TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN TUỔI THƠ
Bài 2: Làm việc với người lớn trong gia đình
2. Các bước tìm hiểu trẻ em và gia đình
2.2. Tiến trình khảo sát vấn đề
Bước 1 : Duy trì mối quan hệ làm việc hiệu quả (a) Giải thích bạn là ai và bạn mong đợi gì
(b) Thiết lập mối quan hệ thân thiện, chuyên nghiệp (ví dụ làm việc có hệ thống)
Bước 2 : Giúp thân chủ cơ hội trình bày vấn để như họ nhận thấy (Những câu hỏi này có thể phù hợp và hỏi trực tiếp trẻ)
(a) Bắt đầu bằng một câu hỏi mở : “Hãy cho tôi biết điều làm em bận tâm?”
(b) Tóm lược ở khoảng cách câu chuyện mà không cắt ngang lời nói của thân chủ :” Có thể chúng ta ngưng một lát để xem tôi có hiểu đầy đủ những gì em nói không? Tôi muốn chắc là tôi hiểu đúng. Như tôi hiểu là em đang quan tâm đến…Cần dành thời gian cần thiết cho thân chủ tự trình bày. Một số câu hỏi bổ sung có ích cho bước này : “Điều gì tốt lành trong tình hình hiện nay mà em đang quan tâm có liên quan đến……..(trẻ nói)? ; Nó giúp cho cuộc sống gia đình như
thế nào? Có ai khác thể hiện mối quan về………..? Có ai cho đó là không đáng quan tâm không?”
Bước 3: Bắt đầu xác định rõ vấn đề
(a) Hỏi về những ví dụ gần nhất minh họa cho vấn đề: “Có thể cho tôi biết chi tiết điều gì đã xảy ra để tôi có thể nhìn rõ vấn đề? Điều gì dẫn đến sự đối kháng,hoặc vấn đề? Ai nói gì với ai? Làm làm gì đối với ai?
Với những hậu quả gì? Thông thường sự cố kết thúc như thế nào? Việc sử dụng sắm vai có thể giúp ích rất nhiều.
(b) Tìm hiểu khi nào, thường như thế nào, với cường độ ra sao, trong tình huống riêng biệt nào (ai, nơi chốn, hoàn cảnh) và các vấn đề xảy đến.
(c) Khám phá những chi tiết xung quanh vấn đề. “Xảy ra bao lâu?”.
(d) “ Có cố gắng khắc phục nó như thế nào ? kết quả ra sao ?”
(e) “Có ai giúp vượt qua vấn đề không? Có ai cản trở không ? (f) “Có lẻ em có vài ý kiến như tại sao nó lại xảy ra?
Bước 4 : Tìm hiểu hướng giải quyết mong muốn
“Tôi xin đưa ra một vài câu hỏi để giúp chúng ta làm rõ về những gì mà chúng ta sẽ cùng làm việc. Nếu cần thiết, khi các thành viên khác trong gia đình có liên quan thì chúng ta sẽ cần tham khảo ý kiến của họ.
Bước 5 : Nhận diện chân dung vấn đề
Ghi nhận những lời than phiền và hướng mong muốn giải quyết của các thành viên trong gia đình.
Bước 6 : Phân tích cho thân chủ suy nghĩ về những diễn biến hành vi Phân tích theo công thức : A - B - C
Công việc này sẽ giúp chúng ta hiểu một số ảnh hưởng có ý nghĩa làm bùng nổ và duy trì mối tương tác không vui trong gia đình, cung cấp cho thân chủ một số dữ liệu thu thập thông tin và sắp xếp việc nhà.
A ( sự kiện tác động trước, Antecedent event ) B ( Hành vi phản ứng do vấn đề gạy ra – Behavior) C ( Hậu quả xảy ra sau sự kiện – Consequence) Bước 7 : Thiết lập các ưu tiên của vấn đề
Hỏi thân chủ cho biết mối quan tâm lớn nhất của họ là gì,
Các ưu tiên cần thực hiện để thay đổi. Thứ tự công việc có thể bị ảnh hưởng bởi những quan tâm đối với vấn đề :
- Mức độ phiền muộn - Múc độ nguy hiểm
- Sự liên can đến đời sống gia đình hoặc từng cá nhân thành viên - Khả năng cải thiện, thay đổi, can thiệp
- Tần số xảy ra sự kiện
- Cái giá của sự thay đổi dựa trên tài nguyên (tiền bạc, thời gian..) - Mức độ chấp nhận của hướng giải quyết mong muốn
- Kỹ năng, tài nguyên của nhân viên xã hội, cơ quan cung cấp dịch vụ giúp đỡ.
Giai đoạn II : Khảo sát bổ sung
Bước 8 : Lập biểu đồ thế hệ
Cùng với các thành viên gia đình xây dựng biểu đồ thế hệ với các thông tin chi tiết về vai trò và vấn đề trong cuộc sống gia đình của từng thành viên.
