Quyền lực trong gia đình

Một phần của tài liệu Công Tác Xã Hội Với Trẻ Em (Trang 76 - 79)

TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN TUỔI THƠ

4. Chu kỳ sống của gia đình

4.3. Quyền lực trong gia đình

Ai có quyền lực trong cấu trúc quyền lực? Có quyền lực liên quan đến giao tiếp trong gia đình, có những luật lệ trong gia đình qui định người nào được nói chuyện với ai, về việc gì? Đôi khi luật đó được nêu ra rõ ràng, đôi khi chỉ là sự quy định ngầm với nhau.

Ví dụ:

Đôi khi trong gia đình chỉ một số người được biểu lộ cảm xúc, còn những người khác không có quyền.

Để hiểu một gia đình, nhân viên xã hội cần hiểu hai luật về giao tiếp trong gia đình để tìm hiểu ai là người có quyền lực trong gia đình.

Khi ta tìm hiểu về một gia đình nhân viên xã hội tìm hiểu quan hệ qua lại trong gia đình đó. Một trong những lý thuyết làm việc với gia đình là lý thuyết giao tiếp. Nhân viên xã hội không thể nào không giao tiếp, tất cả các thành viên nhân viên xã hội đều là một hình thức giao tiếp. Khi các thành viên nhân viên xã hội đang ngồi đây đều là một hình thức giao tiếp.

Ví dụ:

Khi cãi nhau, người chồng tức bỏ đi và lý luận Tôi phải đi vì cô ta không để cho tôi yên. Người vợ thì cho rằng Tôi không để yên vì anh ta không chịu nghe và bỏ đi. Cách nhấn mạnh vấn đề của hai người có hai điểm nhấn khác nhau:

o Cách nhấn của vợ là hành vi của bà ta chỉ là phản ứng lại hành vi của ông chồng

o Và cách nhấn của ông chồng chỉ phản ứng lại những hành vi của bà vợ.

Khi nhân viên xã hội giao tiếp thì chữ và nghĩa phải đi đôi với nhau. Khi ta thấy một người có cử chỉ và hành động không đi đôi với nhau có nghĩa là chữ và nghĩa không khớp nhau làm cho nội dung mất giá trị. Thí dụ người mẹ miệng nói yêu con nhưng bà ta lại xô đứa con ra khi nó muốn quấn quít bà ta.

Thí dụ:

Tôi nói với sinh viên của tôi là bạn có thể nói một cái gì đó rất là bộc phát rất là tự nhiên, thì tôi cho bạn điểm xuất sắc môn học. Bây giờ bạn muốn nói cái gì đó hết sức bộc phát. Sinh viên nói: Hôm nay vui quá. Tôi trả lời: điều đó bạn đã nghĩ tới rồi, bởi vì bạn không có tự nhiên, không có bộc phát, ý tôi muốn bạn không nghe lời tôi. Nghĩa là bạn không thể thắng tôi.

Nếu gia đình có tình trạng nầy thì rất là tiêu cực cho đứa trẻ. Thí dụ: Người cha than vãn là con không có công ăn việc làm, ông mắng con: “Con phải là người đàn ông, con phải làm việc chứ” Và người mẹ trả lời: “Công việc gì nó làm đều nguy hiểm, dưới sức của nó”. Đứa con trả lời là nó “chán quá”. Cả hai cha mẹ đều

nói “Con ngu lắm”. Nếu mà nó không làm việc thì cha nó la nó, còn nếu nó chọn một công việc thì mẹ nó lại chê công việc đó, và nếu đứa trẻ than phiền về việc nầy thì cha mẹ nói là nó ngu.

Điều này có xảy ra trong gia đình Việt Nam không? Khi làm việc với gia đình, nhân viên xã hội nên quan sát sự truyền thông giao tiếp trong gia đình và các bạn làm sao tìm cách để họ truyền thông có hiệu quả nghĩa là sự truyền thông trước sau như một, có sự phản hồi, song song đó, nhân viên xã hội cũng cần phát hiện những loại truyền thông có vấn đề.

Nếu giúp gia đình về mặt truyền thông giao tiếp thì nhân viên xã hội giúp họ truyền thông một cách rõ ràng, tránh những sự hiểu lầm và tìm cả những cái méo mó để giúp họ thẳng thắn chia sẻ ý tưởng và cảm xúc với nhau, nhân viên xã hội tìm hiểu cả nghĩa rộng lẫn nghĩa bóng của vấn đề, giúp họ cách diễn giải vấn đề của nhau, giúp họ xử lý những mâu thuẫn của nhau, tránh kéo thêm một thành phần thứ ba vào cuộc.

Chung quanh các thế hệ, nhân viên xã hội phát hiện một mô hình với những sự thay đổi. Các mô hình ứng xử nầy được truyền từ thế hệ nầy sang thế hệ khác như thế nào? Thế hệ trước đã ảnh hưởng lên gia đình như thế nào? Cách gia đình thiết kế, xây dựng và giải thích ra sao? Ngày nay, người ta nhìn vào thực tế để lý giải. Các thành viên trong gia đình cùng chia sẻ những kỳ vọng với nhau. Những sự chia sẻ nầy là sự kết hợp kinh nghiệm của gia đình trong thế hệ của mình.

Thí dụ:

Các thế hệ bị bách hại nhiều thì gia đình thường hay nghi ngờ. Hệ thống niềm tin của gia đình sẽ ảnh hưởng đến gia đình và cách gia đình tạo mối quan hệ giao tiếp với môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến cả hành vi của các thành viên trong mối quan hệ với nhau. Nhân viên xã hội có thể phát hiện được cách ứng xử của gia đình thông qua các dịp lễ tiệc.

Một phần của tài liệu Công Tác Xã Hội Với Trẻ Em (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)