Các thuyết về quyền hội nhập

Một phần của tài liệu Công Tác Xã Hội Với Trẻ Em (Trang 20 - 34)

BỐI CẢNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM

2. CHẾ ĐỘ GIA TRƯỞNG CỦA NHÀ NƯỚC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CỦA PHƯƠNG TÂY

2.3. Các thuyết về quyền hội nhập

Hai thuyết nổi tiếng về quyền trẻ em thuộc về Michael Fretrean (1983) và John Eekelaar (1986). Dù có những điểm trùng lắp đáng kể giữa hai thuyết nhưng có thể nêu ra những nét đại cương của cả hai lý thuyết này vì chúng đặc biệt có ích cho việc hình thành những khái niệm cơ bản về quyền.

a. Lý thuyết về chủ nghĩa kiểm soát người dân theo kiểu gia trưởng tự do của Michael Fretrean

Fretrean ủng hộ tầm quan trọng của việc nghĩ đến trẻ em như những người có quyền sở hữu quyền của mình hơn là vì yêu thương hay từ thiện. Lý thuyết về quyền của ông được xây dựng trên việc đảm bảo rằng trẻ em cần phải tham gia trong việc lấy quyết định càng nhiều càng tốt, kết hợp với chủ nghĩa quyền gia trưởng tự do, dựa trên cơ sở.

Với tư cách là trẻ em, loại hành động hay hành vi nào nhân viên xã hội mong muốn được bảo vệ dựa trên giả định rằng nhân viên xã hội muốn thành người lớn độc lập một cách hợp lý và có khả năng quyết định về những hệ thống kết quả như một con người có lý trí và tự do. Nhân viên xã hội sẽ chọn những nguyên tắc khuyến khích trẻ em trở thành người lớn độc lập. (Fretrean 1983 : 57).

Trên cơ sở này, Fretrean đưa ra 4 loại quyền :

• Quyền an sinh. Đây là loại quyền rõ ràng nhất và chỉ ra một loạt những đòi hỏi

“tuổi thơ hạnh phúc” như đã được định ra trong Bản tuyên bố Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em (nay được thay bằng Công ước quốc tế). Những đòi hỏi này bao gồm quyền được học hành, dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe, và không phân biệt đối xử.

• Quyền được bảo vệ. Trái với quyền an sinh, loại thứ hai này liên quan tới việc bảo vệ trẻ em khỏi sự nguy hại, chẳng hạn như ngược đãi, thiếu chăm sóc và bóc lột, lạm dụng. Quyền được bảo vệ là quyền cho trẻ em được hưởng tiêu chuẩn chăm sóc tối thiểu. Quyền này dựa trên giả định rằng trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương cần sự bảo vệ của cha mẹ hoặc của nhà nước nếu cha mẹ không làm được.

• Quyền được đối xử như người lớn. Fretrean thuyết phục rằng sự đối xử khác nhau giữa trẻ em và người lớn dựa trên sự khác biệt tuyệt đối về tuổi tác là phân

biệt đối xử. Ông cho rằng trẻ em cần được đối xử như người lớn dựa trên nền tảng công bằng xã hội. Ông không theo lập trường chủ nghĩa giải phóng của các tác giả thập niên 1970, những người đã hủy bỏ tất cả sự phân biệt giữa trẻ em và người lớn. Thay vào đó ông cho rằng sự khác biệt về tuổi tác cần phải được xem xét liên tục, những quyết định về khả năng của từng cá nhân trẻ phải được thực hiện từng trường hợp một. Như nhân viên xã hội sẽ thấy, đây là cách tiếp cận tương tự với sự hình thành khả năng theo Gillick đã được phát triển trên thập kỷ qua.

