “dung” – là phải có dáng người hòa nhã, gọn gàng, biết tôn trọng hình thức bản thân. Vì trọng chữ dung nên giới nữ được miêu tả, đánh giá nhiều về bề ngoài. Trong thành ngữ, tục ngữ có nhiều đơn vị miêu tả đánh giá bề ngoài của giới nữ.
Đánh giá bề ngoài đẹp có những từ ngữ trực tiếp như đẹp: chớ tham lấy trai lơ biếng việc, chớ tham lấy gái đẹp lười công; vợ đẹp mặt, chồng đau lưng; đẹp như ả chức giáng trần; đẹp như chị Hằng; đẹp như Hằng Nga; đẹp như tranh tố nữ;
vợ đẹp kém ngủ; vợ đẹp càng tổ đau lưng; vợ đẹp con khôn; người đẹp mà nết chẳng đẹp,
Bên cạnh đó sự khắc họa vẻ đẹp giới nữ nói chung bằng hình tượng biểu trưng ước lệ thông biện pháp ẩn dụ cũng là một dạng phổ biến trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt: ả Hằng cung Quảng; Hằng Nga cung Quảng; Hằng Nga cung Quảng; Hằng Nga giáng thế… những đơn vị thành ngữ, tục ngữ loại này cũng chỉ nhằm nêu lên vẻ đẹp bên ngoài của giới nữ.
Đặc điểm cơ thể có tác dụng giúp phân biệt giới nam và nữ: nam tu nữ nhũ Ngoài ra còn có nhiều đơn vị chủ yếu khắc họa chi tiết cơ thể, miêu tả thân thể giới nữ.
Về bộ phận vú, eo, lưng có cả đẹp và không đẹp: vú bánh dày, má bánh đúc; vú thõng dưa gang; vú xếch, lưng eo; vú tày giần; lưng chữ cụ, vú chữ tâm;
lưng eo vú xếch; lưng eo vú đảnh; thắt đáy lưng ong,..
Về da, tóc, mắt, má, môi, khuôn mặt, răng, thân thể: da ngà mắt phượng;
da trắng tóc dài; má đào mày liễu; má đào, phận bạc; má hồng, mệnh/ phận bạc;
má hồng răng đen; má phấn răng đen; má phấn môi son; mặt hoa da phấn; mắt phượng mày ngài; vóc ngọc mình vàng; tóc chấm ngang vai; tóc đuôi gà mày lá
liễu; tóc mây mày nguyệt; trong ngọc trắng ngà; mày ngài/ tằm, mắt phượng/
phụng; mặn phấn tươi son,…
Trong cùng một hành động nhưng từ ngữ đánh giá về nam cũng khác về nữ, nữ chủ yếu đánh giá về chữ trinh tiết (cũng liên quan đến cơ thể):gian phu dâm phụ.
Tâm lý giới nam cũng thích nữ chủ yếu về đặc điểm cơ thể, bộ phận cơ thể nữ: vú đàn bà, quà đàn ông.
Trong kinh nghiệm lấy vợ cũng chú tâm đến đặc điểm cơ thể: bổ củi xem thớ, lấy vợ xem hông.
Giá trị giới đôi khi cũng bị hạ thấp theo bề ngoài đẹp hay xấu mà cụ thể là theo bộ phận vú và hông: cả vú to hông, cho không chẳng thèm.