Trong cuộc sống gia đình, cần chú ý các vấn đề sau :
Sự gắn kết : phản ảnh mối quan hệ trao đổi tình cảm gắn bó giữa
các thành viên và tính độc lập của cá nhân.
Các ranh giới : mô tà các thành tố thuộc hệ thống gia đình và các thành tố thuộc môi trường, được xác định bởi các quy tắc của vai trò cá nhân. Các ranh giới có thể rõ ràng (các quy tắc đễ nhận biết và chấp nhận), không rõ ràng(mâu thuẫn, lộn xộn, thiếu vững chắc hoặc thiếu vắng), hoặc khắt khe (cứng nhắc, không thích nghi).
Sự thích nghi : cho biết một gia đình có thể thay đổi các vai trò và mối quan hệ của mình để thích nghi với ảnh hưởng của sự thay đổi.
Sự hài hòa : Các tiểu hệ thống hài hòa với hệ thống gia đình và hệ thống gia đình hài hòa với môi trường. Duy trì sự hài hoà giúp đương đầu với sự thay đổi và lo lắng, để được như vậy hệ thống phải mở.
Mở : Các thành viên trong gia đình có nhiều phương tiện để trao đổi với bên ngoài
Đóng : Rất ít trao đổi với bên ngoài
Phản hồi : Tiến trình qua đó gia đình có khả năng nhận biết và quản lý được sự tiến bộ của mình và biết điều chỉnh khi cần thiết trong việc hoàn thành mục tiêu của gia đình.
Những mâu thuẫn trong gia đình thường do những yếu tố:
- Sự hỗn độn trong tổ chức gia đình : thiếu sự tổ chức làm cho việc quản lý sự thay đổi rất khó khăn
- Tổ chức cứng nhắc làm triệt tiêu sự thay đổi khi cần có sự thay đổi hoặc có những phản ứng không phù hợp khi có sự cố.
- Khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình quá lớn đưa đến sự cô lập về tình cảm và sức khỏe kém
- Sự gần gũi quá mức đưa đến việc mất đi tính cá biệt hóa - Thiếu khả năng giải quyết mâu thuẫn và quyết định
- Thiếu khả năng liên kết giữa cha mẹ trong giải quyết vấn đè
- Sự liên minh giữa các thế hệ (nội hoặc ngoại) trong đối phó với vấn đề
- Thiếu giao tiếp giữa các thành viên
- Thiếu sự đáp ứng cho nhau về mặt cảm nhận
Bước 9 : Khảo sát các kỹ năng của thân chủ (động cơ, tài nguyên) Các kỹ năng làm cha mẹ :
Tôi và con tôi Tôi và những người quan trọng khác
Các kỹ năng tôi cần để quan hệ hiệu quả với con tôi
Các kỹ năng tôi cần để quan hệ hiệu quả với những người khác ( ví dụ như hôn phối, giáo viên, bạn bè..) có liên quan đến con tôi
• Làm thế nào để truyền thông rõ ràng
• Lắng nghe cẩn thận như thế nào để hiểu
• Phát triển mối quan hệ của tôi như thế nào
• Làm thế nào để giúp đỡ, chăm sóc và bảo vệ mà không quá đáng
• Răn dạy và duy trì kỷ luật như thế nào
• Làm thế nào để chứng tỏ và nhận lòng yêu thương
• Làm thế nào để quản lý và giải quyết mâu thuẫn
• Cho và nhận phản hồi như thế nào
• Làm thế nào để duy trì sự cân đối giữa các thái cực (ví như yêu thương mà không chiếm hữu)
• Làm thế nào để thương lượng thỏa hiệp
• Đặt ra những giới hạn hợp lý như thế nào
• Làm thế nào để khách quan đối với người khác
• Làm thế nào để không ích kỷ
• Làm thế nào để quyết đoán mà không lấn áp và gia trưởng
• Làm thế nào để ảnh hưởng đến những người quan trọng và các hệ thống (ví như trường học)
• Làm thế nào để làm việc qua nhóm (nhóm phụ huynh)
• Làm thế nào để bày tỏ cảm nhận của mình một cách rõ ràng và xây dựng
• Làm thế nào để truyền tự tin và sức mạnh nơi người khác
• Làm thế nào để nhìn nhận bạn của con tôi theo cách nhìn của con tôi.
Bước 10 (a): Hỏi thân chủ của bạn (cha, mẹ) về mục tiêu của họ đối với con cái ( tham vọng, kế hoạch)
Bước 10 (b) : Hỏi thân chủ của bạn (cha, mẹ) về mục tiêu cho chính họ
Giai đoạn III:Thu thập thông tin ở những tình huống nhất định, qua quan sát trực tiếp, phỏng vấn để có thể đánh giá sự thay đổi có được trước và sau khi can thiệp.