Các nguyên tắc hành động trong công tác xã hội với trẻ em và gia đình

Một phần của tài liệu Công Tác Xã Hội Với Trẻ Em (Trang 108 - 112)

TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN TUỔI THƠ

Bài 2: Làm việc với người lớn trong gia đình

3. Các nguyên tắc hành động trong công tác xã hội với trẻ em và gia đình

Phần lớn các nguyên tắc áp dụng cho phương pháp công tác xã hội có hiệu quả đối với người lớn cũng áp dụng với trẻ em. Thấu cảm, nồng nhiệt, thành thật được cho là có hiệu quả trong mối quan hệ giúp đỡ trẻ em. Thấu cảm thật sự đòi hỏi nhân viên xã hội nhìn và hiểu đứa trẻ như là một cá nhân trong bối cảnh của riêng em và cố gắng tiếp cận quan điểm của trẻ. Đừng bao giờ tự cho mình đã hiểu trẻ trước chưa biết gì về trẻ.

3.1. Luôn luôn lấy trẻ làm trọng tâm :

Nhân viên xã hội luôn quan tâm đến trẻ trong mọi giai đoạn và mọi bước của công việc ( trẻ cảm thấy như thế nào và có thể bị ảnh hưởng như thế nào ). Nhân viên xã hội buộc phải tôn trọng đứa trẻ như một con người, quan tâm đến nhu cầu của đứa trẻ liên quan đến tuổi tác, dân tộc, tôn giáo, giới tính, khuyết tật…Dù hoàn cảnh nào đi nữa, nhân viên xã hội cũng cần phải tỏ ra tôn trọng và quan tâm đến gia đình ruột hoặc người nuôi hộ của đứa trẻ.

3.2. Cố gắng hiểu thế giới của trẻ :

Nhân viên xã hội đảm bảo rằng toàn bộ bối cảnh của trẻ sẽ cho mình biết cách làm việc với trẻ. Phải hiểu được ước muốn và cảm xúc từ chính đứa trẻ. Trẻ cần được hiểu và được cung cấp thông tin về những gì xảy ra đối với trẻ. Vấn đề là khám phá được cái nhìn của trẻ về những sự kiện ảnh hưởng đến trẻ, cái gì gây ra sự đau buồn và nguy hại nơi trẻ, những tác động ngầm của tổn thương tình cảm hay

tâm lý. Nhân viên xã hội cần hình thành mối quan hệ tin tưởng, làm việc phải đúng giờ, làm những gì mình đã nói là sẽ làm hoặc giải thích vì sao không thể làm được.

3.3. Làm việc với trẻ thành công phải có sự tham gia tích cực của trẻ và của gia đình trẻ.

Nhân viên xã hội cần phải tham khảo ý kiến với đứa trẻ trước khi có quyết định vì trẻ có quyền biết và có quyền trình bày quan điểm của mình.Trẻ cần được giải thích để hiểu rõ về những quyết định khác nhau và mặc dù quan điểm của trẻ được lắng nghe, nhưng nếu quan điểm về một ý muốn nào đó có nguy cơ nghiêm trọng đối với trẻ hoặc người khác thì sẽ bị bác bỏ. Trẻ có thể tham gia trực tiếp qua các cuộc thảo luận hay vui chơi với nhân viên xã hội.

Sự tham gia tốt của gia đình càng giúp cho làm việc với được thành công hơn.

Điều quan trọng là không nên làm suy yếu đi vai trò của cha mẹ để không làm đe dọa vị trí của trẻ trong gia đình.

Theo chuẩn thực hành về sự tham gia của trẻ em, sự tham gia của trẻ em là cách lối cuốn mọi trẻ em, gồm cả trẻ em có những khả năng khác nhau và trẻ em có nguy cơ tham gia một cách tự nguyện và có cơ sở vào bất kỳ vấn đề nào có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới các em. Sự tham gia của trẻ em có giá trị xuyên suốt mọi chương trình và diễn ra mọi nơi, từ các hộ gia đình cho tới mọi cấp.

Tổng quan chuẩn thực hành về sự tham gia của trẻ em :

Một cách tiếp cận có đạo đức : Trung thực và minh bạch. Nhân viên người lớn cần có cam kết thực hiện các hoạt động có đạo đức (cân bằng về quyền lực và vị thế giữa người lớn và trẻ em) về sự tham gia của trẻ em và trước hết là vì lợi ích tốt nhất của trẻ.

Sự tham gia của trẻ em là phù hợp và tự nguyện. Trẻ em tham gia vào những vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến các em và các em có quyền lựa chọn có nên tham gia hay không?

Một môi trường thân thiện, khuyến khích sự tham gia. Trẻ em được an toàn, được chào đón và được khuyến khích tham gia.

Cơ hội bình đẳng. Sự tham gia của trẻ em cần tránh không để có phân biệt đối xử hoặc loại trừ

Nhân viên làm việc hiệu quả và tự tin. Nhân viên người lớn thực hiện các hoạt động có sự tham gia của trẻ em phải được đào tạo chuyên môn để có thể làm việc hiệu quả nhất.

Sự tham gia thúc đẩy sự an toàn và bảo vệ đối với trẻ em. Các chính sách và nguyên tắc bảo vệ trẻ em là một phần không thể thiếu trong công tác có sự tham gia của trẻ.

Đảm bảo có theo dõi đánh giá. Tôn trọng sự tham gia của trẻ em cũng có nghĩa là phải thực hiện các hoạt động phản hồi, đáp ứng hoặc đánh giá chất lượng ảnh hưởng của sự tham gia đó.

3.4. Bí mật cần được đảm bảo vì lợi ích tốt nhất cho trẻ.

Điều quan trọng là nhân viên xã hội phải nhìn đứa trẻ như chính nó, trong một môi trường mà nó cảm thấy thoải mái. Nhân viên xã hội không thể cung cấp những thông tin bí mật mang tính riêng cho những người không cần biết và nếu nhận thấy cần chia sẻ với người cần thiết thì tiến trình này phải được bàn với đứa trẻ.

3. 5. Nhân viên xã hội phải luôn luôn sẵn sàng

Điều cần thiết là khi đứa trẻ biết cách tìm đến nhân viên xã hội thì nhân viên xã hội phải luôn đáp ứng ngay tức khắc.

Một phần của tài liệu Công Tác Xã Hội Với Trẻ Em (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)