Người viết còn tìm thấy nhiều đơn vị thành ngữ dùng hình tượng hoa để ẩn dụ cho giới nữ. Hoa chính là biểu tượng cho giới nữ chủ yếu về mặt vẻ đẹp bên ngoài. Các giai đoạn trưởng thành của giới nữ đều được ví với các giai đoạn trưởng thành của hoa. Lúc hoa chưa nở như người con gái mới lớn chưa trưởng thành: hoa còn đang nụ; hoa còn ngậm nụ. Lúc người nữ đang ở vào độ tràn trề sắc hương: hoa xuân phong nhụy; hoa xuân đương nhụy; hoa cười ngọc thốt; hoa dung ngọc mạo,… Đồng thời cũng có nhiều cách nói về nữ giới chủ yếu qua vẻ đẹp bên ngoài:
hoa nhường nguyệt thẹn; đắm ngọc chìm hương nghiêng nước nghiêng thành; quốc sắc thiên hương; quốc sắc thiên tài; sắc nước, hương trời; mặt tươi như hoa; vừa đẹp vừa giòn. Miêu tả hành động của giới nam đối với giới nữ thì giới nữ cũng được ví với hoa, biểu tượng của về mặt cơ thể: ép liễu nài hoa; ghẹo nguyệt trêu hoa…
Hành động giới nữ bị phê phán đó là khi buôn bán thể xác mình: buôn nguyệt bán hoa; buôn phấn bán hương; cười phấn cợt son,…
Số phận, giá trị của giới nữ cũng được so sánh với hoa với ý nghĩa là những thứ thường gắn với hình thức, chỉ có giá trị một thời gian nhất định: cỏ nội hoa hèn, đàn bà như cánh hoa tươi nở chỉ được một thời mà thôi,…
Chữ sắc là quan trọng nên người con gái sẽ bị mất giá trị khi tàn phai nhan sắc: hoa đào tháng ba; hoa nở lỡ thì,…
Đồng thời người con gái sẽ bị xem thường nếu như không biết giữ gìn cơ thể mình trong trắng: hoa mất nhụy lấy gì là thơm. Người con gái chỉ có giá trị nhất khi đang độ xuân, chỉ được coi trọng nhất khi đang phơi phới tuổi xuân như hoa chỉ đẹp một thời nênhoa nở có thì là một đơn vị nhắc nhở đối với những người con gái;
họ đừng để tuổi xuân qua đi một cách lãng phí. Bên cạnh đó cũng có nhiều đơn vị nêu lên quan niệm chữ sắc là quan trọng đối với phái nữ. Tuổi xuân giới nữ chỉ có một, sẽ qua đi theo năm tháng, sẽ tàn phai: con gái có thì; gái có lứa, người ta có thì,…
Trong nhiều hoàn cảnh bị hành hạ đày đọa thể xác, giới nữ phải chịu cảnh vất vả long đong: dãi nguyệt dầu hoa; vùi liễu dập hoa; hoa trôi, bèo dạt,…
Bên cạnh đó cũng có nhiều hình ảnh ẩn dụ về người nữ cũng chỉ chú trọng hình thức bên ngoài: hồng nhan đa truân; hồng nhan bạc mệnh; nặng nợ/
nghiệp má đào; thẹn phấn, tủi hồng; hồng nhan ai kém ai đâu; kẻ xe chỉ thắm, người xâu hạt vàng. Trong đó, ta thấy các hình ảnh giới nữ qua hồng nhan, má đào,… được gợi lên cũng liên quan đến bề ngoài.
Trọng hình thức giới nữ, tập trung miêu tả giới nữ gắn với chữ sắc vì vậy bên cạnh những đơn vị miêu tả vẻ đẹp cũng có nhiều đơn vị thành ngữ, tục ngữ nói lên sự tàn phai nhan sắc của giới nữ: hoa rụng hương bay; hoa sầu liễu rủ; hoa tàn nhị rữa; hoa tàn ngọc nát; hoa tàn nhị úa; hoa thải, hương thừa; hồng rụng thắm rời; hương phai, phấn nhạt; liễu chán, hoa chê; liễu ngõ, hoa tường; nhị rửa hoa tàn; ngọc nát, hoa tàn; ủ dột nét hoa; ủ liễu phai đào; xót liễu vì hoa,…
Ngược lại, trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt không có nhiều đơn vị miêu tả về ngoại hình, đặc điểm cơ thể giới nam. Chúng tôi chỉ tìm thấy 5 đơn vị:
rậm râu sâu mắt, đầu râu tóc bạc, sức dài vai rộng, tu mi nam tử, nam tu nữ nhũ.
Trong đó chúng tôi nhận thấy cách khắc họa về giới nam hoàn toàn khác hẳn giới nữ, chỉ miêu tả về đặc trưng “râu” hay sức vóc. Trong những đơn vị trên không chú trọng hình thức như những đơn vị miêu tả về nữ. Về mặt số lượng với tỉ lệ chênh lệch nhau nhiều như thế cũng đã cho chúng ta thấy cách nhìn nhận về hai giới rất khác nhau.
