TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN TUỔI THƠ
4. Tuổi thanh thiếu niên
4.3. Các hành vi nội tâm hóa và ngoại tâm hoá
Mặc dù chứng cớ hiển nhiên là chỉ có một số nhỏ thiếu niên trải qua sự rối loạn nghiêm trọng nhưng nhóm này lại thường gây ra mối bận tâm cho nhân viên xã hội. Ở nơi nào có vấn đề trong việc dàn xếp các trách nhiệm của thanh thiếu niên thì có thể có ích để nghĩ về những đáp ứng đối với sự căng thẳng về hành vi nội tâm hóa và ngoại tâm hóa. Mặc dù những hành vi này không phải là những loại hoàn toàn riêng biệt với nhau nhưng chúng giúp để hiểu được cơ chế tâm lý có liên quan.
Một trong những rối loạn nội tâm hóa đáng lo nhất ở tuổi thanh thiếu niên là trầm cảm, có vẻ như gia tăng đáng kể trong những năm của tuổi thanh thiếu niên, nhất là ở độ tuổi 15 đến 19. Trầm cảm là một sự buồn tẻ có liên quan tới cảm giác không có quyền lực hay vô dụng và mất niềm vui thú trong cuộc sống hơn là không có cuộc sống hạnh phúc rõ ràng. Kutter và Kutter (1993) dẫn ra chứng rối loạn mang tính trầm cảm ở tuổi thanh thiếu niên có liên quan :
• Suy nghĩ tiêu cực về thế giới và tương lai (tự trách mình, không có giá trị và không có hy vọng).
• Tổn thương về mặt xã hội (bị giảm thiểu khả năng làm việc và giải trí).
• Triệu chứng suy nhược (mất ngủ, ăn không ngon và chậm phát triển về tâm thần vận động hay xúc động).
Trầm cảm là đặc điểm thông thường của tự tử, và tỷ lệ tự tử và có ý định tự tử tăng trong những năm của tuổi thanh thiếu niên, nhất là 15 đến 19 tuổi. Tỷ lệ tự tử ở nam thiếu niên cao hơn nữ một cách đáng kể, trong khi đó tỷ lệ có ý định tự tử ở nữ cao hơn. Có ý định tự tử luôn phải được xem xét cẩn trọng không chỉ như một dấu
hiệu của sự đau buồn về tình cảm mà còn bởi vì nhiều người tự tử đã có những mưu tính tự tử trước đó.
Những khó khăn về tình cảm ở thanh thiếu niên thường có dính líu tới các vấn đề ở trường học. Những người chưa đạt được như mong muốn chịu đau khổ lớn lao trong hệ thống xem trọng sự thành công trong học tập. Trẻ em đã trải qua sự thiệt thòi về tình cảm hay thể chất đều có thể làm chưa được như mong muốn và cảm thấy càng bị từ chối và loại ra ngoài lề ở trường. Trẻ em ở những nhà nuôi hộ và cơ sở nuôi tập trung đã cảm thấy “khác”, và những đường lối của nhà trường kết hợp với sự chưa thành đạt có thể dẫn đến sự khó khăn về hành vi và cảm xúc nghiêm trọng.
Mối quan tâm mới đây nhất liên quan tới hành vi nội tâm hóa nối kết với sự gia tăng rối loạn ăn uống, mà các trẻ gái có nguy cơ nhiều hơn các trẻ trai. Như với các lĩnh vực phát triển khác, dường như là có sự trộn lẫn phức tạp về các yếu tố nguyên nhân tâm lý và xã hội ở đây, với hình ảnh của cơ thể và giá trị xã hội về sự thon thả là quan trọng (Attie và Brooks - Gunn 1989). Các trường hợp liên quan tới rối loạn về ăn uống đã làm tăng sự khó xử nghiêm trọng đối với nhân viên xã hội, bác sĩ và tòa án khi phải làm những phán xét xem trọng lượng của một trẻ gái ở tuổi thanh thiếu niên có hạ thấp một cách nguy hiểm không hoặc buộc phải chấp nhận trị liệu trái với ý muốn của trẻ.
Điều khiển sự rối loạn và những hành động chống xã hội có thể được mô tả như những hành vi ngoại tâm hóa. Các hành động phạm pháp không quan trọng là rất thông thường và đối với hầu hết các thiếu niên đây là một giai đoạn chuyển đổi.
