TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN TUỔI THƠ
2. Trẻ ở giai đoạn tiền học đường
2.2. Vui chơi và học hỏi về xã hội
Khả năng vui chơi của đứa trẻ còn bé giúp trẻ tìm hiểu mối quan hệ về thể lý, đó là những viên gạch có thể làm thành một cái tháp và chuyển sang dùng đồ vật bằng gỗ, những viên kẹo hay xe hơi. Bước kế tiếp là kịch xã hội trong đó đứa trẻ học sắm vai làm cha làm mẹ cho con ăn hay dắt con qua đường, và bằng cách này trẻ tìm hiểu các tình huống xã hội một cách an toàn. Trẻ ở giai đoạn tiền học đường không
chỉ cần biết về mối quan hệ mà chính trẻ có liên quan mà còn về tất cả các loại mối quan hệ giữa những người khác với nhau nếu trẻ trở thành người vận hành hiểu biết trong thế giới xã hội đó. Trẻ cần phải biết người khác cảm nhận và suy nghĩ như thế nào, và sử dụng kiến thức này để hiểu tại sao người khác cư xử như thế này như thế khác. Khả năng này có giá trị sống quan trọng đối với đứa trẻ. Trẻ cần phải biết cách đọc những suy nghĩ không những của cha mẹ trẻ mà còn những người lớn khác và những trẻ em khác trong và ngoài gia đình để hiểu được điều gì đang diễn ra, tác động ảnh hưởng đến trẻ và những cách mà trẻ dùng để được đáp ứng các nhu cầu.
Lĩnh vực phức tạp này đã thu hút nghiên cứu đáng kể cho thấy rằng sự nắm bắt tinh tế của trẻ em về “sự hiểu biết của người khác”. Nghiên cứu của Tudy Dunn tìm thấy ở độ tuổi lên 3 trẻ em cho thấy có sự hiểu biết về cảm xúc của người khác :
Nguyên nhân gây ra đau đớn, buồn phiền, giận dữ, hài lòng và không hài lòng, thoải mái và sợ hãi ở người khác cũng giống như ở chính các trẻ. Các trẻ khôi hài, chơi đùa và kể chuyển về những tâm trạng cảm xúc của mình và của người khác (Dunn 1988).
Vì sự hiểu biết này mà bà đã mô tả nó như “cơ sở đạo đức về chăm sóc, biết điều và tử tế” và cũng như hầu hết các lĩnh vực khác ở độ tuổi này sẽ tùy thuộc vào phẩm chất của môi trường gia đình. Nó tùy thuộc vào cha mẹ có thể trao đổi với đứa trẻ về cảm xúc của người lớn và giúp đỡ trẻ trao đổi về cảm xúc của trẻ bằng cách nói ra những cảm xúc đó. Một số cha mẹ, thường do kinh nghiệm giới hạn làm cha mẹ của họ hoặc nhiều khi do trầm cảm chẳng hạn không tham gia vào tiến trình này.
Cho dù họ có thể đối thoại với các con của họ nhưng những cuộc đối thoại đó bị hạn chế ở mức độ không thể giúp cho đứa trẻ tìm hiểu những cảm xúc và biết được sự phức tạp của xã hội.
Trong những năm tiền học đường, sự phát triển liên tục của tính độc lập và cá biệt được đặt vào bối cảnh học tập điều đúng và điều sai. Trẻ ở độ tuổi này phát triển nhiều về ý nghĩa nên làm cái gì và cái gì có thể chấp nhận được như là hành vi phù
hợp xã hội. Cùng với sự phát triển này là sự phát triển lòng tự trọng của đứa trẻ và ước muốn làm vừa lòng người khác. Cách thức mà đứa bé đánh giá và xem xét về mình sẽ được nối kết với cách mà trẻ được người khác đánh giá và xem xét. Trong giai đoạn tiền học đường, trẻ em ý thức không những về giá trị đặt lên trên chúng mà còn về vai trò mà trẻ phải đóng để làm vừa lòng người lớn và đạt được sự tán thành của họ.