Kết lại vấn đề này ta có thể lấy hai đơn vị sau: “gái tham tài, trai tham sắc”,và để thấy rằng chữ “sắc”- sắc đẹp có thể luôn được đánh giá khi nam nói về người phụ nữ còn giới nữ lại đánh giá về người nam ở mặt tài năng. Ngay trong đó chúng ta cũng đã thấy người phụ nữ đã không có sự cân xứng với giới nam. “Mắt con trai, tai con gái” cũng vậy, tâm lý người nam chỉ chú trọng về mặt ngoại hình của giới nữ. Quan niệm giới nữ gắn với chữ “dung” đã ảnh hưởng đến cách miêu tả khắc họa về giới nữ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt. Đó là sự tập trung miêu tả về sắc đẹp, ngoại hình giới nữ nhiều hơn so với nam. Nhưng đứng trên góc độ bình đẳng nam nữ hiện nay thì cách miêu tả chủ yếu tập trung phản ánh về mặt thể xác như thế chính là một trong những biểu hiện của sự kỳ thị giới nữ.
• Sự khắc họa giới nữ gắn với thụ động, yếu đuối – giới nam gắn với tính chủ động, mạnh mẽ.
Dùng hình ảnh hoa, liễuẩn dụ cho người phụ nữ cũng chính là nhằm mục đích khắc họa đặc tính thụ động yếu đuối của giới nữ. Bởi đây vốn là những hình ảnh có đặc tính mềm mại, mỏng manh, yếu đuối, thụ động. Trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt có nhiều đơn vị thường lấy hình ảnh hoa, đào, liễu, hạt ngọc, hồng, cọc, cành mai ẩn dụ cho người nữ. Đây là những sự vật vốn có thuộc tính yếu đuối, mảnh mai, thụ động. Người viết tìm thấy 57 đơn vị sử dụng những hình ảnh vừa nêu trên, chẳng hạn: đào tơ liễu yếu; liễu võ mai gầy; hoa sầu liễu rũ; hoa còn đang nụ; hoa xuân phong nhụy; hoài hạt ngọc cho ngâu vầy; hoài hồng ngâm cho chuột vọc; hoài cành mai cho cú đậu; cọc đi tìm trâu; trâu đi tìm cọc chớ đời nào cọc đi tìm trâu… Trong những ví dụ trên ta thấy hình ảnh người nữ được ví với những hình ảnh bất động, yếu đuối, chịu nhiều may rủi trong cuộc đời. Hình ảnh chiếc bách, thuyền trong chiếc bách sóng đào; chiếc bách giữa dòng, thuyền không lái cũng nói lên sự bị động của giới nữ trước cuộc đời khắc nghiệt. Trong khi đó hình ảnh ẩn dụ về giới nam lại luôn là những hình ảnh to lớn mạnh mẽ như tùng (cây thông – một hình ảnh to lớn, mạnh mẽ): núp bóng tùng quânvà chủ động, vận động như, bướm, ong, ngâu, chuột, trâu, cú….. Những hình ảnh trên là những sự vật gắn với đặc tính mạnh mẽ, chủ động cho dù là sự vật đó được miêu tả trong đơn vị
với nghĩa tiêu cực hay tích cực: trâu đi tìm cọc chớ đời nào cọc đi tìm trâu (tích cực); bướm chán ong chường; hoài hạt ngọc cho ngâu vầy; hoài cành mai cho cú đậu; hoài hồng ngâm cho chuột vọc,… Các cách nói: chân yếu tay mềm; đàn bà chân yếu tay mềm; quần vận yếm mang,…đều có chung sự kỳ thị về nữ như những trường hợp trên.