• Quyền chống lại cha mẹ. Loại quyền thứ tư này đặt cha mẹ vào vai trò của người đại diện cho trẻ em. Fretrean cho rằng trong những quyết định chính yếu thì quyết định của cha mẹ cần có quyền lực và ảnh hưởng nhưng chỉ khi nó phù hợp với sự lượng giá “khách quan” xem những quyết định đó có ngang hàng với “sản phẩm xã hội ban đầu” của trẻ em hay không, đó là những gì mà bất cứ một người nào có lý trí cũng muốn theo đuổi. Nếu không thì một cơ quan bên ngoài phải thay thế vai trò đại diện của cha mẹ.

b. Lý thuyết về quyền trẻ em của John Eekelaar

Cũng như Fretrean, John Eekelaar (1986) hình thành một khuôn mẫu về quyền dựa trên việc suy đoán “nhìn lại cái gì đứa trẻ đã từng muốn khi nó đạt tới vị trí trưởng thành” (1981 : 170). Eekelaar nhận diện 3 loại quyền lợi làm nền tảng cho quyền :

• Quyền lợi cơ bản nói đến tiêu chuẩn chăm sóc tối thiểu (thể chất, tình cảm, trí tuệ). Cha mẹ / người chăm sóc được yêu cầu phòng ngừa để tránh những nguy hại đến sự phát triển của trẻ em. Nơi nào cha mẹ không hoàn thành được trách nhiệm của mình, thí dụ trong những trường hợp ngược đãi hay bỏ bê, thì nhà nước có thể can thiệp.

• Quyền lợi phát triển đòi hỏi cha mẹ và nhà nước đảm bảo rằng tất cả mọi trẻ em đều có cơ hội như nhau để tiếp cận tối đa với những nguồn lực sẵn có trong thời tuổi thơ.

• Quyền độc lập nói đến “sự tự do lựa chọn cách sống và quan hệ xã hội theo khuynh hướng không bị kiểm soát bởi uy quyền của thế giới người lớn, dù đó là cha mẹ hay cơ sở chăm sóc”. Eekelaar cho rằng quyền độc lập dù quan trọng cũng phải đi sau quyền phát triển và cơ bản dựa trên cơ sở là trẻ em, khi chúng là người lớn, sẽ ủng hộ quyền căn bản và phát triển trước quyền độc lập nếu có sự xung đột, mâu thuẫn giữa các quyền.

Khuôn mẫu quyền trẻ em được hình thành do Fretrean và Eekelaar thật thú vị bởi vì họ nhấn mạnh đến loại quyền mà trẻ em được hưởng. Trẻ em có quyền độc lập và tham gia cũng như phát triển và bảo vệ. Cả hai đều nhận ra quyền độc lập và những quyền khác có thể đụng nhau và họ cho rằng trong những trường hợp như thế sự quyết định của người lớn về điều tốt nhất cho trẻ sẽ có giá trị hơn ước muốn của trẻ. Như nhân viên xã hội sẽ thấy Công ước của Liên hiệp quốc và Đạo luật trẻ em 1989 sẽ lại cho trẻ em “quyền an sinh” và quyền tham gia, sau cùng thì quyền an sinh là quyền có quyền lực và ảnh hưởng nhất.

c. Công ước của Liên Hiệp Quốc

Sau 10 năm bàn thảo và cân nhắc, Công ước được Đại Hội Đồng Liên hiệp Quốc chấp thuận vào ngày 20 tháng 10 năm 1989. Cho đến nay, Công ước đã được phê chuẩn bởi hơn 150 quốc gia trên khắp thế giới ; đó là một Công ước quốc tế được phê chuẩn nhanh nhất và rộng rãi nhất. Công ước gồm 41 điều khoản về các vấn đề ảnh hưởng đến trẻ em. Những quyền này được chia thành 4 nhóm : quyền được chăm sóc hay bảo vệ, tham gia, chống phân biệt đối xử và quyền được phát triển tốt nhất. (Hammarberg 1995).

