Lạm dụng tình dục trẻ em

Một phần của tài liệu Công Tác Xã Hội Với Trẻ Em (Trang 87 - 92)

TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN TUỔI THƠ

5. Một số vấn đề của trẻ trong gia đình

5.3. Lạm dụng tình dục trẻ em

Định nghĩa: Lạm dụng tình dục bao gồm sự tiếp xúc (tương tác) giữa đứa trẻ và người lớn, trong đó đứa trẻ bị kích thích tình dục cho người khác, trẻ từ 18 tuổi trở xuống. Khi người lớn, lớn hơn trẻ 5 tuổi trở lên và người đó có quyền lực trên đứa nhỏ. Người lớn có quyền lực trên đứa nhỏ này, sử dụng quyền lực của họ để thoả mãn tình dục và giúp người khác thoả mãn tình dục.

Loạn luân là một hình thức đặc biệt của lạm dụng tình dục, là sự tiếp xúc, hay sự giao hợp giữa một đứa nhỏ và một thành viên trong gia đình không phải là người phối ngẫu. Lạm dụng tình dục cũng có thể là những hình ảnh khiêu dâm hay những cử chỉ mang tính tình dục, hay người lớn phô bày bộ phận sinh dục của mình, hay vuốt ve sờ mó bộ phận sinh dục, tình dục bằng miệng, giao hợp và bất cứ hình thức tiếp xúc sinh dục nào khác. Trong mối quan hệ mang tính loạn luân, không chỉ là những người có quan hệ máu mủ mà có thể là người không phải ruột thịt như cha ghẻ, dượng ghẻ, cô dì chú bác, người tình của cha mẹ. Trẻ có nguy cơ nhiều hơn đối với những người trẻ quen biết, tin cậy. Trẻ thì dễ bị lạm dụng tình dục vì chúng không có cơ sở thông tin để hiểu biết, không có chỗ nào để dựa, vì chúng nhỏ nên chúng sợ và đứa nhỏ nằm dưới sự kiểm soát của người lớn, nó muốn được làm vui lòng người lớn, nó muốn được chăm sóc, muốn được có cảm giác an toàn. Ở Mỹ, 60% lạm dụng tình dục trẻ em xảy ra trong gia đình và phần lớn các trường hợp còn lại là do những người quen biết và những người lạm dụng tình dục trẻ em thường là những người thích làm tình với trẻ em. Trong gia đình có thể có mối quan hệ loạn luân giữa anh em, có khi đứa trẻ bị đối phó với những căng thẳng từ nhiều người, không có sự an ủi, có khi là anh truyền em nối, và thường là sự loạn luân giữa anh em nghiêm trọng hơn là trường hợp vi phạm là người lớn. Mối quan hệ loạn luân thực hiện theo các bước:

1. Bước đầu: người lớn (người vi phạm) thăm dò xem họ có thể tới gần đứa nhỏ không và đứa nhỏ đáp ứng thế nào?

2. Nếu trẻ có vẻ cởi mở, họ bước tới một bước là giao hợp. Từ từ dần tới mối quan hệ sâu sắc hơn về tình dục.

3. Và họ tìm cách làm cho đứa trẻ phải giữ bí mật, bằng cách họ hăm dọa hoặc đổ tội cho đứa trẻ hoặc nói đây là chuyện riêng của mình để che dấu sự việc.

Và nếu trẻ cho biết tình hình này thì sẽ có sự phát hiện. Sự phát hiện này có thể do sự tình cờ, đứa bé không nói nhưng một ai đó hay gia đình có thể phát hiện. Và sự phản ứng của sự phát hiện này có thể tạo ra sự căng thẳng cho gia đình và trẻ. Người phạm tội luôn luôn chối, đứa trẻ cảm thấy là đứa tội lỗi, bất an. Gia đình có thể giận dữ với trẻ và người vi phạm. Cảm thấy tội lỗi vì không bảo vệ được trẻ. Có nhiều gia đình lờ luôn không muốn quan tâm đến vấn đề.