Bên cạnh đó, về mặt ngôn từ cụ thể người viết nhận thấy động từ
“cưới” trong các cặp từ “cưới vợ” cũng cho thấy người nam là người chủ động, chỉ người nam cưới người nữ chứ không có trường hợp ngược lại. Chúng tôi tìm thấy trong thành ngữ 12 đơn vị nói về người nam cưới người nữ chứ không tìm được trường hợp ngược lại với cụm từ “cưới chồng”. Tiêu biểu như: cưới vợ không cheo, mười heo cũng mất/ tiền gieo xuống sông; cưới vợ không cheo như chèo nghèo không mấu; cưới vợ mù như tu trọn kiếp; cưới vợ tháng hè, bò què tháng sáu; cưới vợ thì cưới liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ gièm pha. Đồng thời về mặt ngôn từ dành cho giới như người viết đã từng nói trong phần trên, ngôn ngữ nói về nữ cũng thường là những từ ngữ (tính từ, động từ) miêu tả giới nữ gắn với tính thụ động, nhút nhát. Bẽn lẽn/ khép nép/ e thẹn như gái mới về nhà chồng thuộc vào dạng vừa nêu. Trong quan hệ vợ chồng chỉ người chồng mới có quyền dạy vợ: dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về; dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về,… còn người vợ chỉ có “khuyên” chồng chớ không được làm gì hơn: giết chó khuyên chồng. Do quan niệm chồng có quyền lực, địa vị quan trọng, chủ động, mạnh mẽ hơn vợ nên khi có người vợ nào lấn lướt chồng bị xem là không tốt, liền bị phê phán: gái bắt nạt chồng em chẳng có ngoan
Ngay trong hành vi tỏ tình, tìm người yêu nữ cũng phải thụ động, nam chủ động mới được cho là đúng. Ta thấy hai hình ảnh quen thuộc cọc và trâu dùng để ví với người nữ và người nam. Trong đó nữ là cọc và nam là trâu thì người nam được miêu tả chủ động như “trâu đi tìm cọc chứ đời nào cọc đi tìm trâu” khi “cọc đi tìm trâu” là hàm ý chê bai người nữ quá chủ động. Như vậy ngay trong quan niệm về hành vi, nam được quan niệm là có hành vi chủ động, nữ bị động.
Tóm lại, các hình ảnh về nữ luôn gắn liền với những hình ảnh yếu đuối, thụ động: hoa, liễu, hạt ngọc, hồng, cành mai, cọc đối lập với hình ảnh giới nam là những hình ảnh luôn chủ động: trâu, ngâu, chuột, bướm, ông, tùng,…
Hành vi nữ phải thụ động, chịu đựng, chỉ giới nam chủ động mạnh mẽ.
Trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt phản ảnh nhiều về mối quan hệ vợ chồng.
Trong đó người viết tìm thấy nhiều đơn vị miêu tả giới nam gắn với sự chủ động, lấn lướt và giới nữ gắn với sự bị động, chịu đựng.
Khảo sát ngữ liệu người viết nhận thấy trong những đơn vị như: chồng tới vợi lui; chồng giận thì vợ bớt lời; chồng tới vợ lui, chồng hòa vợ thuận; chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê; chồng giận thì vợ làm lành;
chồng tới thì vợ phải lui, chồng giận vợ giận thì dùi nó quăng thì vai trò người chồng luôn được miêu tả ở thế chủ động, lấn lướt đối lập với người vợ là sự nhẫn nhịn, chịu đựng.
Trong quan hệ vợ chồng không may chồng mất, người vợ cũng không được lấy chồng khác mà phải “thủ tiết, chực tiết” thờ chồng nuôi con. Đây tuy là một đức tính tốt của người phụ nữ, chung thủy với chồng nhưng nhìn trên góc độ bình đẳng thì nữ phải chịu sự ràng buộc rất lớn của nề nếp gia phong của dư luận xã hội, phải thụ động chấp nhận số phận mà không có một quyền lựa chọn. Trong khi đó cũng trong tình trạng như thế thì giới nam lại được tự do thoải mái, ít phải chịu cảnh “thờ vợ nuôi con”, họ có thể tự chọn cho mình một cuộc sống mới hoặc là gà trống nuôi con hoặc là lấy vợ khác mà ít bị phê phán.
Ngoài ra, người viết cũng tìm thấy nhiều đơn vị khác trong đó miêu tả nam giới trong tư thế chủ động oai phong, tự chủ còn nữ giới lại phụ thuộc: trai tay không chẳng thèm nhờ vợ, gái ruộng đợ phải ăn mày chồng; trai tay không chẳng thèm nhờ vợ, trăm mẫu ruộng đợ cũng tiếng nhờ chồng, lấy chồng nhờ hồng phúc nhờ chồng;trăm cái phúc nhà vợ không bằng một cái nợ nhà chồng; lấy chồng ăn mày chồng, chồng dữ thì em mới lo, mẹ chồng dữ đánh co mà vào; phu xướng phụ tùy; tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử,…
• Giới nữ thường bị miêu tả gắn với những hiện tượng tiêu cực