Tìm hiểu trẻ em và gia đình của trẻ

Một phần của tài liệu Công Tác Xã Hội Với Trẻ Em (Trang 95 - 99)

TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN TUỔI THƠ

Bài 2: Làm việc với người lớn trong gia đình

1. Tìm hiểu trẻ em và gia đình của trẻ

Muốn có sự hiểu biết về tình trạng của trẻ, nhân viên xã hội cần phải vãng gia để khảo sát môi trường sống của trẻ và cha mẹ. Những vấn đề mà nhân viên xã hội cần quan tâm trong bối cảnh gia đình thông qua các mối quan hệ ví dụ như :

- Cha - mẹ : Sự không hài lòng của họ về trẻ, những bất hòa trong các quyết định, những khó khăn trong quan hệ vợ chồng..

- Cha mẹ - đứa trẻ : Cách giải quyết những khó khăn, thất vọng vì trẻ vô tích sự..

- Trẻ em – Cha mẹ : Trẻ oán giận vì bị xem lúc nào cũng là trẻ con, những than phiền vì những bất công..

- Trẻ - trẻ : Sự kình địch giữa anh chị em ruột, ganh tị nhau.

Thân chủ của nhân viên xã hội có thể là một trong những người này - một đứa trẻ từ chối đi học, cha hoặc mẹ tức giận hoặc buông xuôi hoặc tất cả các thành viên gia đình cảm thấy buồn bã. Nhân viên xã hội có thể tìm hiểu ở khu xóm, tại trường học hoặc ở các tổ chức trong cộng đồng. Ai là thân chủ là một câu hỏi khó được trả lời.

Có nhân viên xã hội thích gặp tất cả các thành viên trong gia đình khi phỏng vấn, có người thích gặp cha mẹ trước với hoặc không có sự hiện diện của trẻ. Tiến trình tìm hiểu là một tiến trình quan sát, hỏi và lắng nghe. Để khám phá “cái gì”, nhân viên xã hội cần có những kỹ năng quan sát, đặt câu hỏi và lắng nghe khi tiếp cận gia đình. Cuộc gặp gỡ này là một mối quan hệ tương tác, một tiến trình của gia đình đi tìm sự can thiệp hoặc sự hỗ trợ và nghiệp vụ chuyên môn nhằm làm rõ vấn đề.

Hilton Davis (1985) đã đưa ra ba mô hình trong một quyển sách về trẻ em với những nhu cầu đặc biệt : mô hình chuyên gia, mô hình khách hàng và mô hình ghép :

• Theo mô hình chuyên gia, nhà chuyên môn tự cho mình là trên hết do mình là chuyên gia, có trách nhiệm và phải có quyết định. Thân chủ tương đối thụ động, cần lời khuyên và thực hiện theo lời phán của chuyên gia.

• Theo mô hình khách hàng, thân chủ có quyền chọn lựa cái gì họ tin là phù hợp với các nhu cầu của họ, nhà chuyên môn chỉ vai trò tư vấn.

• Theo mô hình ghép hay còn được gọi là mô hình đối tác, nhà chuyên môn có tự xem mình là chuyên gia, nhưng có chia sẻ, trao đổi với phụ huynh và với những nhà bán hoặc không chuyên nghiệp khác để họ có thể đứng ra làm trung gian hoặc tạo thuận lợi cho trị liệu đứa trẻ hay cha mẹ đứa trẻ.

Không có mô hình nào phù hợp cho mọi vấn đề. Điều quan trọng là nhà chuyên môn phải biết sứ mệnh của mình là gì. Để giúp nhân viên xã hội khám phá vấn đề của trẻ em và gia đình chúng thì nên hướng vào các câu hỏi sau đây:

• Tôi có gặp gia đình chưa ?

• Tôi có nhìn trẻ trong bối cảnh của gia đình của nó không?

• Tôi có trao đổi hai chiều thường xuyên với gia đình không?

• Tôi có tôn trọng giá trị của gia đình không?

• Tôi có cảm nhận là gia đình có những mặt mạnh để giúp trẻ không?

• Tôi có nhận diện được các khả năng và tài nguyên của gia đình không?

• Tôi có hành động một cách trung thực nhất không?

• Tôi có cho họ nhiều lựa chọn để thực hiện điều gì đó không?

• Tôi có lắng nghe họ không?

• Tôi có nhận diện được các mục tiêu của họ không?

• Tôi có thương lượng với họ không?

• Tôi có điều chỉnh để có kết luận chung không?

• Tôi có cho rằng họ có trách nhiệm về những gì tôi làm cho con cái của họ?

• Tôi có cho rằng tôi phải cần có sự kính trọng của họ không?

• Tôi có tin tưởng là họ có thể thay đổi?

• Tôi có cố gắng nhận diện cách nhìn của họ đối với con cái của họ không?