Thiếu niên phô diễn liên tục hành vi chống xã hội và phạm pháp có thể là thành viên của những nhóm đồng đẳng mà trong đó hành vi này là một quy chuẩn văn hóa, hay chúng có thể là những người lẻ loi không được xã hội hóa có những vấn đề tâm lý phức tạp hơn. Với việc lạm dụng ma túy và rượu, các hành động phạm pháp như thế ngày nay thông thường trong thanh thiếu niên đến nỗi nhân viên xã hội cần phải xem xét kỹ bối cảnh tâm lý xã hội để xác định tầm nghiêm trọng của những hành vi như
thế trong cuộc sống của một thiếu niên. Họ cũng cần phải gần gũi trẻ đủ để hình thành hành vi có ý nghĩa đối với trẻ.
Tóm lại :
• Tuổi thanh thiếu niên là thời gian chuyển đổi nhưng không nhất thiết phải là thời của xung đột. Sự hình thành bản sắc của một người lớn và khả năng quyết định về cuộc sống ngày càng tăng làm cho giai đoạn này trở nên không ổn định và thay đổi.
• Nhóm đồng đẳng có một ảnh hưởng rất mạnh mẻ, nhưng sự ràng buộc của gia đình vẫn còn rất quan trọng đối với hầu hết các trẻ. Các trẻ vẫn còn cần những mối quan hệ gắn bó. Đối với một số trẻ ở tình trạng rối loạn có ít tài nguyên và có thể bị gia đình từ chối, trường học loại trừ thì nhân viên xã hội cần phải biết đến nhu cầu cần có một nền tảng vững chắc của các trẻ. Trong một số trường hợp, có thể chính nhân viên xã hội là người cung cấp nền tảng này bằng sự quan tâm tin cậy và kiên định đối với trẻ.
• Vào cái thời điểm mà trẻ từ bỏ gia đình, các trẻ sẽ tiếp tục lệ thuộc hình bóng của gia đình. Các trẻ được chăm sóc tập trung sẽ cần sự giúp đỡ thêm, cả trong việc hình thành bản thân một cách thực tế, và quan trọng hơn nữa là trong việc có được nền tảng tình cảm vững chắc. Các trẻ đã trải qua hoàn cảnh không may, nhất là bị ngược đãi, thiếu chăm sóc và tự trọng thấp có thể thấy việc thay đổi bản chất gia đình và các mối quan hệ đồng đẳng rất căng thẳng. Chúng có thể phản ứng bằng hành vi nội tâm hóa hay ngoại tâm hóa hay cả hai. Hiểu biết tiến trình phát triển và bối cảnh tâm lý xã hội là cần thiết.
• Về mặt phát triển, thanh thiếu niên có thể có trách nhiệm hơn đối với những quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng là phù hợp. Tuy nhiên, hầu hết các trẻ vẫn tiếp tục cần có cơ hội để tham khảo ý kiến người lớn mà các trẻ tin
tưởng và có thể cư xử một cách tôn trọng và hỗ trợ các trẻ trong việc bày tỏ ước muốn và cảm xúc của chúng.
PHẦN IV
Trẻ em, gia đình và các nhu cầu đặc biệt
1. Nhận biết nhu cầu của trẻ1
Theo những nhà chuyên môn, để nhận biết nhu cầu và hiểu được nhiều khía cạnh khác nhau trong nhân cách của trẻ, nhân viên xã hội phải đứng trên quan điểm phát triển, đặc biệt là khi làm việc với trẻ em đang khủng hoảng. Điều quan trọng là cần quan tâm đến những điều kiện vật chất và môi trường xã hội xung quanh trẻ cũng như có sự trao đổi thích hợp để hiểu quan điểm và thế giới riêng của trẻ. Sự hiểu biết về các nhu cầu của trẻ sẽ giúp nhân viên xã hội giải quyết được các vấn đề của trẻ đang khủng hoảng một cách thích hợp.
Trẻ em được sinh ra với những nhu cầu sinh lý, tình cảm và nhận thức như nhau. Nếu nhìn sự phát triển của trẻ qua các nền văn hóa khác nhau, nhân viên xã hội sẽ dễ cho rằng những nhu cầu này có tính chất toàn cầu. Nên lưu ý là mỗi xã hội, mỗi nền văn hóa sẽ đáp ứng những nhu cầu của trẻ với những phương cách phù hợp trong những điều kiện tinh thần, kinh tế, xã hội và chính trị khác nhau. Nhân viên xã hội dùng sự giải thích các nhu cầu của trẻ như một công cụ để xem xét vị trí và môi trường của trẻ. Những nhu cầu căn bản của trẻ bao gồm :
o Nhu cầu sinh lý (nhu cầu cơ thể)
o Nhu cầu được an toàn và được yêu thương o Nhu cầu nhận thức
o Nhu cầu tự khẳng định o Nhu cầu trách nhiệm
1 Viết theo Joachim Welp, Trẻ em trong sự khủng hoảng : Một quan điểm phát triển, Thông tin khoa học, Hội KH Tâm lý và GD TP.HCM., 2002.