d. Quyền an sinh/được bảo vệ

Điều khoản 3 của Công ước của Liên Hiệp quốc quy định quyền an sinh và được bảo vệ của trẻ em. Điều khoản có hai thành phần chủ yếu. Thành phần thứ nhất nhấn mạnh rằng nhà nước và các định chế tư nhân phải có sự quan tâm trước tiên vì lợi ích tốt nhất của trẻ em trong công tác của họ. Thành phần thứ hai là nhà nước đảm bảo rằng trẻ em được bảo vệ và chăm sóc đầy đủ, quy định có liên quan tới quyền và bổn phận của người chăm sóc trẻ. Điều khoản 19 đòi hỏi nhà nước phải có biện pháp về pháp luật, quản trị, giáo dục và xã hội thích hợp để bảo vệ trẻ em chống lại sự bóc lột lạm dụng, ngược đãi, bỏ bê của cha mẹ hay người chăm sóc. Nó cũng đòi hỏi nhà nước phải có các thủ tục hữu hiệu để ngăn ngừa, nhận diện, điều tra và trị liệu những trường hợp nêu trên.

e. Quyền được phát triển tốt nhất

Công ước của Liên Hiệp Quốc còn đi xa hơn những nỗ lực bảo vệ trẻ em, điều khoảng 6.2 đòi hỏi nhà nước thúc đẩy sự phát triển tốt nhất của trẻ em :

Các quốc gia thành viên phải đảm bảo đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em.

Công ước nhận ra rằng trẻ em được chăm sóc tốt nhất trong gia đình của chúng (Điều khoản 5 và 18) nhưng đòi hỏi nhà nước phải cung cấp “sự hỗ trợ thích hợp” cho người chăm sóc và phát triển các dịch vụ chăm sóc trẻ em (Điều khoản 18.2). Sự bất bình đẳng to lớn trong an sinh vẫn còn tiếp tục giữa các nước nghèo và nước giàu cho nên không phải nước nào cũng sẽ có thể cung ứng được các chính sách xã hội hỗ trợ cho trẻ em ; những gì điều khoản 4 đòi hỏi là các chính phủ chịu trách nhiệm có những biện pháp để thúc đẩy quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em ở “mức tối đa của các tài nguyên sẵn có của họ”.

f. Quyền tham gia.

Công ước Liên Hiệp Quốc thúc đẩy mạnh mẽ quyền trẻ em tham gia vào việc lấy quyết định, dù rằng mức độ bày tỏ quan điểm của trẻ sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi và sự trưởng thành của trẻ. Điều khoản 12 nói rằng :

Các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền bày tỏ những quan điểm đó về tất cả mọi vấn đề có tác động đến trẻ em, những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng phù hợp với độ tuổi và độ trưởng thành của trẻ em.

Công ước Liên Hiệp Quốc đưa ra một loạt quyền riêng tư khác, các quyền củng cố vị thế của đứa trẻ như một chủ thể độc lập hơn là khách thể thụ động, và là một thành tố cần thiết của quyền trẻ em. Các quyền này gồm quyền có bản sắc (tên và quốc tịch lúc sinh ra ; Điều khoản 7 và 8), quyền tự do bày tỏ ý kiến và thông tin (Điều khoản 13), quyền tự do tư tưởng và hội họp (Điều khoản 14 và 15), quyền riêng tư (Điều khoản 16) và quyền về văn hóa (Điều khoản 30).

g. Quyền không phân biệt đối xử

Công ước Liên Hiệp Quốc đưa ra 2 quy định quan trọng về sự phân biệt đối xử. Đầu tiên đòi hỏi những quyền được tuyên bố trong Công ước Liên Hiệp Quốc áp dụng cho tất cả mọi trẻ em không phân biệt (Điều khoản 2). Để tăng cường sự thực hiện này Công ước Liên Hiệp Quốc đưa ra những quy định cụ thể về những nhóm trẻ em đặc biệt chịu thiệt thòi :

Các quốc gia thành viên thừa nhận rằng trẻ em khuyết tật về tinh thần hay thể chất cần được hưởng một cuộc sống trọn vẹn và tử tế trong những điều kiện đảm bảo nhân phẩm, thúc đẩy khả năng tự lực, và tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tham gia tích cực vào cộng đồng. (Điều khoản 23.1).