Khi trẻ thấy rằng bất cứ điều gì mà trẻ làm đều không có được sự tán thành của cha mẹ thì trẻ coi những hành vi đó của cha mẹ là hành vi thích hợp, cần thiết để trẻ sử dụng ứng phó với bạn bè đồng trang lứa.
Điều thường bị bỏ quên là tầm quan trọng của nhóm bạn đồng trang lứa và quan hệ giữa anh chị của trẻ trong độ tuổi này. Tác phẩm của Dunn (1993) đã cho thấy sự phức tạp của mối quan hệ giữa trẻ em và ở chừng mực nào đó đã thách thức mối quan hệ gắn bó với cha mẹ. Nó cũng cho nhân viên xã hội thấy rằng khi làm việc với trẻ em điều quan trọng là hiểu biết vai trò của bạn bè và anh chị của trẻ đối với trẻ.
Sau cùng, điều quan trọng là làm sáng tỏ 3 thành tố thường có ở độ tuổi này : chỉ coi trọng bản thân mình, quyền năng tuyệt đối và suy nghĩ hão huyền. Bởi vì khả năng thấu cảm và hiểu biết về xã hội của trẻ em còn bé nên Dunn và các nhà nghiên cứu khác đã đặt vấn đề về khái niệm của Piaget là trẻ em còn nhỏ bẩm sinh chỉ biết có mình. Tuy nhiên, điều này có vẻ có ích để phân biệt khả năng của đứa trẻ hiểu rằng người khác có quan điểm của riêng của họ và khả năng của đứa trẻ biết xem xét quan điểm của người khác để đánh giá hành động của họ. Như đã nêu ở trên, trẻ em sống với những cha mẹ chỉ cư xử bất ngờ, thiếu kiên định và hiếm khi chia sẻ những cảm xúc của họ với con thì không thể dạy con trẻ cách để hiểu được suy nghĩ của người khác. Đôi khi đứa trẻ chỉ học dự đoán phản ứng của cha mẹ, như nhiều trẻ bị ngược đãi học cách để tránh bị tổn thương thêm. Tuy nhiên, điều này không giúp đứa trẻ phát triển những đáp ứng có tính xây dựng đối với những người lớn khác hay trẻ em khác. Hơn nữa, nếu một đứa trẻ lo lắng bận bịu với việc tìm cách để nhu cầu
của trẻ được đáp ứng thì trẻ không thể quan tâm đến hoặc xem trọng quan điểm hay cảm xúc của người khác trong hành vi của trẻ. Trong ý nghĩa này, thậm chí khi đứa trẻ có khả năng nhận thức để hiểu cảm xúc của người khác, thì trẻ cũng tự kỹ theo nghĩa rộng hơn là không thể chuyển dịch thành hành động một cách tình cảm được.
Trẻ có thể tấn công trẻ gái và lấy đồ chơi của trẻ gái dù trẻ biết rằng điều đó làm trẻ gái đau đớn và đồ chơi quan trọng đối với trẻ gái.
Đó cũng chính là trường hợp mà những trẻ đối diện với những tình huống căng thẳng thường xem trọng bản thân mình tức là tự xem mình có trách nhiệm đối với những gì xảy ra với trẻ. Cảm xúc quyền năng tuyệt đối này, thường được liên hệ với cái được biết là “suy nghĩ hão huyền”, có thể đặc biệt tràn ngập đối với những trẻ ở tuổi từ 4 đến 7 hay 8 đang cố gắng để hiểu thế giới của riêng chúng (Jewett 1994).
Nhân viên xã hội cần cảnh giác với những cách mà trẻ em tự cho là mình có lỗi đối với việc ly dị của cha mẹ, đối với bệnh tật của cha mẹ và đối với sự ngược đãi mà các trẻ đã trải qua.Thí dụ :Cha bệnh và đi nằm bệnh viện vì con nghịch ngợm.Trong cuộc điều tra về cái chết của Sukina, 5 tuổi, báo cáo nói về sự kiện ngay trước khi bất tỉnh vì bị hành hung trẻ đã nói “con xin lỗi cha” (Stone 1991). Đứa trẻ mỉm cười để làm nguôi giận người cha / mẹ có hành vi không thể đoán trước hoặc đứa trẻ tự trách mình vì sự cư xử tệ hại.
