TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN TUỔI THƠ
2. Các phương diện đa dạng của sự phát triển ở trẻ em
1.2. Vai trò của cha mẹ
Khó mà xác định vai trò của cha mẹ trong quá trình phát triển của trẻ em, vai rò và sự tác động của gia đình có ý nghĩa rất quan trọng. Cha mẹ vừa cho trẻ tấm gương
để noi theo, vừa tạo điều kiện cho trẻ lớn lên và phát triển hài hòa. Từ khi sinh ra đời cho đến khi tự lập được, đứa trẻ phải trải qua nhiều bước như đã nêu ở các phần đầu trong giáo trình này. Quá trình lớn lên về mặt sinh học luôn gắn liền với quá trình phát triển về văn hóa của đứa trẻ.
Có ba cách làm cha mẹ :
a) Cha mẹ dễ dãi : Cha mẹ cho phép trẻ tự lập, không hướng dẫn rõ ràng, họ tránh không kiểm soát con cái…
b) Cha mẹ dùng quyền lực, độc đoán : Cha mẹ sử dụng quyền lực để dạy con cái. Cha mẹ có những ý tưởng rõ ràng buộc trẻ phải cư xử như thế nào, họ đặt ra những quy định và trẻ phải tuân thủ lý lẽ của họ.
c) Cách trung gian : Cha mẹ có sự kiểm soát, có sự hỗ trợ một cách liên tục đối với con cái. Con cái được quyền tham gia và theo cách này cha mẹ giúp con cái phát triển sự tự lập của mình.
Vai trò là những cái gia đình giao cho các thành viên để hành xử với nhau trong các nhiệm vụ của gia đình. Vai trò là tổng hợp các nhiệm vụ trong gia đình. Vai trò là những gì văn hóa đòi hỏi các thành viên, xuyên qua vai trò đó và gia đình là một môi trường mà các vai trò được học hỏi, được giao phó và được thực hiện. Vai trò được thay đổi theo tuổi, khả năng và nhu cầu của từng giai đoạn đời sống. Vai trò có thể rõ hoặc hiểu ngầm, có thể dưới hình thức tình cảm, quan hệ đến giới, có thể uyển chuyển qua lại hoặc cứng ngắc tùy theo cách sống của gia đình. Vai trò được phát sinh ra từ mối liên hệ giữa những người trong gia đình, từ sự mong đợi giữa này đối với người kia. Không có một vai trò nào hiện hữu một cách đơn độc không có sự phân vai để giữ sự quân bình trong gia đình.
Nếu trong một gia đình yếu mà sự phân vai không được rõ ràng, tự phát, khi gia đình bị căng thẳng hoặc bị một áp lực từ bên ngoài sẽ dễ dàng bị phá vỡ. Đồng thời có những vai trò không được phân vai một cách hợp lý như trường trẻ em phải đi kiếm tiền để nuôi gia đình.
Ngoài ra, ranh giới gia đình giúp các thành viên hiểu và thực hiện chức năng của mình (bố mẹ ốm thì con lớn giữ trách nhiệm như bố mẹ). Các ranh giới (của cha mẹ, của con cái, của ông bà) phải rõ ràng, phải thấm thấu được, không phải lúc nào cũng khép kín. Có ba loại gia đình dựa trên các loại ranh giới :
• Gia đình ranh giới mở : Đó là ranh giới rõ ràng nhưng dễ thâm nhập, những gia đình này khách đông, họ trao đổi thông tin một cách tự do.
• Gia đình ranh giới khép kín : ranh giới này khó thâm nhập, cửa luôn khóa, gia đình rất ngại với người lạ, cha mẹ kiểm soát con ghê gớm. Nhân viên xã hội khó mà thâm nhập được.
• Gia đình không ranh giới : ai muốn làm gì thì làm.