Phần nhiều câu trả lời “có” là theo mô hình khách hàng, còn trả lời “không” là theo mô hình chuyên gai. Mô hình mà nhân viên xã hội chọn không phải chỉ do cơ quan mà nhân viên xã hội làm việc, do thân chủ đi tìm kiếm sự hỗ trợ ở cơ quan mà còn do quan điểm của bạn về con người. Cách nhân viên xã hội phân tích vấn đề và đạt ra các giải pháp phản ánh niềm tin của nhân viên xã hội về gia đình, các vấn đề của nó và mặt mạnh của nó thúc đẩy sự phát triển và thay đổi.

2. Tiếp cận vấn đề : làm việc với trẻ, thiết lập các nguyên tắc làm việc 3. Vãng gia

• Tìm hiểu môi trường sống

• Làm việc với cha mẹ 4. Phân tích vấn đề

• Điều gì đang xảy ra ?

• Tại sao nó xảy ra ?

• Điều gì sẽ xảy ra tiếp ? 5. Hỗ trợ tình cảm

6. Chuẩn bị/trao đổi với các đồng nghiệp, chuyên gia để có sự thống nhất trong phương hướng giải quyết vấn đề

7. Hiểu được ước muốn và cảm xúc của trẻ

Đối với trẻ em, trong công tác xã hội nhóm, một hình thức môi trường giúp trẻ thay đổi là chơi. Cần phân biệt chơi trong khuôn khổ và chơi không theo khuôn khổ. Chơi không theo khuôn khổ là một phương tiện truyền thông và tự bộc lộ. Nó được dùng

cho các nhóm của mọi lứa tuổi, liên quan đến các nhu cầu của cá nhân và liên quan đến những người mà họ có quan hệ ở một thời điểm nhất định. Garvey (1977) nêu 5 tiêu chí để xác định trò chơi không theo khuôn khổ :

• Chơi vui, hoặc có giá trị tích cực cho người chơi

• Được thúc đẩy từ bên trong, không có mục đích bên ngoài hoặc hành động bắt buộc nào.

• Nó xuất phát một cách tự nhiên, không bị ép buộc

• Nó đòi hỏi sự tham gia tích cực bởi người chơi

• Nó có một mối quan hệ nhất định với cái “không chơi” trong thế giới thực.

Các đặc tính của việc chơi không theo khuôn khổ :

Chơi được dùng bởi người lớn để hiểu trẻ em theo 3 phương cách (Garbarino Stott, 1992) :

• Tìm hiểu mức độ phát triển và năng lực của trẻ, bao gồm phát triển nhận thức, xã hội và thể chất.

• Thu thập thông tin về cuộc sống tinh thần của trẻ - có khái niệm về trẻ cảm nhận như thế nào.

• Chơi giúp trao đổi về những trải nghiệm lo lắng

Những hoạt động bao gồm trò chơi, thi đua, kể chuyện, sắm vai, tâm kịch đều được xem là chơi theo khuôn khổ. Nhân viên xã hội sử dụng các hoạt động này để các thành viên và nhóm đạt được mục tiêu của họ, nó thường xem như là một chương trình hoạt động đã định, giúp họ “học hỏi các quy định của trò chơi”, giúp họ dịch chuyển xa hơn, tạo ra những khám phá mới, phát triển sự sáng tạo.

Thông thường, nhân viên xã hội hỗ trợ nhóm lựa chọn và sử dụng các hoạt động.

Vai trò của tác viên bao gồm nhiều công việc như chọn một hoạt dộng, lên kế hoạch,

khởi đầu, dạy (trường hợp nhó trẻ), hỗ trợ, điều chỉnh, điều quan trọng là tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm và các hoạt động phải là những cơ hội khen thưởng để các nhóm viên phàn ứng một cách tích cực. Trong những trường hợp khác, nhân viên xã hội cần giúp trẻ vượt qua những hoạt động mới mẻ, chưa quen thuộc, để tập dần sự thích thú trong những gì trẻ đang làm. Trong lúc vẽ tranh hoặc lúc nặn đất sét, nhân viên xã hội thường cùng tham gia, tạo cho trẻ nhiều cơ hội tự thể hiện một cách thoải mái mà không có cảm giác là mình đang bị giám sát bời nhân viên xã hội. Vai trò của nhân viên xã hội là tạo sự ham muốn tham gia hoặc thúc đẩy người khác trở nên dấn thân hơn. Tuy nhiên đôi lúc nhân viên xã hội cũng cần kiểm soát hoặc hạn chế bớt những hành vi thái quá, trường hợp có mâu thuẫn, có nghĩa là nhân viên xã hội được phép can thiệp khi trẻ có nhu cầu.

Một phần của tài liệu Công Tác Xã Hội Với Trẻ Em (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)