Ở những quốc gia có tồn tại những nhóm thiểu số về chủng tộc, tôn giáo hay ngôn ngữ hoặc có những người gốc bản địa, đứa trẻ thuộc một nhóm thiểu số như thế hoặc là người bản địa sẽ không bị khước từ quyền, cùng với những thành viên khác trong cộng đồng của mình, được hưởng nền văn hóa của mình, được tuyên bố và được theo tôn giáo của mình và sử dụng tiếng nói của mình.

Đã phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc, chính phủ Anh Quốc buộc phải hành động theo quy định của Công ước. Tuy nhiên, Công ước Liên Hiệp Quốc chưa kết hợp với luật pháp trong nước, cho nên những quyền cụ thể quy định trong Công ước không thể thi hành được trong những phiên tòa của quốc gia (Bainham 1993 : 607 - 8). Tuy thế, Công ước Liên Hiệp Quốc yêu cầu các chính phủ làm những báo cáo về sự tiến bộ của việc thực hiện Công ước cho Ủy ban Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em. Trong khi chính phủ Anh Quốc làm những báo cáo theo yêu cầu của Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1994 thì các tổ chức tự nguyện cũng đã làm việc một cách hiệu quả để phân tích mức độ chấp hành và tiếp tục vận động hành lang cho việc thực hiện Công ước có hiệu quả (xem CEDRU 1994 về phân tích toàn diện mức độ mà Anh Quốc chấp hành Công ước Liên Hiệp Quốc, và cả Newell 1991). Chính phủ Anh quốc biện luận rằng Đạo luật trẻ em 1989 chấp hành và phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc nên nhân viên xã hội quay trở lại với Đạo luật trẻ em 1989.

h. Đạo luật trẻ em 1989

Giống như Công ước Liên hiệp quốc, Đạo luật trẻ em 1989 xuất hiện sau một thời gian dài, thảo luận và cân nhắc dựa vào các nguồn (gồm điều tra quần chúng, Hội đồng luật và quốc hội). Lại cũng giống Công ước Liên hiệp quốc, một số thành viên có quan tâm gồm các nhóm người chuyên nghiệp và các tổ chức phong trào và tự nguyện, tham gia vào việc vận động hành lang khi chuyển đạo luật qua quốc hội (xem Parton 1991 về lịch sử chi tiết của Đạo luật). Những nguồn lực khác nhau này được phản ảnh trong những quy định rộng rãi và mâu thuẫn tiềm ẩn của Đạo luật

(xem phần dưới). Tuy vậy, Đạo luật đã được chào đón như một bước chính yếu tiến tới quyền trẻ em, nhất là quyền tham gia hay độc lập (Thí dụ Newell 1991 : xiii ; Franklin 1995 : 3). Trong phần này nhân viên xã hội sẽ xem xét Đạo luật trẻ em 1989 đối với 4 nhóm quyền - bảo vệ, phát triển tốt nhất, tham gia và không phân biệt đối xử - được Công ước Liên hiệp quốc thúc đẩy.

i. Quyền an sinh/được bảo vệ.

Một quan tâm chính của Đạo luật trẻ em 1989 là đảm bảo rằng trẻ em có quyền được chăm sóc và bảo vệ đầy đủ. Điều này được xử lý bằng 2 cách : thứ nhất là bằng cách đòi hỏi rằng sự an sinh của trẻ là sự quan tâm hàng đầu khi tòa án lấy quyết định, và thứ hai là bằng cách quy định khung luật pháp để bảo vệ trẻ em.

Phần tương ứng của Đạo luật trẻ em với nguyên tắc vì “lợi ích tốt nhất cho trẻ em” trong Công ước Liên hiệp quốc là nguyên tắc an sinh đòi hỏi rằng “an sinh của trẻ phải là quan tâm đầu tiên của tòa” khi nào tòa quyết định những vấn đề chăm sóc hay nuôi nấng trẻ. Nguyên tắc an sinh áp dụng trong chăm sóc trẻ và các vụ kiện nguy cấp, các cuộc tranh chấp giữa cha mẹ. Trong khi tòa án có thể xem xét tới những yếu tố khác thì các vấn đề phải được quan tâm đặc biệt là :