Có những kết cấu trong gia đình đặt đứa trẻ trong cảnh nguy cơ. Gia đình này bị xã hội cô lập, có khi ranh giới gia đình không rõ ràng, hành vi của người cha đối với đứa trẻ không được bình thường lắm, hay là trong phòng không đóng cửa, hình như trong gia đình này không ai tôn trọng sự riêng tư của người khác, hoặc ngược lại có biểu hiện của sự bí mật, có sự che dấu. Có tình trạng những đứa con gái bị lạm dụng tình dục nhưng không được sự quan tâm của chính người lạm dụng tình dục. Có khi người cha lạm dụng tình dục đứa con mà người mẹ lại giận dữ với con. Người mẹ và con có khoảng cách với nhau, có mâu thuẫn giữa cha và mẹ. Người cha và con gái có sự quan hệ thân thiết dẫn đến có sự quan hệ tình dục. Vì mối quan hệ tâm lý giữa mẹ và con đã thiếu rồi cho nên khi có chuyện quan hệ tình dục, đứa con không nói với mẹ được nên người mẹ rất là giận con, cho nên không thể giúp con được.

Một nguy cơ khác là khi nào có người dượng ghẻ trong gia đình, khi mẹ bệnh hoạn vắng nhà cũng là một yếu tố nguy cơ khác.

Rượu cũng là một yếu tố khác và có nhiều khi chính kẻ lạm dụng tình dục lại có một lịch sử bị lạm dụng. Đó là một nhân tố lớn, nguy cơ lớn cho đứa trẻ bị lạm dụng tình dục.

Đây là một vài đặc điểm của người cha lạm dụng tình dục:

Ông ta thường là người nhút nhát, khiếm khuyết kỹ năng giao tế, và ông ta có thể có những khó khăn trong việc bộc lộ với vợ, thường đánh giá mình thấp hơn vợ, anh

ta lại ngả về đứa con gái, với con anh ta cảm thấy an toàn. Đứa con gái này không quyền lực gì và nó có tình thương đối với cha. Đứa con gái là nơi anh ta trút vấn đề của ông ta. Người vợ thường là những trầm cảm, xuống tinh thần và thường người mẹ không muốn tự khẳng định mình để bênh con. Phần lớn bà ta phụ thuộc chồng về tình cảm và bà ta không dám đối đầu với anh ta vì sợ mất tình thương của ông ta.

Thường những bà mẹ này nói không biết vì không đủ sức đối phó vấn đề. Đó là những cuộc hôn nhân có vấn đề và cả hai đều sợ rằng nếu chuyện này bị phát hiện thì cuộc hôn nhân bị tan rã. Và chuyện này được bộc lộ thì đứa nhỏ chịu một gánh nặng, đứa trẻ sống trong sự căng thẳng đôi khi đứa trẻ nghĩ mẹ nó giận nó vì nó dành chồng của bà, và họ cảm thấy xấu hổ vì điều cấm kỵ quan trọng đã bị phá vỡ.

- Người vợ cảm thấy xấu hổ vì thấy mình bị mất vai trò làm vợ, bà sợ đánh mất chồng, và sợ gia đình tan rã.

- Đứa con xấu hổ vì nó nghĩ nó là đứa con tội lỗi.

- Và có nghi vấn không biết người cha có xấu hổ không? Có một sự khó khăn nếu như người cha cố tình đẩy sự rắc rối của mình vào vô thức. Khó để cho sự xấu hổ được bộc lộ ra. Trường hợp sẽ tốt hơn nếu sự loạn luân được phát hiện mà ông ta cảm thấy xấu hổ, ăn năn thì ông ta sẽ được giải phóng về gánh nặng tâm lý và người mẹ rất xấu hổ vì không bảo vệ được con mình, họ thiếu kỹ năng chăm sóc con. Đôi khi đứa con giận mẹ vì mẹ không bảo vệ được nó.

Các dấu hiệu và đặc điểm về hành vi lạm dụng tình dục:

- Bệnh về tình dục: có những vấn đề ở cổ, ở miệng, đi tiêu khó, những sự xuất tinh, ra chất nhờn nhiều và có những vết bầm trên bộ phận sinh dục và có sự mang thai mà không cắt nghĩa được, mà đương sự không muốn trao đổi.

- Những hành vi mà nhân viên xã hội phát hiện được sự lạm dụng là:

- Có một sự thay đổi nào đó ở trẻ, trẻ đó có thể tự khép kín, hay rất hung hãn hay bị trầm cảm, thay đổi ứng xử với anh em, đứa trẻ có những hành vi về tình dục không thuộc lứa tuổi của nó, hay đột ngột thấy đứa trẻ sợ người đàn ông khác rờ vào nó.