Cuộc sống có nhiều trắc trở và trong gia đình, đứa trẻ cũng dễ nhận ra là cuộc sống có nhiều trở ngại, khó khăn, và không phải lúc nào cũng dễ chịu. Cuộc sống có những phút giây hạnh phúc và cũng có những lúc thất vọng chán chường. Bất cứ gia đình nào cũng có ba khát vọng : ước vọng của người cha, ước vọng của người mẹ và ước vọng của đứa trẻ. Và chính những khát vọng đó đã giúp cho đứa trẻ có khả năng đối mặt được với những khó khăn của cuộc đời. Đứa bé mới sinh còn yếu đuối rất cần sự nâng đỡ, chăm sóc về tình cảm, về cảm xúc…để phát triển, khác với người trưởng thành ở nhân cách chưa hình thành, chưa xác định đó là một cá thể. Sự tiếp nhận của môi trường sống và sự khích lệ có vai trò hết sức quan trọng đối với đứa trẻ. Môi trường xung quanh ne81u không tốt thì đứa trẻ cảm thấy bị ruồng bỏ. Trong sự phát triển của giai đoạn đầu, trẻ cần có người mẹ hoặc người thay thế có được khả năng dung hòa giữa thực trạng và đứa trẻ. Người ta nhận thấy tác động của lời nói của cha mẹ sẽ thấm vào da thịt của trẻ và trở thành tiềm thức ở đứa trẻ.
Bs Winnicott, nhà phân tâm học người Anh, đã cố gắng định nghĩa khái niệm “bà mẹ vừa đủ tốt” (good enough mother), là một bà mẹ không quá tốt, không quá đầy đủ. Nếu bà mẹ quá tốt, quá hoàn hảo sẽ trở thành “độc hại” đối với trẻ vì người mẹ đó luôn đáp ứng được trước mọi yêu cầu của trẻ mà không dành cho trẻ khoảng thời gian cần thiết để thực hiện yêu cầu đòi hỏi của mình. Chì khi đối mặt trực tiếp với
yêu cầu đòi hỏi không thỏa mãn, đứa trẻ mới phát triển được về mặt tinh thần.
Nhưng những bà mẹ không gần gũi trẻ, không quan tâm đến trẻ tuy vẫn gần con hoặc thường xuyên vắng mặt, hoặc trầm cảm cũng sẽ không thực hiện được vai trò người mẹ của mình. Khi vắng mặt nhiều, trẻ dần dần quên đi sự có mặt của người mẹ, sự tồn tại của người mẹ. Khi bầu vú mẹ hoặc bình sữa của mẹ đưa không đúng lúc trẻ cần thì trẻ sẽ hình dung ngóm tay là bầu sữa để đưa lên miệng đã là một minh chứng về sự quan tâm hay không của người mẹ.
Mối quan hệ mẹ-con phát triển theo thới gian giúp trẻ hình thành thế giới nội tâm, một khi cha mẹ dành cho trẻ một sự tồn tại riêng biệt với những điều thầm kín riêng tư của trẻ. Winnicott cho rằng chút riêng tư của trẻ với sự có mặt của một người lớn bên cạnh là dấu hiệu quan trọng của sự phát triển tâm thần. Sự xa cách đối với trẻ chỉ có được khi đã hình thành được mối liên hệ chặt chẻ với cha mẹ. Nhà phân tâm J.M. Dougan người Úc, chuyên nghiên cứu về tác động của nghiện ma túy đối với trẻ em và vai trò “vật trung gian” đối với trẻ, ngay cả người lớn khi gặp khó khăn cũng phải chống đỡ bằng một một vật trung gian như một ly rượu, hoặc một điếu thuốc lá. Đối với trẻ nghiện ma túy thì ma túy được dùng thay thế cho mối quan hệ đối với cha mẹ đã bị thiếu vắng. những trẻ này khi gặp khó khăn, thất vọng đau khổ thay vì suy nghĩ để tìm cách vượt khó thì lại đơn giản tìm đến ma túy để đến”một thế giới tốt đẹp hơn”
Khác với con vật, đứa trẻ thành người phải được dạy dỗ bằng nhiều phương cách, nhiều quy định và phong tục khác nhau tùy từng dân tộc, từng nền văn hóa, được lưu truyền bằng miệng, bằng phong tục tập quán của xã hội. Dù như thế nào trẻ đều phải được sinh trong một gia đình cụ thể, trong một nền văn hóa cụ thể. Tên của đứa trẻ là biểu tượng của một dòng họ. Đối với các nhà nhân chủng học hay tâm lý học thì một đứa trẻ ra đời có liên quan nhiều đến văn hóa hơn là một sự kiện sinh học đơn thuần.
Gia đình, cha mẹ là nơi thực hiện cà hai nhiệm vụ đặt vị trí đứa trẻ trong gia tộc và tình cảm đối với bé. Nếu vì lý do nào đó, cha mẹ không thể thực hiện được hai
nhiệm vụ đó, thì lúc đó sẽ có những ‘người tài nguyên” của xã hội sẽ thay thế vai trò của họ, đó là những người có chuyên môn như nhân viên xã hội vậy…