a) Ước mơ và cảm xúc có thể xác minh được của đứa trẻ (được xem xét theo độ tuổi và sự hiểu biết) ;

b) Những nhu cầu học tập, tình cảm và thể chất của trẻ ;

c) Tác dụng có thể có đối với trẻ do bất kỳ thay đổi nào trong hoàn cảnh của trẻ ; d) Tuổi tác, giới tính, trình độ và bất kỳ đặc điểm nào của trẻ mà tòa án cho là có

liên quan ;

e) Bất kỳ sự nguy hại nào mà trẻ phải chịu hoặc có nguy cơ sẽ chịu ;

f) Khả năng của mỗi cha mẹ, và bất kỳ người nào khác có liên quan mà tòa án xem xét vấn đề có liên quan, đáp ứng nhu cầu của trẻ như thế nào.

g) Các loại quyền lực có sẵn đối với tòa án dưới đạo luật này trong các vụ kiện. [ mục 1 (3) ]

Có điều xác đáng vững vàng là tòa án tin rằng trẻ em được chăm sóc và bảo vệ tốt nhất trong gia đình của chúng. Khái niệm mới về “trách nhiệm của cha mẹ”

nói lên nỗ lực vượt ra khỏi quan điểm xem em trẻ như vật sở hữu theo khái niệm cũ về “quyền của cha mẹ”. Trách nhiệm của cha mẹ được định nghĩa là “tất cả quyền, bổn phận, quyền lực, trách nhiệm, và quyền hành mà luật pháp quy định một người cha của đứa trẻ trong quan hệ với đứa trẻ và quyền sở hữu của trẻ. Sự chăm sóc trẻ và quyền riêng tư mà tòa cho là đúng đắn được tăng cường thêm nữa bởi quy định

“can thiệp tối thiểu” [mục 1 (5)], để ngăn ngừa tòa án ra những lệnh có liên quan tới trẻ trừ trường hợp ra những lệnh như thế sẽ tốt hơn cho đứa trẻ.

k. Quyền được phát triển tốt nhất

Những quy định trong Đạo luật trẻ em 1989 thúc đẩy quyền trẻ em được phát triển tốt nhất được hình thành hạn chế hơn quyền trẻ em được bảo vệ. Tiếp cận ở nhà, giáo dục, sức khỏe và hỗ trợ thu nhập phần lớn nằm ngoài phạm vi của Đạo luật trẻ em, dù rằng tiết 27 cho phép chính quyền địa phương yêu cầu sự giúp đỡ của các cơ quan bao gồm các lĩnh vực giáo dục, nhà ở, y tế cung ứng những dịch vụ hỗ trợ theo phần III của Đạo luật. Như nhân viên xã hội đã thấy cũng giống như Công ước Liên hiệp quốc, Đạo luật trẻ em nhấn mạnh rằng cha mẹ thường là người chăm sóc tốt nhất cho con cái của mình. Đây là một hành động tích cực cho trẻ em. Điều kém vui là vai trò bị hạn chế tiếp nhận các dịch vụ để hỗ trợ những nỗ lực của cha mẹ tạo những cơ hội phát triển tốt nhất có thể được cho con cái họ. Eekelaar (1991) trong cuộc thảo luận ban đầu về Đạo luật trẻ em đã nêu ra ý nghĩa của “trách nhiệm của cha mẹ” thay đổi như thế nào từ trách nhiệm của cha mẹ làm đầy đủ bổn phận đối với trẻ sang trách nhiệm chăm sóc trẻ thuộc về cha mẹ thay vì thuộc về nhà nước. Do vậy, trong khi nhà nước nhận ra tầm quan trọng của gia đình đối với trẻ em thì lại ít nhận ra sự quan trọng của các dịch vụ đối với gia đình - Sự chăm sóc của trẻ em phần lớn vẫn là trách nhiệm riêng tư và cá nhân.

Bất hạnh được định nghĩa là :

Một phần của tài liệu Công Tác Xã Hội Với Trẻ Em (Trang 20 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)