Trẻ không tỏ ra sợ hãi phải ở một mình với một người nào đó hay không muốn thấy mặt một người đàn ông và có thể gợi cho nhân viên xã hội cảm thấy nó có một bí mật mà nó không muốn nói cho mình nghe, hay khi nhắc đến tên ai đó đột nhiên nó bỏ đi. Đó là những dấu hiệu có điều gì đó đã xảy ra.

Hậu quả lâu dài của lạm dụng tình dục:

Hậu quả lâu dài này sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, nếu sự lạm dụng kéo dài, hậu quả sẽ quan trọng hơn nếu có nhiều hơn một biến cố, nếu người vi phạm là một người cha và một người được xem như cha, nếu người vi phạm sử dụng sức mạnh thì hậu quả có thể nghiêm trọng hơn khi kẻ vi phạm là một người đàn ông lớn tuổi so với người anh em. Kết cục mang tính nghiêm trọng (gia đình khủng hoảng, trẻ bị đưa đi nơi khác) hậu quả lâu dài sẽ nghiêm trọng hơn. Một vài biểu hiện của hậu quả lâu dài là mại dâm, nghiện thuốc phiện, rượu và vài dấu hiệu khủng hoảng trục trặc về tình dục, có những khó khăn về sự thân mật gần gũi với người khác phái, hay có sự nghi ngờ thiếu tin tưởng, họ tỏ ra không có tình cảm, trầm cảm đôi khi có hành vi rất hung hãn và họ có xu hướng lựa chọn người có xu hướng lạm dụng và sau đó cũng có xu hướng chọn kẻ lạm dụng tình dục cho con mình.

Vai trò của nhân viên xã hội thế nào nếu có case lạm dụng tình dục là loạn luân thì ta phải làm gì?

Nhân viên xã hội nên nhớ rằng khi những case này được phát hiện thường có những tình cảm rất mạnh mẽ, rất phức tạp như giận dữ, xấu hổ... Khi gia đình công nhận điều này, ta nên giúp họ biểu lộ sự quan tâm và sự hỗ trợ lẫn nhau quan tâm vấn đề, ranh giới để tổ chức nó lại, vì chính sự không rõ ràng ranh giới đã dẫn đến tình trạng này. Nhân viên xã hội nên xây dựng mối liên hệ giữa người vợ và người chồng thay vì người chồng với đứa con gái và mẹ với đứa con khác.Các bạn giúp họ cải tiến truyền thông trong gia đình. Ví dụ như người cha không nói lên cảm nghĩ của mình, người mẹ không bộc lộ được cảm xúc của mình.

Có một sự khác biệt giữa hai trường phái:

- Một phái chỉ làm việc với trẻ bị lạm dụng (trẻ nạn nhân).

- Một phái làm việc với cả gia đình (đặc biệt là với người vi phạm).

Nếu có thể được, tốt nhất ta nên làm việc với cả gia đình, và trong đó giúp cho kẻ vi phạm được trị liệu tốt. nhưng điều này không phải luôn luôn là dễ dàng.

Nếu ta làm việc với nạn nhân, giúp họ đừng đổ lỗi cho bản thân mình, và giúp họ nhận được, ý thức được hay bộc lộ một cảm xúc đó mà họ tự che dấu từ lâu.

Có thể sự việc xảy ra đó là cách của nó tìm ra sự thương yêu, ta có thể giúp nó thỏa mãn nhu cầu của nó bằng nhiều cách khác. Tạo nên sự tin tưởng đối với đứa trẻ bị lạm dụng đây là việc làm tốt, nhưng cần phải có thời gian. Ta nên làm những việc nhỏ để có sự thành công liền. Trẻ này thường khó tin tưởng bạn, nên bạn phải kiên nhẫn, phải luôn luôn sẵn sàng hiện diện khi nó cần.

Phòng ngừa: (bằng cách giáo dục cho các thành viên trong gia đình nhận rõ ranh giới).

Bạn phải thông tin giáo dục cho cả cha mẹ và trẻ em để họ biết trả lời không, cha mẹ phải hiểu rằng con có quyền của mình. Cha mẹ nên giúp đỡ con biết tránh môi trường nguy hiểm. Giúp cho cha mẹ có kỹ năng biết trao đổi với con để con cũng có thể bộc lộ với họ. Giúp cho gia đình đó có mối quan hệ tương tác.

Một phần của tài liệu Công Tác Xã Hội Với Trẻ Em (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)