Suy nghĩ hão huyền cũng có thể được nối kết với khuynh hướng dành cho đứa trẻ ở tuổi tiền học đường có cuộc sống tưởng tượng mạnh mẽ. Sợ bóng tối là nỗi sợ thông thường nhất đối với trẻ ở độ tuổi này, và những ý nghĩa về quái vật hay hình ảnh độc ác tồi tệ có thể là đặc điểm hoàn toàn mạnh mẻ. Điều này có thể được bộc lộ bằng sự ám ảnh của đứa trẻ với những nhân vật cụ thể từ những phim kinh dị. Đối với một số trẻ em, tưởng tượng về điều tồi tệ cũng có thể được liên hệ với người lớn có tính đe dọa nhưng cũng có thể được liên hệ với cảm nhận của chúng về khả năng gây hại của họ.
Tóm lại :
• Trẻ em ở tuổi tiền học đường đang chuẩn bị một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển cảm xúc của chúng. Cách thức trẻ quan hệ tới những hình ảnh gắn bó, ứng phó với sự lo lắng về sự xa cách như thế nào, quan hệ với các trẻ lớn hơn, với nhân viên xã hội ra sao, sẽ truyền đạt tất cả các thông tin về những lĩnh vực an sinh về tình cảm của chúng.
• Trẻ em ở tuổi tiền học đường ở nơi nào mà chúng có được những kinh nghiệm tích cực về vai trò làm cha mẹ thì chúng cũng sẽ phát triển được ý nghĩa bản thân tốt đẹp và có mức độ tự trọng thỏa đáng. Đây là giai đoạn học hỏi, say mê và quan tâm đến thế giới. Ở nơi nào có sự gắn bó không an toàn trẻ em có thể bày tỏ sự tránh né hay mâu thuẫn, lo âu nhất là xa cách. Chúng sẽ chứng tỏ sự thiếu tự tin trong tình huống mới hay trong giải quyết những công việc không quen thuộc.
• Trẻ em nào trải qua kinh nghiệm với cha mẹ biết kích thích, biết đáp ứng và có thể đoán trước được cách cư xử một cách hợp lý sẽ phát triển khả năng vui chơi và giao tiếp bằng cách sử dụng ngôn ngữ. Trẻ em nào chưa có được kinh nghiệm này có thể cần được giúp thêm để trao đổi cảm xúc của chúng.
• Vấn đề an toàn và cảm xúc vẫn còn được bàn luận. Trẻ em được hiểu biết về những ranh giới rõ ràng sẽ học được cách sống trong những quy chuẩn của gia đình chúng và trong chừng mực nào đó ở thế giới bên ngoài. Cha mẹ mà không sẵn sàng, không biết trước được cách cư xử hoặc là từ chối thì trẻ có thể cảm thấy và có thể trở nên không quản lý được nữa. Mức độ lo lắng cao và hành vi phóng ngoại phát sinh ở trẻ em sẽ tạo cho trẻ sự khó khăn. Nó cũng có thể làm cho trẻ khó nói lên cảm xúc của chúng.
• Ngay chính những trẻ ở tuổi tiền học đường bị rối loạn và dễ tổn thương cần được lắng nghe và có thể cần được giúp đỡ để trao đổi. Có thể nhận ra rất khó mà hiểu được hoàn cảnh của các trẻ, cả về nhận thức lẫn cảm xúc. Sự trộn lẫn phức tạp giữa lo lắng, tưởng tượng và ý tưởng thần bí, cộng với loại hình giao tiếp
rộng rãi bằng lời và không bằng lời ở tuổi này, đã có tác động đến những kỹ năng cần thiết nhằm biết được mơ ước và cảm xúc của đứa trẻ.